Việt Nam là nhân tố quan trọng trong hòa bình và ổn định của khu vực APEC
Thayer Consultancy” đăng tải bài viết của Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu về Đông Nam Á và Việt Nam thuộc Học viện Quốc phòng Australia, với nội dung nhận định Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2017 là cơ hội để Việt Nam nâng cao vai trò trên trường quốc tế.
Theo Giáo sư Carl Thayer ngay từ năm 1991, Việt Nam đã chủ trương “đa dạng hóa và đa phương hóa” các quan hệ đối ngoại để tránh sự cô lập trong các vấn đề quốc tế. Năm 1995, Việt Nam đã trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và sau đó là APEC.
Là thành viên trong các tổ chức đa phương, Việt Nam cũng từng tổ chức thành công các cuộc họp bộ trưởng và một số hội nghị thượng đỉnh như Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Pháp ngữ năm 1997 và một năm sau đó tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 6.
Đặc biệt, thành công tốt đẹp của Hội nghị Cấp cao APEC 2006 đã cho thấy khả năng dẫn dắt của Việt Nam, cũng như vai trò tích cực góp phần vào việc thúc đẩy tự do hóa thương mại khu vực. Kết quả của hội nghị lần đó đã nâng cao uy tín quốc tế của Việt Nam và là bàn đạp ngoại giao quan trọng giúp Việt Nam ứng cử Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với tư cách là thành viên không thường trực vào cuối năm 2007.
Thời điểm đó, Việt Nam là lựa chọn đồng thuận của khối châu Á làm ứng cử viên và giành được lá phiếu áp đảo trong Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Cũng theo Giáo sư Carl Thayer, tiếp nối những thành quả ấy, trong Tuần lễ Cấp cao APEC lần này, Việt Nam sẽ đón tiếp lãnh đạo các cường quốc hàng đầu thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nga thăm chính thức Hà Nội; cho thấy vai trò và tầm ảnh hưởng của Việt Nam trong khu vực ngày càng tăng.
APEC rõ ràng đóng vai trò như một nơi gặp gỡ của các nhà lãnh đạo thế giới để thúc đẩy các mục tiêu thương mại, tự do hóa đầu tư và hội nhập kinh tế cũng như thảo luận bên lề một loạt các vấn đề phi kinh tế được quan tâm. Là chủ tịch APEC 2017, Việt Nam sẽ đóng vai trò ngoại giao trong việc thúc đẩy các mục tiêu của APEC trong một khung cảnh đa phương.
Khi Việt Nam đón tiếp các chuyến thăm chính thức của các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới đến Hà Nội, Việt Nam cũng được hưởng lợi từ các mối quan hệ song phương. Bởi vì, mỗi lãnh đạo nước ngoài thăm chính thức Hà Nội sẽ thừa nhận vai trò của Việt Nam như một nhân tố quan trọng trong hòa bình và ổn định của khu vực.
Việt Nam đã chọn chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”. Đây là một chủ đề quan trọng thể hiện sự cấp bách của việc phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bằng cách hội tụ sự đồng thuận trong các nước thành viên APEC để thúc đẩy các nỗ lực tăng trưởng và hội nhập kinh tế khu vực thông qua thương mại và đầu tư.
Vì Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi phụ thuộc vào tiếp cận thị trường của các nền kinh tế tiên tiến, nước này có những điều kiện để xác định các trở ngại đối với tăng trưởng kinh tế.
Việt Nam đã nhấn mạnh cải cách cơ cấu và đổi mới trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chủ đề của APEC 2017 cũng sẽ thúc đẩy mục tiêu chung và dài hạn của APEC là xây dựng một cộng đồng hòa bình, ổn định, hội nhập và thịnh vượng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
>>>Chuyên gia Hàn Quốc đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong APEC
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Chuyên gia Hàn Quốc đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong APEC
13:47' - 03/11/2017
Theo chuyên gia Hàn Quốc, đây là lần thứ hai Việt Nam được chọn là chủ nhà tổ chức các sự kiện APEC, chứng tỏ Việt Nam nhận được sự tín nhiệm cao của cộng đồng quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Thu hút nguồn lực cho cơ sở hạ tầng từ các nền kinh tế APEC
13:07' - 03/11/2017
Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 vừa diễn ra vào tháng 10 đã thành công với nhiều nội dung có chất lượng. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã có chia sẻ với báo chí về về một số kết quả của hội nghị.
-
Kinh tế Thế giới
APEC 2017: Nhật Bản mong muốn đóng góp tích cực vào thành công của hội nghị cấp cao
10:55' - 03/11/2017
Nhân dịp Việt Nam đóng vai trò nền kinh tế chủ nhà của APEC 2017, phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn ông Tsutomu Koizumi, Phó Cục trưởng Cục Các vấn đề kinh tế thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhìn lại một chặng đường sôi động, hiệu quả trước Tuần lễ Cấp cao APEC 2017
10:18' - 03/11/2017
Từ đầu năm đến nay, cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp cũng như các tầng lớp nhân dân cả nước đã tích cực vào cuộc, chuẩn bị chu đáo mọi mặt cho các hoạt động của APEC.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
08:33' - 18/11/2024
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do” trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.