Việt Nam-điểm đến đầu tư hấp dẫn nhà đầu tư dệt may Đài Loan (Trung Quốc)
Đây là nhận định của các chuyên gia tại diễn đàn hợp tác công nghiệp Việt Nam - Đài Loan (Trung Quốc) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Liên đoàn Công nghiệp Đài Loan tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh chiều 2/7.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết, tính đến nay, tổng vốn đầu tư trực tiếp của Đài Loan vào Việt Nam đã đạt hơn 31 tỷ USD và nếu tính cả đầu tư gián tiếp thì giá trị đầu tư đạt gần 50 tỷ USD. Điều đặc biệt là hầu hết các doanh nghiệp Đài Loan đều đầu tư vào sản xuất và công nghiệp chế biến, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam, nhất là các ngành dệt may, da giày... Theo ông Vũ Tiến Lộc, Việt Nam đang trong quá trình tái cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả, hàm lượng giá trị gia tăng, ứng dụng khoa học công nghệ và thân thiện hơn với môi trường. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tích cực hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới thông qua các hiệp định thương mại tự do.Đặc biệt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đang tạo ra sức hút đặc biệt với các nhà đầu tư nước ngoài; trong đó, có các nhà đầu tư từ Đài Loan.
Tuy nhiên, phần lớn nguồn vốn đang tập trung vào lĩnh vực lắp ráp các công đoạn cuối mà chưa chú trọng tới phát triển chuỗi cung ứng và ngành phụ trợ. Điều này chỉ tạo ra lợi thế cạnh tranh trong ngắn hạn mà không thiết lập được mạng lưới sản xuất cũng như nền tảng phát triển bền vững cho cộng đồng doanh nghiệp. Với làn sóng đầu tư FDI xuất phát từ hiệu ứng của các hiệp định thương mại tự do mới, Việt Nam sẽ ưu tiên nhà đầu tư nước ngoài có ứng dụng công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn, thân thiện với môi trường hơn và liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp Việt.Do đó, Việt Nam mong muốn cộng đồng doanh nghiệp Đài Loan sẽ đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu phát triển sản phẩm, công nghiệp phụ trợ cũng như hỗ trợ doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu - ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.
Ông Vương Văn Uyên, Chủ tịch Tổng hội Công nghiệp Đài Loan nhận định, kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 6 -7%/năm. Cùng với quá trình hội nhập, Việt Nam đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn nhiều doanh nghiệp nước ngoài và cũng là mục tiêu hướng đến trong chiến lược mở rộng phát triển về hướng Nam của Đài Loan trong những năm gần đây.
Thế mạnh của Đài Loan là công nghiệp dệt may, da giày, các ngành phụ trợ. Đó là những lĩnh vực mà doanh nghiệp Đài Loan mong muốn đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới.
Hợp tác phát triển chuỗi cung ứng dệt may là lĩnh vực được cả doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan đặc biệt quan tâm hiện nay. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, nhiều năm qua, cộng đồng doanh nghiệp Đài Loan đóng góp rất tích cực vào kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Trong bối cảnh dệt may Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội tăng trưởng nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức về năng lực cung ứng nội địa, Hiệp hội doanh nghiệp dệt may Việt Nam mong muốn sớm thiết lập kênh trao đổi thông tin với các doanh nghiệp dệt may Đài Loan đang đầu tư tại Việt Nam nhằm kết nối nguồn cung nguyên phụ liệu vào chuỗi sản xuất may mặc của Việt Nam. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng mong muốn phía Đài Loan đẩy mạnh đầu tư vào các công đoạn sợi, dệt, nhuộm để bổ sung sự thiếu hụt về nguồn cung nguyên phụ liệu. Từ đó, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam, đáp ứng quy tắc xuất xứ của các hiệp định thương mại tự do, thúc đẩy xuất khẩu, mang lại lợi ích cho cả hai bên. Trong khi đó, ông Zhan Zhengtian, Chủ tịch Hiệp hội phát triển công nghiệp dệt may Đài Loan chia sẻ, Việt Nam đang là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhiều nhà đầu tư trong ngành dệt may của Đài Loan. Hiện nay, Việt Nam đang là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Đài Loan với giá trị xuất khẩu đạt hơn 2 tỷ USD mỗi năm, chủ yếu là nguyên liệu sợi, vải. Trong bối cảnh nhu cầu nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam gia tăng thì đó chính là cơ hội để các doanh nghiệp Đài Loan đẩy mạnh đầu tư và liên kết với doanh nghiệp nội địa nhằm phát triển chuỗi cung ứng.Ngoài việc đầu tư vào sản xuất nguyên phụ liệu, Đài Loan cũng có thể hỗ trợ Việt Nam phát triển kỹ thuật, công nghệ dệt, nhuộm và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho ngành thiết kế thời trang, phát triển sản phẩm. Từ đó, nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng cho hàng dệt may của Việt Nam trong thời gian tới./.
