Việt Nam kêu gọi các nước tăng cường hợp tác trong lĩnh vực y tế
Theo phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ, đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương dẫn đầu và Phái đoàn Việt Nam tại Geneva tích cực phối hợp tham gia khóa họp lần thứ 77 Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA77), diễn ra từ ngày 28/5 tới 1/6.
Chia sẻ với phóng viên TTXVN bên lề khóa họp, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cho biết: “Đại dịch COVID-19 cho chúng ta thấy nhiều nước chưa chuẩn bị tốt cho quy mô dịch trên toàn cầu. Một đại dịch tiếp theo có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vì vậy từ bài học của đại dịch COVID-19, tất cả các quốc gia cần phải tăng cường năng lực, sẵn sàng chuẩn bị một cách tốt nhất với các đại dịch trong tương lai.
Các nước cũng cần hợp tác, cùng hành động để có thể đáp ứng một cách tốt nhất và giảm thiểu những mối đe dọa an ninh y tế toàn cầu, và có thể ứng phó một cách nhanh chóng và hiệu quả với tất cả những rủi ro sức khỏe có thể xảy ra. Các nước trên thế giới hiện nay gặp nhiều thách thức trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đầu tiên, đó là mối đe dọa ngày càng tăng của biến đổi khí hậu.
Chúng ta cũng biết Việt Nam là 1 trong 20 nước dễ bị tổn thương nhất về biến đổi khí hậu và tác động từ vấn đề này tới sức khỏe ngày càng tăng, do hiện tượng thời tiết cực đoan, mô hình bệnh tật thay đổi, ví dụ như dịch sốt xuất huyết xảy ra ở những địa phương trước đây chưa bao giờ có dịch.
Thứ hai là về gánh nặng bệnh tật và tử vong của các bệnh không lây nhiễm, do các nguy cơ như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia hay chế độ ăn uống không lành mạnh. Thứ ba là bất bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ y tế. Rất nhiều người không thể tiếp cận dịch vụ y tế họ cần và tại địa điểm cần, với mức chi phí có thể chi trả được.
Thứ tư, đó là nguy cơ tái bùng phát bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là những bệnh có thể dự phòng bằng vaccine. Do dịch COVID-19, nhiều nước không thể tiếp tục chương trình tiêm chủng mở rộng thông thường, dẫn đến gián đoạn và nhiều trẻ em không được tiếp cận vaccine. Có thể thấy dịch sởi bùng phát lại ở nhiều nước.
Do đó, để ứng phó với các thách thức này, các nước cần chuẩn bị sẵn sàng và cùng nhau hành động, cùng nhau hợp tác, qua đó hướng đến việc tiếp cận công bằng trong dịch vụ y tế, thuốc, vaccine hay sinh phẩm”.
Khóa họp năm nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong khuôn khổ WHA77, các nước sẽ xem xét thông qua Văn kiện quốc tế mới về đại dịch và Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) sửa đổi. Nội dung của cả hai văn kiện đều bao gồm các điều khoản về tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin, thúc đẩy khả năng tiếp cận công nghệ sản xuất và sản phẩm phòng chống dịch bệnh.
Nếu những văn kiện này được thông qua, đây sẽ là bước đột phá của hệ thống y tế toàn cầu trong công tác ngăn ngừa và ứng phó với dịch bệnh và các tình huống y tế khẩn cấp. Trong hơn 2 năm qua, quá trình đàm phán hai văn kiện này nhận được sự quan tâm và tham gia đóng góp tích cực của đông đảo các nước và tổ chức quốc tế.
Phái đoàn Việt Nam tại Geneva cũng đã theo dõi chặt chẽ hai tiến trình này, đóng góp ý kiến, góp phần phát huy tiếng nói của các nước đang phát triển cho nội dung đàm phán văn kiện.
Đánh giá về các nội dung được thảo luận tại khóa họp lần thứ 77, Đại sứ Mai Phan Dũng – Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, khẳng định rằng Đảng và chính phủ Việt Nam luôn ưu tiên chăm sóc sức khỏe người dân, và công tác phòng chống dịch của Việt Nam thời gian qua đã được bạn bè quốc tế ghi nhận.
Đại sứ Mai Phan Dũng cho biết thêm, về các văn kiện liên quan đến Điều lệ Y tế quốc tế, Việt Nam rất chủ động thực hiện và chia sẻ trách nhiệm trong những lần phòng chống đại dịch. Việt Nam cũng rất ủng hộ và đánh giá cao việc cộng đồng quốc tế có thể có những văn kiện như thỏa thuận ứng phó với đại dịch trong tương lai.
