Việt Nam – Hàn Quốc bàn giải pháp thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư
Phát biểu tại kỳ họp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nguyễn Thế Phương cho biết, mục tiêu của kỳ họp lần này là rà soát tình hình hợp tác giữa 2 nước trong các lĩnh vực từ Kỳ họp lần thứ 14 tháng 7/2015 tới nay; đồng thời, đề ra phương hướng hợp tác trong thời gian tới.
Cụ thể, hai bên đã trao đổi về tình hình và giải pháp thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực: thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển, lao động, môi trường, đất đai, năng lượng, cơ sở hạ tầng, nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài chính- ngân hàng… và tham gia của hai nước trong các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, ông Lee Tae – ho nhấn mạnh, Việt Nam là đối tác hàng đầu được Hàn Quốc cung cấp ODA. Từ năm 2014, Hàn Quốc trở thành đối tác đứng đầu Việt Nam với phạm vi hợp tác không chỉ kinh tế mà còn văn hóa, chính trị. Đối với viện trợ không hoàn lại, từ năm 1993 tới nay, Hàn Quốc đã cấp cho Việt Nam hơn 200 triệu USD chủ yếu qua phương thức dự án truyền thống cho các lĩnh vực: cải cách hành chính; phát triển nguồn nhân lực; biến đổi khí hậu; xóa đói giảm nghèo; công nghệ thông tin; khoa học công nghệ; phát triển đô thị… Đối với vốn vay ưu đãi, tới nay Hàn Quốc đã cam kết cung cấp cho Việt Nam gần 3 tỷ USD, chủ yếu trong lĩnh vực giao thông, y tế, cấp thoát nước.Hiện nay, hai bên đang đàm phán để ký kết Hiệp định tín dụng khung cho giai đoạn 2016-2020 với quy mô dự kiến khoảng 1,5 tỷ USD. Ngoài viện trợ theo kênh thông thường, hai bên còn triển khai hợp tác tài chính với tổng quy mô vốn 12 tỷ USD từ các nguồn tín dụng khác nhau.
Về hợp tác đầu tư, Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam . Tính đến nay, Hàn Quốc có khoảng 5.500 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 50 tỷ USD, đứng thứ nhất trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.Doanh nghiệp FDI Hàn Quốc là thành phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, sử dụng khoảng 700 nghìn lao động và đóng góp khoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu Việt Nam. FDI của Hàn Quốc chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và chiếm 84% tổng vốn đăng ký; xây dựng; kinh doanh bất động sản…
Trong khi đó, Việt Nam có 19 dự án đầu tư sang Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư 14,4 triệu USD. Các dự án đều có quy mô nhỏ chủ yếu trên lĩnh vực dịch vụ, thương mại.
Về hợp tác thương mại, Hàn Quốc có vị trí quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam . Hai nước đã ký Hiệp định Thương mại tự do song phương năm 2015 và mục tiêu phấn đấu trao đổi thương mại 70 tỷ USD vào năm 2020.Năm 2015, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam (sau Trung Quốc và Hoa Kỳ) với tổng kim ngạch giữa 2 nước đạt 36,6 tỷ USD; trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt giá trị 8,9 tỷ USD, nhập khẩu là 27,6 tỷ USD.
Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Hàn Quốc là hàng điện tử; điện thoại; vải; nguyên liệu; sắt thép; máy móc thiết bị… Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc chủ yếu là sản phẩm dệt may và sợi, thủy sản, dầu thô, phương tiện vận tải, gỗ và sản phẩm gỗ…
Về hợp tác lao động, Hàn Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của Việt Nam . Việt Nam đã đưa sang Hàn Quốc khoảng 54.000 lao động. Tại kỳ họp, bên cạnh những lĩnh vực lớn, hai nước cũng trao đổi về các hoạt động hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác như năng lượng, xây dựng, phát triển hạ tầng, tài chính – ngân hàng, nông nghiệp, tài nguyên môi trường, khoa học công nghệ …/.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn FDI đăng ký tăng gần 47%
18:57' - 28/07/2016
Tính từ đầu năm đến ngày 20/7, tổng vốn đăng ký của các dự án FDI cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 12.940 triệu USD, tăng 46,9% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam phát triển giao thông vận tải
17:45' - 14/06/2016
Các chương trình hợp tác; trong đó có hợp tác về giao thông giữa hai nước đã góp phần đáng kể cải thiện hệ thống giao thông tại Việt Nam
-
Tài chính
Đối thoại chính sách Việt Nam-Hàn Quốc về vốn vay ODA
17:55' - 08/06/2016
Chiều 8/6, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức cuộc họp Đối thoại chính sách Việt Nam- Hàn Quốc về vốn vay ODA.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt - Hàn ký lại chương trình tiếp nhận lao động
15:17' - 17/05/2016
Bản ghi nhớ bình thường về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (EPS)
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xin ý kiến Ban Bí thư về Đề án xây dựng cơ chế, chính sách thí điểm phát triển Khu kinh tế Vân Đồn
12:30'
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã thống nhất trình xin ý kiến Ban Bí thư về Đề án xây dựng cơ chế, chính sách thí điểm phát triển Khu kinh tế Vân Đồn.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại tá Nguyễn Quang Vinh được bổ nhiệm Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang
12:05'
Ngày 17/2, tại Bắc Giang, Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Quang Vinh giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Phó Chủ tịch Tập đoàn IC ICTAS
12:04'
Sáng 17/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Reha Denemec, Phó Chủ tịch Tập đoàn IC ICTAS - Tổng thầu đứng đầu Liên danh nhà thầu VIETUR, thực hiện gói thầu 5.10 của dự án sân bay Long Thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Huỳnh Thành Đạt giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương
11:52'
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt được điều động, phân công giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tín hiệu khả quan thu hút đầu tư FDI tại vùng Đông Nam Bộ
10:21'
Từ đầu năm 2025 đến nay, UBND tỉnh Bình Dương đã trao chấp thuận chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư cho 7 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn gần 1 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.