Việt Nam gần như xuất siêu tuyệt đối sang thị trường châu Phi
Chiều 21/7, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức hội thảo trực tuyến xúc tiến thương mại sang thị trường châu Phi với chủ đề "Châu Phi - điểm đến hứa hẹn cho hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam" theo hình thức trực tuyến.
Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết: Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với tất cả 54 quốc gia ở khu vực châu Phi; trao đổi thương mại hai chiều đã có mức tăng trưởng khả quan trong những năm qua.
Năm 2020, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và châu Phi đạt 6,7 tỷ USD. Hợp tác nông nghiệp, năng lượng, giao thông và chuyên gia đang là những lĩnh vực có nhiều chuyển biến trong hợp tác giữa Việt Nam và các nước khu vực châu Phi.
Với quy mô dân số khoảng 1,3 tỷ người, đặc biệt có nhu cầu nhập khẩu cao nhiều loại mặt hàng phù hợp với hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, châu Phi thực sự là khối thị trường mang lại cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam.
Theo ông Lê Hoàng Tài, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực châu Phi ngày càng đa dạng. Ngoài các mặt hàng như: nông sản, dệt may, da giày đã có thêm những mặt hàng công nghiệp có giá trị gia tăng cao như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại di động, máy móc, thiết bị phụ tùng ...
Cùng với đó, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện nhờ xu thế hòa bình và tăng cường liên kết khu vực nên dư địa để mở rộng hợp tác song phương là rất lớn.
“Đây là dịp để các tổ chức hỗ trợ, tư vấn kinh doanh và các doanh nghiệp tăng cường trao đổi, hiểu rõ hơn về tiềm năng, cũng như các cơ hội, thách thức và những điều cần lưu ý khi hợp tác thương mại với khối thị trường châu Phi. Qua đó, doanh nghiệp cùng chia sẻ kinh nghiệm và tìm ra những giải pháp hiệu quả. Từ đó, tiếp tục góp phần vào sự tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia khu vực”, ông Lê Hoàng Tài nhấn mạnh.
Phân tích tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và châu Phi trong thời gian vừa qua, bà Nguyễn Minh Phương, Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương) cho hay, từ năm 2017 đến hết năm 2020, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang khu vực này luôn tăng trưởng.
Đáng lưu ý, Việt Nam gần như xuất siêu tuyệt đối sang thị trường khu vực này; trong đó, Nam Phi là thị trường xuất khẩu chính với kim ngạch năm 2020 đạt 681 triệu USD, tiếp đến là Ai Cập, Ghana, Côte d’Ivoire.
Theo bà Nguyễn Minh Phương, nhiều yếu tố thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam hợp tác đầu tư sản xuất và xuất khẩu sang thị trường khối châu Phi. Hơn nữa, Việt Nam và các nước trong khối đã có quan hệ hợp tác kinh tế. Hiện đã có chuyên gia Việt Nam sang các nước châu Phi hỗ trợ phát triển trong một số lĩnh vực.
Châu Phi cũng là thị trường có nhu cầu lớn với nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam; nguồn lao động và tài nguyên dồi dào nên thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp hợp tác trong lĩnh vực thương mại.
Nhận định về các mặt hàng tiềm năng mà thị trường châu Phi có nhu cầu lớn, ông Cao Minh Tú, Vụ Thị trường châu Á- châu Phi nhấn mạnh: nhóm hàng nông sản là ưu tiên hàng đầu; trong đó, năm 2020 châu Phi nhập khẩu gạo từ Việt Nam với trị giá 596,1 triệu USD.
Nhu cầu về mặt hàng này ngày một tăng, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, vấn đề đảm bảo an ninh lượng thực được Chính phủ các nước châu Phi đặt lên hàng đầu. Tiếp đến là mặt hàng cà phê, hạt tiêu với nhu cầu tiêu dùng lớn trong khi sản xuất nội khối của châu Phi không đáp ứng đủ.
Về mặt hàng thuỷ sản, nhất là các loại cá nước ngọt ngày càng được người dân châu Phi ưa dùng do thay đổi thói quen tiêu dùng thịt sang các loại thuỷ sản. Hơn nữa, năng lực đánh bắt nuôi trồng một số loại thuỷ sản của các nước trong khối không cao.
Ngoài ra, nhóm hàng tiêu dùng như: dệt may, giày dép cũng còn nhiều dư địa xuất khẩu sang châu Phi, do thu nhập của người dân được cải thiện, gu thẩm mỹ và sở thích thời trang đa dạng.
Bên cạnh hai nhóm hàng trên, nhóm hàng thiết bị và vật tư y tế, xe máy và linh kiện, phụ tùng, máy phát điện, máy bơm nước là những mặt hàng có khả năng xuất khẩu thành công sang châu Phi.