Theo Đại sức Mai Phan Dũng, một tuyên bố chính trị mạnh mẽ như vậy giúp cho cộng đồng quốc tế có thể ngăn ngừa đại dịch trong tương lai. Từ kinh nghiệm phòng chống đại dịch COVID-19 thời gian vừa qua, văn kiện nêu trên sẽ là cơ hội lớn cho các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, có thể tiếp cận dịch vụ y tế, thiết bị y tế, vaccine, sinh phẩm…. qua đó giúp tạo bước đột phá lớn trong phòng chống hiệu quả hơn các đại dịch trong tương lai, và cứu giúp nhiều người hơn, hướng đến một thế giới mạnh khỏe và bình đẳng.
- Từ khóa :
- bộ y tế
- việt nam
- y tế
- y tế việt nam
- phòng chống dịch bệnh
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
WHO hối thúc các nước đạt thỏa thuận về ứng phó dịch bệnh
21:28' - 22/05/2024
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định một thỏa thuận toàn cầu về ngăn chặn, chuẩn bị và ứng phó với dịch bệnh sẽ không ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia.
-
Kinh tế & Xã hội
Thanh Hóa: Hàng trăm tấn ngao chết không phải do dịch bệnh
16:11' - 25/12/2023
Ngày 25/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa đã thông tin về nguyên nhân khiến hàng trăm tấn ngao của bà con ngư dân xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc chết hàng loạt.
-
Doanh nghiệp
Astral Foods lỗ hơn 108 triệu USD do cắt điện và dịch bệnh
11:21' - 23/11/2023
Việc cắt điện làm gián đoạn các chương trình giết mổ và làm tăng chi phí thức ăn chăn nuôi do gà phải ở lại trang trại lâu hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Lý do khiến Ngân hàng trung ương Canada sẽ phải cắt giảm lãi suất
14:05'
Các nhà kinh tế hàng đầu Canada cho biết người tiêu dùng đã mua sắm tích trữ vào tháng 3 để đón trước mức thuế quan do Mỹ áp đặt.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Putin tái khẳng định sẵn sàng đàm phán hòa bình với Ukraine
08:15'
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo với Đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff trong cuộc gặp hôm 25/4 rằng Nga sẵn sàng nối lại đàm phán hòa bình với Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
Thống đốc BoE cảnh báo nguy cơ lạm phát nếu trả đũa thuế quan của Mỹ
13:43' - 25/04/2025
Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) Andrew Bailey ngày 24/4 cảnh báo rằng việc áp dụng các biện pháp trả đũa thuế quan chống lại Mỹ sẽ đẩy lạm phát của Anh lên cao hơn.
-
Ý kiến và Bình luận
Chiến lược thương mại toàn cầu của Mỹ
08:00' - 25/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent khẳng định việc giảm thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc là điều kiện cho các cuộc đàm phán thương mại.
-
Ý kiến và Bình luận
Viện Ifo Đức: Lòng tin kinh doanh bất ngờ được cải thiện
19:49' - 24/04/2025
Viện nghiên cứu Ifo (Đức) công bố, chỉ số môi trường kinh doanh, thước đo quan trọng nhất đối với nền kinh tế Đức, đã bất ngờ tăng lên 86,9 điểm trong tháng Tư.
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc bác thông tin đàm phán thuế quan với Mỹ
18:30' - 24/04/2025
Ngày 24/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn (Guo Jiakun) cho biết nước này chưa tổ chức tham vấn hay đàm phán với Mỹ về vấn đề liên quan đến thuế quan.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch Đảng Cộng sản Nhật Bản: Động lực thúc đẩy sự phát triển Việt Nam trong 50 năm qua
17:59' - 24/04/2025
“Nhìn vào lịch sử chung của Việt Nam trong 50 năm qua, tôi vui mừng khi thấy Việt Nam đã có những tiến bộ to lớn về tổng thể”.
-
Ý kiến và Bình luận
Điện Kremlin nêu điều kiện đạt được hòa bình ở Ukraine
08:40' - 24/04/2025
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho hay việc rút quân đội Ukraine khỏi các vùng lãnh thổ Donbass và Novorossiya của Nga là cần thiết để đạt được hòa bình tại Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Tài chính Anh cảnh báo thuế quan của Mỹ tác động với nền kinh tế
08:35' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves cảnh báo chiến tranh thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có “tác động sâu sắc” đến nền kinh tế "Xứ sở sương mù".