Việt Nam nâng hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu - Bài 5: Dư địa thúc đẩy
Đây là dấu mốc quan trọng, minh chứng cho những nỗ lực không ngừng của Việt Nam được cộng đồng quốc tế, các định chế tài chính nước ngoài, các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ghi nhận. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, Việt Nam còn nhiều dư địa cải cách và nhiều giải pháp thúc đẩy năng lực cạnh tranh để đạt được những thành tích cao hơn.
* Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam: Quản lý tốt các rủi ro Việt Nam luôn hợp tác mạnh mẽ cùng WB trong các chương trình, đề án về cải cách để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Mặc dù mô hình kinh tế hiện tại của Việt Nam đang đối mặt với một số thách thức như già hóa dân số, tỷ lệ sinh lời từ đầu tư và hình thành vốn thấp, sự suy thoái về các nguồn lực tự nhiên, chất lượng nguồn nhân lực yếu và khả năng tăng năng suất còn rất chậm.... song Việt Nam có mọi tiềm năng để duy trì thành công sự phát triển và vẫn cần có những cải cách táo bạo để đất nước có thể nắm bắt các cơ hội trong tương lai. Đồng thời, quản lý tốt các rủi ro nêu trên.Việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường đã giúp Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo trở thành nước có thu nhập trung bình thấp. Việt Nam hiện đã là một trong những quốc gia năng động nhất Đông Á Thái Bình Dương và thành tích mới nhất rất đáng tự hào là đã "vượt" qua 10 nước để đứng ở vị trí 67 trong Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, để có thể giữ vững phong độ và thành tích này, thậm chí có thể tiến xa hơn ở những thang bậc cao hơn, tôi cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực cải cách nhiều hơn để khắc phục những điểm yếu cơ bản của mô hình tăng trưởng hiện tại.Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Việt Nam có một cơ hội lớn để tăng năng suất bằng cách tiến gần hơn tới ngưỡng công nghệ toàn cầu thông qua việc tận dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật và tăng cường các hoạt động về đổi mới sáng tạo để tích lũy thêm các ý tưởng, thành quả phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững.
Mặc dù có những thành tựu ấn tượng trong quá trình chuyển đổi kinh tế, Việt Nam vẫn chưa xây dựng thành công một hệ thống các thể chế thị trường phát triển có hiệu lực và hiệu quả. Điều này đã cản trở sự phát triển lành mạnh của khu vực tư nhân trong nước, đảm bảo cạnh tranh tích cực.Vì lẽ đó, cần thêm nỗ lực để Việt Nam có thể nhanh chóng hiện đại hóa thể chế thị trường và quản trị quốc gia. Nhờ đó, tạo ra một môi trường - nơi các doanh nghiệp ở khu vực tư nhân, bao gồm cả các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đều có thể phát triển; đồng thời trở thành một động lực tăng trưởng quan trọng.
* Ông Eric Sidgwick, Giám đốc quốc gia Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Để duy trì đà tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh. Bởi, đó sẽ là nhân tố khuyến khích đầu tư tư nhân, cũng như những nỗ lực tăng cường quan hệ với các đối tác trên toàn cầu thông qua nhiều hiệp định thương mại đã được ký kết. Việt Nam nên có các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua việc tăng khả năng tiếp cận vốn, kỹ năng của người lao động… để những doanh nghiệp này có thể tham gia tốt hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều diễn biến bất ổn hiện nay như sự suy giảm của các nền kinh tế lớn ở châu Âu hay Nhật Bản và Mỹ cùng tác động của cuộc chiến thương mại đang hồi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc... có thể gây ra những nguy cơ rủi ro đối với nền kinh tế Việt Nam. Vì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu, nên khi tăng trưởng kinh tế của các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam suy giảm thì xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị tác động.
* Bà Amanda Rasmussen, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham): Chìa khóa nhận diện và tận dụng cơ hội Thúc đẩy môi trường kinh doanh năng động và bền vững hơn tại Việt Nam là điều mà AmCham luôn nỗ lực và có nhiều hoạt động phối hợp cùng Chính phủ Việt Nam và các bộ, ngành. Mục tiêu là nhằm cải thiện hệ thống pháp luật cùng các điều kiện kinh doanh hiện hành còn mang tính rào cản để tăng cường năng lực của khu vực tư nhân; cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội. Thời gian qua, Việt Nam đã có được vị thế cạnh tranh nhờ vào lợi thế lao động giá rẻ, cùng với đó lại luôn có những giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh nên thành tích được ghi nhận là xứng đáng. Trong nỗ lực chung đó, các doanh nghiệp thành viên của AmCham cũng liên tục hỗ trợ cùng Chính phủ trong việc tham vấn, định hướng chính sách giúp nâng cao năng suất, tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực.Tăng trưởng xuất khẩu và đầu tư nước ngoài đã và đang là động lực chính cho thành tựu kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, sự lãnh đạo và những sáng kiến chính sách táo bạo là chìa khóa để nhận diện và tận dụng các cơ hội.
