Việt Nam khẳng định vai trò trong APEC
Sự kiện Việt Nam lần thứ hai đảm nhận vai trò chủ nhà tổ chức các hoạt động của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2017 một lần nữa là minh chứng cho thấy trong suốt 19 năm tham gia tổ chức khu vực này, Việt Nam luôn là thành viên năng động và có trách nhiệm, đóng góp tích cực và hiệu quả cho sự phát triển của APEC.
Việc chính thức trở thành thành viên APEC năm 1998 là một bước tiến, một dấu mốc quan trọng của Việt Nam trong quá trình hiện thực hóa đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ và hội nhập kinh tế quốc tế.
APEC là cơ chế hợp tác kinh tế đầu tiên ở tầm châu Á - Thái Bình Dương mà Việt Nam tham gia kể từ khi bước vào công cuộc Đổi mới, nơi Việt Nam triển khai, cụ thể hóa các khuôn khổ hợp tác dài hạn với nhiều đối tác trong khu vực.
Bên cạnh đó, trong 19 năm qua, với phương châm hợp tác cùng nhau xây dựng một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, phát triển và kết nối thịnh vượng, Việt Nam luôn chứng tỏ là một thành viên tích cực, chủ động cùng các thành viên APEC triển khai mạnh mẽ liên kết kinh tế và củng cố hệ thống thương mại đa phương trong khu vực.
Không chỉ tham gia đầy đủ và có trách nhiệm vào nhiều chương trình hợp tác và hành động tập thể của APEC trong các lĩnh vực, đồng thời thực hiện nghiêm túc các cam kết hợp tác của APEC, Việt Nam còn chủ động đưa ra các đề xuất, sáng kiến đóng góp nhằm thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại và đầu tư trong khu vực.
Những năm gần đây, ngoài những nội dung kinh tế-thương mại truyền thống, Việt Nam còn tham gia các lĩnh vực hợp tác mới của APEC như an ninh con người, y tế, giáo dục, du lịch, nổi bật là vai trò đồng chủ tịch và phó chủ tịch của Nhóm công tác y tế (2009-2010), Nhóm công tác về đối phó tình trạng khẩn cấp (2012-2013), tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ 6 về phát triển nguồn nhân lực năm 2014.
Việt Nam đã chủ trì và đồng chủ trì triển khai hơn 100 dự án, hoạt động trên nhiều lĩnh vực nhằm thúc đẩy hợp tác trong những vấn đề mới, thiết thực, như chia sẻ kinh nghiệm phát triển và thực hiện mô hình tăng trưởng mới (năm 2014), quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (năm 2015), thúc đẩy đầu tư hạ tầng cơ sở nhằm bảo đảm an ninh lương thực (năm 2016)….
Đồng thời, với tư cách là một nền kinh tế đang phát triển có một số kinh nghiệm phát triển nhất định, Việt Nam đã đóng góp hiệu quả vào một số lĩnh vực như thủy sản, nông nghiệp, phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch bệnh... thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và thông tin với các nền kinh tế khác, nhất là với các nền kinh tế đang phát triển của APEC.
Ngoài lĩnh vực hợp tác cụ thể, Việt Nam cũng tham gia vào một số công tác điều hành chung của APEC như tích cực tham gia các ủy ban chủ chốt hay các nhóm công tác quan trọng, giữ vai trò Giám đốc Điều hành Ban Thư ký APEC quốc tế nhiệm kỳ 2005-2006. ..
Tại các diễn đàn APEC, Việt Nam luôn thể hiện tiếng nói xây dựng, góp phần giải tỏa mâu thuẫn giữa các nền kinh tế trên nhiều lĩnh vực nhạy cảm. Những đóng góp thiết thực và quan trọng của Việt Nam cho APEC trong suốt 19 năm tham gia khiến các thành viên APEC ngày càng tin tưởng và đánh giá cao vai trò của Việt Nam.
Đặc biệt, Việt Nam đã ghi dấu ấn đậm nét trong lần đầu tiên đăng cai tổ chức thành công một hội nghị cấp cao APEC.
Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 tại Hà Nội năm 2006, được đánh giá có ý nghĩa bản lề, đưa ra những định hướng hợp tác dài hạn cho APEC, đặc biệt là Kế hoạch hành động Hà Nội để thực hiện Lộ trình Busan hướng tới hoàn thành các Mục tiêu Bogor do Việt Nam đề xuất.
Đây là một đóng góp quan trọng nhằm cụ thể hóa các biện pháp thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư; phát triển bền vững; phát triển nguồn nhân lực…giữa các nền kinh tế thành viên APEC.
Dưới sự chủ trì của Việt Nam, các nhà lãnh đạo APEC lần đầu tiên đạt đồng thuận, chính thức khẳng định “việc hình thành Khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) là một triển vọng dài hạn”, phù hợp xu thế liên kết sâu rộng ở toàn khu vực.
APEC Việt Nam 2006 còn được ghi nhận là năm cải cách APEC, với việc xác định những định hướng cơ bản, lâu dài, nhằm tăng cường tính năng động, hiệu quả của APEC…
Những kết quả trong Năm APEC 2006 là một minh chứng rõ nét thể hiện vai trò, trách nhiệm và khả năng đóng góp của Việt Nam vào các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Dấu ấn của Năm APEC 2006 và uy tín quốc tế ngày càng cao qua việc đảm nhận tốt các trọng trách ở nhiều tổ chức, diễn đàn những năm qua đã giúp Việt Nam có được nhiều kinh nghiệm trong công tác chuẩn bị và chủ động đóng góp ý tưởng, sáng kiến, định hướng lớn cho Năm APEC 2017.
