Việt Nam là thị trường quan trọng nhất của Argentina trong ASEAN
Việt Nam là thị trường quan trọng nhất của Argentina trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đồng thời cũng là thị trường trọng tâm trong chiến lược phát triển thương mại của đất nước Nam Mỹ này.
Đây là khẳng định của ông Fernando Vilella, Thứ trưởng Nông nghiệp, Chăn nuôi và Nghề cá, Bộ Kinh tế Argentina, khi trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Buenos bên lề Hội chợ nông nghiêp Argentina ExpoAgro 2024.
Ông nhấn mạnh Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng và là bạn hàng lớn của ngành nông nghiệp Argentina với vị thế là nước nhập khẩu đậu tương và ngô hàng đầu. Ông cũng bày tỏ mong muốn củng cố hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại với Việt Nam và mở rộng trao đổi các sản phẩm chất lượng cao, tăng cường nhập khẩu các mặt hàng do Việt Nam sản xuất. Trong khi đó, kỹ sư nông nghiệp Mariano Winograd bày tỏ Việt Nam là một đất nước đang phát triển và sẽ là một trong những quốc gia phát triển nhất trong những năm tới. Việt Nam là đối tác thương mại lớn, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm của Argentina. Ông Winograd cho biết đang tham gia dự án thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Argentina trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, giống với mô hình nuôi cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long. Một nhóm chuyên gia nông nghiệp nhiệt đới của Việt Nam sẽ sang Argentina trong tháng tới để triển khai dự án hợp tác với tỉnh miền Bắc Misiones trong việc gieo trồng các giống cây thanh long, cam quýt và ổi. Ông nhấn mạnh Argentina mong muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp bởi giữa hai nước còn rất nhiều tiềm năng. Ông cũng cho biết Argentina là quốc gia dẫn đầu thế giới về gieo hạt trực tiếp, cũng như dẫn đầu thế giới về nông nghiệp bền vững xét trên tiêu chí về phát thải. Argentina cũng dẫn đầu thế giới về chăn nuôi gia súc chăn thả và ăn cỏ tự nhiên. Ông Eduardo Larocreus, thành viên Ban cố vấn về kinh tế sinh học, Bộ Kinh tế Argentina bày tỏ mong muốn hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, công cụ, công nghệ phát triển kinh tế sinh học ven đô với Việt Nam, hướng tới phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Argentina là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam tại khu vực châu Mỹ. Trong giai đoạn 2007 - 2022, trao đổi thương mại Việt Nam - Argentina tăng gần 13 lần, từ 378 triệu USD lên 4,88 tỷ USD, đưa Argentina trở thành đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam tại châu Mỹ và ngược lại, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Argentina trên phạm vi toàn cầu.Argentina hiện là một trong những nhà cung cấp ngô và thức ăn chăn nuôi hàng đầu cho Việt Nam. Trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam từ Argentina, 92% giá trị nhập khẩu là mặt hàng nông sản.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Argentina gồm điện thoại và linh kiện; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giày dép; máy móc, thiết bị, phụ tùng; nguyên phụ liệu dệt may, da giày. Trong khi đó, ngô; thức ăn gia súc và nguyên liệu; bông; đậu tương; dầu mỡ động thực vật là các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ quốc gia Nam Mỹ này.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Giới phân tích nêu lý do Mỹ nên sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường
17:17' - 12/03/2024
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện không chỉ giúp tăng cường quan hệ ngoại giao Mỹ - Việt Nam mà còn là cơ hội để Washington công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
-
DN cần biết
Canada điều tra áp dụng chống bán phá giá dây thép từ Việt Nam
15:40' - 12/03/2024
Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với dây thép có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Việt Nam.
-
Chứng khoán
Nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm tới cơ hội đầu tư vào chứng khoán Việt Nam
14:05' - 12/03/2024
Nhà đầu tư Nhật Bản thể hiện sự quan tâm đối với cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, có nhiều câu hỏi đối với các chính sách phát triển thị trường chứng khoán.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Australia đề xuất ưu đãi thuế cho các khoáng sản quan trọng
07:30'
Dự luật này sẽ mang lại cho các nhà đầu tư sự rõ ràng và chắc chắn để đầu tư vào tiềm năng của Australia.
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Thương mại toàn cầu có thể tăng 14 điểm phần trăm nhờ AI
22:01' - 25/11/2024
Theo WTO, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vật liệu xây dựng
19:12' - 25/11/2024
Thông tư 10 đã đưa ra những giải pháp để phân loại, phân nhóm chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, đảm bảo công trình và cuộc sống người dân sử dụng vật liệu an toàn và chất lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48' - 25/11/2024
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.