Hiện nay, khu vực doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đang đứng trước những cơ hội lớn. Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu, các doanh nghiệp hiện quan tâm tới việc tập trung hoạt động sản xuất tại một nước duy nhất và Việt Nam đang ở vị thế có thể tận dụng những cơ hội này. Việc triển khai một cách thận trọng các cam kết của Việt Nam trong các hiệp định thương mại sẽ giúp tối đa hóa những cơ hội nói trên. Trong số những vấn đề cần khuyến nghị nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia, AmCham thực sự quan tâm tới việc cải cách pháp lý. Đây là giải pháp hiệu quả nhất về mặt chi phí để kích thích và duy trì tăng trưởng kinh tế. Việt Nam có toàn quyền kiểm soát giải pháp này, độc lập với các lực lượng thị trường bên ngoài. Việc thành lập Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ là một bước quan trọng hướng tới giảm bớt gánh nặng pháp lý cho các doanh nghiệp, giúp giảm bớt thời gian xử lý và hạn chế tham nhũng. Cùng với đó, sự thay đổi thường xuyên các quy định và chính sách luôn gây những ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Do đó, Luật Đầu tư sửa đổi cũng nên ban hành các điều khoản bảo vệ những hoạt động kinh doanh đã được cấp phép trong các giấy phép hiện có. Cụ thể, các hoạt động kinh doanh, điều khoản và điều kiện trong giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cần được bảo vệ trước những thay đổi về quy định./. Bài cuối: Cải cách thực chất và toàn diện hơn nữaXem thêm:
>>Việt Nam nâng hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu - Bài 1: Những yếu tố quyết định
>>Việt Nam nâng hạng năng lực cạnh tranh - Bài 2: Xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam nâng hạng năng lực cạnh tranh - Bài 3: Trọng tâm là cải cách hành chính
07:26' - 30/10/2019
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, cải cách thủ tục hành chính vẫn tiếp tục là hoạt động trọng tâm và được Bộ Công Thương triển khai mạnh mẽ trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore: Đằng sau vị trí số một thế giới về năng lực cạnh tranh (Phần 2)
05:30' - 24/10/2019
Mặc dù giữ vị trí số 1 thế giới về Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), còn nhiều vấn đề Singapore cần cải thiện, đặc biệt là những lĩnh vực tương đối thấp điểm.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore: Đằng sau vị trí số một thế giới về năng lực cạnh tranh (Phần 1)
05:30' - 23/10/2019
Singapore đã đánh bật Mỹ khỏi vị trí số một thế giới về Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Đây là sự công nhận đáng giá từ một tổ chức có uy tín trên thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam với bước nhảy vọt ấn tượng về năng lực cạnh tranh
14:38' - 17/10/2019
Trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019 được công bố gần đây, Việt Nam tăng 10 bậc và lên thứ hạng 67, vượt trước một quốc gia lớn như Ấn Độ.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam tăng 10 bậc trong Bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu
17:19' - 09/10/2019
Theo đánh giá mới nhất của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam đã tăng lên thứ hạng 67, tăng 10 bậc và 3,5 điểm trong vòng một năm vừa qua.
-
Kinh tế & Xã hội
Cơ giới hóa nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt
14:12' - 27/09/2019
Xây dựng và phát triển ngành cơ khí nông nghiệp, nâng cao chất lượng máy móc,thiết bị cơ khí trong nước là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa vào sản xuất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
18:53'
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
18:47'
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao xong cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
18:45'
Đến nay, các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
18:36'
Ban Chỉ đạo có 19 thành viên, trong đó, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương ước giải ngân vốn đầu tư công tăng trên 30% kế hoạch
18:26'
Hải Dương ước giải ngân cả năm 2024 là trên 9.163 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 97% so với tổng kế hoạch vốn thanh toán và bằng 132,2% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (6.931,7 tỷ đồng).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chưa sáp nhập các tỉnh, thành phố ngay
18:03'
Những ngày gần đây, có thông tin đồn thổi về việc nhiều tỉnh, thành phố tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc thi đua hoàn thành cao tốc Cao Lãnh - An Hữu
16:30'
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa triển khai thực hiện đợt thi đua đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
16:24'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới"
16:22'
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới", tạo động lực mới cho nền kinh tế, khẳng định trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trên trường quốc tế.