Diễn đàn năm nay không chỉ khẳng định quyết tâm của Việt Nam tiếp tục đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện, mà còn thể hiện vai trò và vị thế ngày càng cao của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.
Với vai trò là nền kinh tế chủ nhà, Việt Nam đã đề xuất chủ đề hoạt động cho năm APEC 2017 là “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung” nhằm thúc đẩy tăng trưởng thông qua hợp tác kinh tế sâu rộng hơn và tăng cường hội nhập trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bốn ưu tiên hợp tác của APEC 2017 do Việt Nam đề ra được xem là đã đáp ứng được quan tâm và lợi ích của các nền kinh tế thành viên, phù hợp với xu thế chung trong hợp tác quốc tến.
Thông qua các ưu tiên này, APEC 2017 với sự chủ trì và dẫn dắt của Việt Nam dự kiến sẽ đưa ra những sáng kiến, biện pháp và chính sách cụ thể, thiết thực nhằm tạo ra những lợi ích gắn liền với người dân và doanh nghiệp trong khu vực.
Kết quả hoạt động của Năm APEC 2017 đang khẳng định vị thế xứng đáng của Việt Nam trong quản trị khu vực và toàn cầu.
Năm APEC 2017 cùng với Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 25 tại Đà Nẵng sắp tới sẽ là một đóng góp thiết thực nữa của Việt Nam góp phần duy trì vai trò và vị thế của APEC, xây dựng một châu Á - Thái Bình Dương của thế kỷ 21 tự cường, năng động và thịnh vượng - động lực của tăng trưởng toàn cầu.
Với tư cách là một thành viên chủ động và có trách nhiệm, những đóng góp đáng kể và quan trọng của Việt Nam trong APEC là sự thể hiện sinh động hình ảnh một Việt Nam đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế và có vai trò tích cực thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác trong khu vực./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Gia nhập APEC – Bước đi chiến lược của Việt Nam
11:24' - 04/11/2017
Cách đây 19 năm, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
-
Kinh tế Việt Nam
Báo Nhật Bản nêu bật vai trò của Việt Nam – nước chủ nhà APEC 2017
08:48' - 04/11/2017
Báo Japan Times số ra ngày 4/11 trên trang 3 đã giành 1/3 trang để đăng bài viết “APEC VIỆT NAM 2017 – tiếp nối chặng đường 30 năm đổi mới” của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam là nhân tố quan trọng trong hòa bình và ổn định của khu vực APEC
15:27' - 03/11/2017
Theo Giáo sư Học viện Quốc phòng Australia, là chủ tịch APEC 2017, Việt Nam sẽ đóng vai trò ngoại giao trong việc thúc đẩy các mục tiêu của APEC trong một khung cảnh đa phương.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyên gia Hàn Quốc đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong APEC
13:47' - 03/11/2017
Theo chuyên gia Hàn Quốc, đây là lần thứ hai Việt Nam được chọn là chủ nhà tổ chức các sự kiện APEC, chứng tỏ Việt Nam nhận được sự tín nhiệm cao của cộng đồng quốc tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy hợp tác xúc tiến thương mại, đầu tư Việt Nam-Trung Quốc
09:52'
Ngày 25/4, tại trụ sở Ủy ban Xúc tiến Thương mại quốc tế Trung Quốc (CCPIT), Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Thanh Bình đã có cuộc làm việc với Chủ tịch CCPIT Nhậm Hồng Bân.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Triển khai các dự án đường sắt "thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa"
09:31'
Sáng 26/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt (Ban Chỉ đạo) chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Nội Bài dự kiến đón hơn 2.000 lượt khách/giờ cao điểm dịp 30/4 - 1/5
08:39'
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 4/5 năm nay, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài dự kiến sản lượng hành khách và chuyến bay tăng mạnh
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam: Điểm đến mới của các nhà sản xuất ô tô toàn cầu
21:29' - 25/04/2025
Hãng xe thuộc tập đoàn Volkswagen đã chọn Việt Nam làm bàn đạp chinh phục Đông Nam Á - thị trường cạnh tranh khốc liệt, thông qua liên doanh với đối tác địa phương là Tập đoàn Thành Công.
-
Kinh tế Việt Nam
Lập Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội
20:23' - 25/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 827/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội ...
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử 2025
19:40' - 25/04/2025
Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2025 với 74,7 điểm. Đứng thứ hai là thành phố Hồ Chí Minh với 73,5 điểm...
-
Kinh tế Việt Nam
Giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô chưa đáp ứng yêu cầu
19:32' - 25/04/2025
Tiến độ giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô chưa đáp ứng yêu cầu, tập trung chủ yếu thuộc phạm vi đất nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Thống nhất đề xuất miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ Mầm non, học sinh phổ thông công lập, dân lập, tư thục
18:23' - 25/04/2025
Ttheo dự thảo Nghị quyết, Nhà nước sẽ hỗ trợ học phí đối với cả trẻ em Mầm non, học sinh Phổ thông tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục...
-
Kinh tế Việt Nam
Bà Rịa-Vũng Tàu: Nhiều dự án được gia hạn thời gian bố trí vốn vẫn vướng giải phóng mặt bằng
16:47' - 25/04/2025
Còn lại 37 dự án đang triển khai thì có đến 23 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc bồi thường giải phóng mặt bằng; trong đó một số dự án đã vướng mắc nhiều năm.