Dù tiềm năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường châu Phi được đánh giá còn lớn, nhưng các chuyên gia cũng như đại diện thương vụ Việt Nam tại nhiều quốc gia châu Phi khuyến cáo, doanh nghiệp Việt Nam cần thận trọng trong giao thương với đối tác châu Phi bởi tình trạng lừa đảo trong giao dịch đã xảy ra.
Đáng lưu ý, đối tượng chấp nhận bất cứ giá chào hàng nhập khẩu nào từ doanh nghiệp Việt Nam, hoặc đối tượng chào hàng xuất khẩu sang Việt Nam với giá thấp sau đó yêu cầu trả 1 khoản phí, đặt cọc rồi chiếm dụng…
Theo đó, trước khi giao dịch, doanh nghiệp cần liên hệ với hệ thống thương vụ Việt Nam tại châu Phi nhờ hỗ trợ xác minh rõ ràng đối tác, đủ tin cậy mới tiến hành giao dịch. Mặt khác, trong hợp tác với doanh nghiệp châu Phi, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm tới tập quán kinh doanh, thời gian, đặc biệt là ngôn ngữ để có thể điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Lạng Sơn kết nối xúc tiến thương mại các loại nông sản
12:40' - 19/07/2021
Ngày 19/7, tại huyện Chi Lăng, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị trực tuyến xúc tiến thương mại sản phẩm na Chi Lăng và sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) tỉnh Lạng Sơn năm 2021.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ xúc tiến thương mại quốc tế Vietnam Expo lần thứ 30
16:08' - 09/04/2021
Hội chợ xúc tiến thương mại quốc tế (Vietnam Expo) lần thứ 30 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 14 -17/4 tại Trung tâm triển lãm Quốc tế I.C.E, 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Xúc tiến thương mại những mặt hàng nông nghiệp đặc sản
13:03' - 19/01/2021
Năm 2021, tỉnh Tiền Giang tập trung đẩy mạnh xúc tiến thương mại nội địa, phấn đấu đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 70.500 tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất nhiều giải pháp về hợp tác thương mại Việt Nam-Trung Quốc
14:22'
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị tỉnh Vân Nam nhanh chóng khôi phục hoàn toàn hoạt động của các cửa khẩu lối mở giữa Việt Nam – Vân Nam, tăng thời gian thông quan tại các cửa khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục “thẻ vàng” IUU: Ninh Thuận giám sát chặt hoạt động tàu cá
14:03'
Ninh Thuận đang quyết liệt triển khai các giải pháp giám sát, kiểm soát hoạt động của tàu cá, thực thi pháp luật và truy xuất nguồn gốc thủy sản để cùng cả nước khắc phục “thẻ vàng” IUU.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Lê Triệu Dũng được bổ nhiệm làm Chủ tịch Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia
13:23'
Sáng 29/3, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định số 03/2023/NĐ-CP và Quyết định của Thủ tướng về công tác cán bộ của Ủy Ban Cạnh tranh Quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai gia hạn cải tạo đất nông nghiệp phục vụ cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây
13:14'
UBND tỉnh Đồng Nai vừa chấp thuận gia hạn 4 dự án cải tạo đất nông nghiệp (thuộc huyện Xuân Lộc và Cẩm Mỹ) kết hợp thu hồi vật liệu san lấp chỉ để phục vụ xây dựng cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê: Kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại những khó khăn, thách thức
13:10'
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới hiện nay, kinh tế quý II/2023 Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng bứt phá nhưng sẽ cải thiện hơn so với quý I/2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Thuận khai thác hải sản gắn với phòng, chống khai thác IUU
11:30'
Từ đầu năm đến nay, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là tình hình thời tiết diễn biến không thuận lợi nhưng ngư dân Bình Thuận vẫn nỗ lực vươn khơi, bám biển.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang ước xuất siêu gần 237 triệu USD
11:16'
Giám đốc Sở Công Thương An Giang Nguyễn Minh Hùng cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của tỉnh ước đạt 333,6 triệu USD, tăng 7,78% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 600.000 m3 đất đắp còn thiếu tại cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây được khơi thông
10:41'
Chủ đầu tư kiến nghị cho phép nhà thầu được tiếp tục thực hiện cải tạo cao độ nền ngay tại các vị trí nhà thầu đề xuất gia hạn để lấy đất phục vụ dự án trong thời gian chờ thủ tục gia hạn mỏ đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý I/2023, CPI của cả nước tăng 4,18%
10:39'
So với tháng 12/2022, CPI tháng Ba tăng 0,74% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,35%. Tính chung quý I/2023, CPI tăng 4,18% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 5,01%.