Việt Nam – Hàn Quốc phấn đấu đạt kim ngạch thương mại 100 tỷ USD vào năm 2023
Từ ngày 10-11/12/2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Sung Yunmo đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 10 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam – Hàn Quốc về hợp tác năng lượng, công nghiệp và thương mại và Kỳ họp lần thứ 4 Uỷ ban hỗn hợp thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) tại Hà Nội.
Tại Kỳ họp lần thứ 10 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam-Hàn Quốc, hai Bộ trưởng đã trao đổi các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, đảm bảo duy trì, không gián đoạn và thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp và năng lượng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu cũng như kinh tế của cả Hàn Quốc và Việt Nam.
Hai Bộ trưởng đã thống nhất thông qua và tiến tới ký kết Kế hoạch hành động triển khai mục tiêu kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Hàn Quốc đạt 100 tỷ USD theo hướng cân bằng hơn vào năm 2023.
Bản kế hoạch hành động nói trên có ý nghĩa quan trọng, đưa ra các hoạt động chi tiết và lộ trình thực hiện cụ thể cho các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và năng lượng trong các năm tiếp theo dựa trên 4 định hướng chính.
Cụ thể, là đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam; hỗ trợ các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam tiếp tục duy trì và nâng cao giá trị xuất khẩu sang Hàn Quốc; hỗ trợ và nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc các mặt hàng tiềm năng như dệt may, giầy dép, đồ gỗ, nông thủy sản và thực phẩm chế biến.
Đồng thời, tăng cường chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật từ Hàn Quốc để nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp ô tô, dệt may, hóa chất, cơ khí - chế tạo và linh kiện của Việt Nam. Từ đó, tạo năng lực cạnh tranh thúc đẩy xuất khẩu trở lại Hàn Quốc và xuất khẩu sang các nước khác.
Trong lĩnh vực công nghiệp, hai Bộ trưởng đã thảo luận, thống nhất các hoạt động thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường kết nối đầu tư, giao thương đặc biệt trong lĩnh vực ô tô, cơ khí, điện tử, dệt may. Điều này nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất, tạo cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Hàn Quốc cũng như toàn cầu. Cùng đó, hỗ trợ doanh nghiệp hai bên tận dụng hiệu quả lợi ích của các FTA mà Việt Nam và Hàn Quốc tham gia ký kết.
Trong lĩnh vực năng lượng, các nội dung hợp tác thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc trong các lĩnh vực phát triển các nhà máy điện LNG và năng lượng tái tạo, cũng như các hoạt động hợp tác nâng cao hiệu quả, an toàn năng lượng và hợp tác nghiên cứu khoa học để phục vụ cho việc phát triển ngành năng lượng Việt Nam được hai Bộ trưởng thảo luận và thống nhất tại kỳ họp.
Đối với lĩnh vực thương mại, hai Bộ trưởng thảo luận về giải pháp giúp mở rộng quy mô thương mại song phương cũng như tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại giữa hai nước cũng như thúc đẩy mở cửa thị trường cho các loại nông sản, giải quyết các vấn đề kỹ thuật ảnh hưởng đến việc xuất nhập khẩu giữa hai bên; hạn chế áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, bảo vệ sở hữu trí tuệ và chống hàng giả, phát triển hạ tầng logistics và phân phối...
Đặc biệt, nếu kịp hoàn thành thủ tục trong nước, hai Bên sẽ ký kết Thư trao đổi về việc triển khai điều khoản cộng gộp xuất xứ nguyên liệu dệt may giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU. Từ đó, tiến tới sớm ban hành các hướng dẫn giúp các doanh nghiệp hai bên tận dụng nguồn nguyên liệu dệt may chất lượng cao nhập khẩu từ Hàn Quốc, phục vụ sản xuất, xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam đi các nước thuộc Liên minh châu Âu.
Tại kỳ họp lần thứ 4 của Uỷ ban thực thi Hiệp định VKFTA, hai Bộ trưởng trao đổi các nội dung hợp tác trong lĩnh vực như hải quan và xuất xứ hàng hóa, kiểm dịch động thực vật, hàng rào kỹ thuật thương mại, phòng vệ thương mại, hợp tác kinh tế, dịch vụ, đầu tư..... Từ đó, tháo gỡ các khó khăn, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc thực thi và tận dụng tối đa những lợi ích mà Hiệp định VKFTA mang lại.
Một trong những nội dung nổi bật tại Kỳ họp lần này là việc hai Bên hợp tác chặt chẽ sớm hoàn thành việc xây dựng Hệ thống trao đổi dữ liệu xuất xứ điện tử (WG-EODES) trong khuôn khổ Hiệp định VKFTA với mục tiêu giảm thời gian, chi phí thông quan cho hàng hóa giữa hai bên./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Vương quốc Anh ra tuyên bố chung kết thúc đàm phán Hiệp định UKVFTA
16:44' - 11/12/2020
Việt Nam và Vương quốc Anh sẽ tiếp tục phối hợp tích cực để ký chính thức Hiệp định UKVFTA nhằm đưa hiệp định vào thực thi ngay đầu năm sau, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và người dân 2 nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp trù bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam
10:09'
Sáng 25/1, 1.587 đại biểu, đại diện cho hơn 5,1 triệu đảng viên trong cả nước dự Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp phiên trù bị tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiền Giang: Trên 34,5 tỷ đồng mở rộng vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao
10:05'
Trong năm 2021, tỉnh Tiền Giang đầu tư trên 34,5 tỷ đồng mở rộng diện tích canh tác lúa ứng dụng công nghệ cao lên 4.000 ha.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội XIII của Đảng: Truyền thông quốc tế đưa tin về Đại hội
09:53'
Việc tiến hành Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa quan trọng khi những thay đổi về đường lối phát triển đất nước được quyết định và thực hiện trong ít nhất 5 năm tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Argentina đề cao vai trò lãnh đạo quyết định của Đảng Cộng sản Việt Nam
09:49'
Phóng viên TTXVN tại Buenos Aires đã phỏng vấn Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Argentina Víctor Gorodeki Kot về vai trò lãnh đạo của Đảng và Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Các đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
08:17'
Sáng 25/1, các đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đặt hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội XIII của Đảng: Hơn 10.000 mẫu xét nghiệm lần 2 của đại biểu và khối phục vụ âm tính với SARS-CoV-2
21:21' - 24/01/2021
Theo quy định, tất cả các đại biểu tham dự Đại hội Đảng và những người phục vụ Đại hội Đảng đều phải trải qua hai lần xét nghiệm
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội XIII của Đảng: Phòng, chống tội phạm mạng và các thủ đoạn phát tán thông tin xấu, độc
14:55' - 24/01/2021
Các đối tượng lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý các Cổng thông tin điện tử chèn các thông tin xấu, độc, sai sự thật, gây hoang mang trong dư luận.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội XIII của Đảng: Người dân Thủ đô kỳ vọng tương lai đất nước phát triển rực rỡ
13:12' - 24/01/2021
Chỉ còn một ngày nữa, vào ngày 25/1/2021, tại Hà Nội sẽ diễn ra sự kiện trọng đại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác xã hỗ trợ nông dân tìm đầu ra cho sản phẩm
11:21' - 24/01/2021
Do ảnh hưởng của giá cả thị trường, những năm gần đây, cà phê được xem là cây trồng chủ lực của tỉnh Kon Tum đã không còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.