Xem thêm:
>>Bamboo Airways chính thức khai thác đường bay đến Đài Loan (Trung Quốc)
>>Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tiếp Phó Chủ tịch Tập đoàn Compal
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Vietjet Air khai trương đường bay quốc tế Nha Trang – Đài Bắc (Đài Loan – Trung Quốc)
14:50' - 03/04/2019
Đường bay Nha Trang - Đài Bắc được khai thác hai chuyến khứ hồi vào thứ Tư và thứ Bảy hàng tuần từ ngày 3/4/2019, thời gian bay mỗi chặng khoảng 3 tiếng.
-
Kinh tế & Xã hội
Phạt tới 33.000 USD nếu công dân Việt mang thịt lợn nhập cảnh vào Đài Loan
18:19' - 03/03/2019
Từ 0 giờ ngày 20/2/2019, tất cả các du khách xuất cảnh từ Việt Nam khi nhập cảnh Đài Loan (Trung Quốc), nếu bị phát hiện mang theo các chế phẩm từ thịt lợn sẽ bị phạt hành chính lên tới 33.000 USD.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều lao động Việt thương vong trong vụ hỏa hoạn ở Đài Loan, Trung Quốc
14:48' - 08/02/2019
Một vụ hoả hoạn đã xảy ra tại tầng 2 nhà kho của công ty Kerry TJ Logistics vào sáng 6/2/2019 khi có 6 lao động Việt Nam đang làm việc.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Các công ty Đức đầu tư cho R&D nhiều hơn bao giờ hết
10:27'
Các công ty Đức đã đầu tư 88,7 tỷ euro (93,61 tỷ USD) cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong nội bộ công ty, trong năm 2023, tăng 8,4% so với năm 2022, và là mức kỷ lục mới.
-
Doanh nghiệp
Công bố 100 doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam 2024
21:24' - 29/11/2024
Cải tiến đáng chú ý nhất trong Bộ chỉ số CSI 2024 là chia hệ thống đánh giá doanh nghiệp theo 3 lĩnh vực: sản xuất, thương mại-dịch vụ và hỗn hợp.
-
Doanh nghiệp
Bảo đảm sự an toàn môi trường kinh doanh thương mại điện tử
16:24' - 29/11/2024
Các nền tảng thương mại điện tử đã kết nối hàng triệu người tiêu dùng và doanh nghiệp, mở ra cơ hội mới nhưng cũng kéo theo không ít thách thức.
-
Doanh nghiệp
Ký kết thỏa thuận phối hợp kết nối cung cầu, quảng bá tiêu thụ sản phẩm tiêu biểu
13:26' - 29/11/2024
Tại hội nghị kết nối cung – cầu, Liên minh Hợp tác xã 12 tỉnh, thành phố đã ký kết thỏa thuận phối hợp về kết nối cung cầu, quảng bá giới thiệu tiêu thụ sản phẩm tiêu biểu.
-
Doanh nghiệp
EU thông qua vụ sáp nhập hai hãng hàng không hàng đầu Hàn Quốc
08:54' - 29/11/2024
Hãng hàng không Korean Air Co. của Hàn Quốc ngày 28/11 cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đã phê chuẩn thỏa thuận cho phép hãng này sáp nhập với đối thủ Asian Airlines Inc cũng của Hàn Quốc.
-
Doanh nghiệp
Bắc Giang phê duyệt chủ trương đầu tư dự án truyền tải gần 490 tỷ đồng
08:18' - 29/11/2024
Dự án sau khi hoàn thành đáp ứng nhu cấp cung cấp điện cho các phụ tải tỉnh Bắc Giang nói chung và các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Yên Dũng nói riêng.
-
Doanh nghiệp
SCG mở rộng sản xuất xi măng các bon thấp và công bố nhận diện mới cho STARMAX
15:24' - 28/11/2024
Tập đoàn chuyên về vật liệu xây dựng SCG của Thái Lan đã mở rộng sản xuất dòng xi măng các bon thấp (SCG Low Carbon) tại tỉnh Đồng Nai, đồng thời công bố nhận diện thương hiệu mới của xi măng STARMAX.
-
Doanh nghiệp
Apple gần như dậm chân tại chỗ khi thị trường smartphone toàn cầu phục hồi
15:10' - 28/11/2024
Doanh số điện thoại thông minh (smartphone) toàn cầu đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2024 sau hai năm sụt giảm liên tiếp. Tuy nhiên, Apple Inc. lại gần như dậm chân tại chỗ.
-
Doanh nghiệp
Hyundai Motor ra mắt robot đeo hỗ trợ sức mạnh cơ bắp cho công nhân
14:34' - 28/11/2024
Hãng sản xuất ô tô hàng đầu Hàn Quốc Hyundai Motor đã giới thiệu thiết bị robot đeo người, giúp tăng cường hiệu quả làm việc và giảm nguy cơ chấn thương xương khớp cho công nhân nhà máy.