Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ biển trong phát triển bền vững
Từ ngày 5-9/6, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Hội nghị lần thứ 23 của Tiến trình tham vấn không chính thức về các vấn đề đại dương và luật biển (ICP23) với chủ đề “Công nghệ biển mới: Thách thức và cơ hội” đã được tổ chức với sự tham dự của gần 100 đại diện các quốc gia thành viên LHQ và các tổ chức quốc tế.
Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, phát biểu tại hội nghị, Tham tán công sứ Lê Thị Minh Thoa, Phó Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ, khẳng định với vai trò là nước đề xuất chủ đề của hội nghị năm nay, Việt Nam rất hiểu tầm quan trọng của việc đổi mới, ứng dụng và chuyển giao công nghệ biển trong hỗ trợ phát triển kinh tế biển bền vững, giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với các quốc gia ven biển.
Đề cao tầm quan trọng của hợp tác khu vực và quốc tế trong việc phát triển và ứng dụng các công nghệ biển, Đại diện của Việt Nam cho rằng các quốc gia cần thúc đẩy tích cực việc phát triển và chuyển giao khoa học biển và công nghệ biển theo các điều khoản và điều kiện công bằng và hợp lý, phù hợp với các quy định của Công ước LHQ về luật biển (UNCLOS) năm 1982; kêu gọi việc tạo điều kiện thuận lợi cho các các quốc gia đang phát triển có cơ hội được tiếp cận các công nghệ biển tiên tiến hiện nay với các điều khoản ưu đãi.
Đồng thời, việc áp dụng các công nghệ biển cần tuân thủ theo các quy định của UNCLOS - khung pháp lý toàn diện điều chỉnh mọi hoạt động liên quan đến biển và đại dương.
Nhân dịp này, Đại diện của Việt Nam đã nêu bật các thành tựu của Việt Nam trong việc thực hiện Chiến lược quốc gia về phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050, nhất là việc áp dụng công nghệ biển trên các lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, đánh bắt cá, vận tải biển, dự báo khí tượng thủy văn… góp phần hỗ trợ cho phát triển bền vững kinh tế biển của Việt Nam.
Cũng tại hội nghị, PSG.TS Nguyễn Bá Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, với tư cách diễn giả, đã trình bày báo cáo về hiện trạng công nghệ quan trắc và dự báo khí tượng thuỷ văn biển ở Việt Nam, những hạn chế cần đầu tư để nâng cao độ tin cậy của dự báo biển.
PSG.TS Nguyễn Bá Thủy cũng đề xuất các nội dung cần thúc đẩy hợp tác quốc tế, thông qua đó tạo điều kiện cho các quốc gia đang phát triển có biển tiếp cận các công nghệ biển mới, bao gồm thiết bị quan sát và công nghệ dự báo, góp phần phát triển bền vững kinh tế biển.
Đây là hoạt động mở đầu cho chuỗi các sự kiện liên quan đến biển và đại dương tại LHQ trong tháng 6/2023, trong đó có lễ kỷ niệm Ngày đại dương của LHQ (ngày 8/6), Hội nghị lần thứ 33 các quốc gia thành viên UNCLOS và Hội nghị thông qua văn kiện pháp lý quốc tế về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại các vùng biển nằm ngoài phạm vi tài phán quốc gia.
Tiến trình tham vấn không chính thức về các vấn đề đại dương và luật biển được Đại hội đồng LHQ thành lập từ năm 1999 nhằm tạo điều kiện cho việc xem xét hàng năm các phát triển trong lĩnh vực đại dương và luật biển, đồng thời gợi ý các lĩnh vực cụ thể thảo luận hàng năm để thúc đẩy hợp tác và phối hợp giữa các nước cũng như các cơ quan chuyên ngành liên quan đến biển và đại dương.
Chủ đề “Công nghệ biển mới: Thách thức và cơ hội” của hội nghị năm nay là do Việt Nam đề xuất và được Đại hội đồng LHQ nhất trí thông qua năm 2022./.
- Từ khóa :
- việt nam
- công nghệ biển
- liên hợp quốc
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác
19:18' - 07/06/2023
Diễn đàn Thương mại Việt Nam-Campuchia năm 2023 đã diễn ra tại Campuchia nhằm hỗ trợ doanh nghiệp hai nước tìm hiểu thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác thương mại, phân phối sản phẩm.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm điểm 'kích nổ' về chính sách để Việt Nam bứt phá về công nghệ
14:00' - 07/06/2023
Vấn đề về chính sách và thực trạng việc ứng dụng khoa học công nghệ được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến.
-
Kinh tế & Xã hội
Việt Nam là điểm đến du lịch yêu thích của du khách Nhật Bản
09:57' - 07/06/2023
Việt Nam là một điểm đến du lịch yêu thích của khách du lịch Nhật Bản với khoảng 1 triệu lượt khách tham quan mỗi năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
PwC: Giới CEO lạc quan về kinh tế thế giới bất chấp rủi ro
15:20' - 21/01/2025
Giới CEO dự kiến kinh tế toàn cầu sẽ tăng tốc trong năm 2025, bất chấp căng thẳng thương mại ngày càng gia tăng và nguy cơ thuế quan cao hơn dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngành năng lượng hạt nhân toàn cầu cần 120 tỷ USD vào năm 2030
08:58' - 21/01/2025
Nguồn tài chính để phát triển ngành năng lượng hạt nhân toàn cầu cần tăng gấp đôi lên 120 tỷ USD vào năm 2030 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng tăng trên thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế Nhật Bản dự báo sẽ tăng trưởng vững trong hai năm tới
07:00' - 21/01/2025
Ông Ayhan Kose, quan chức cấp cao của Ngân hàng Thế giới (WB), cho biết, kinh tế Nhật Bản dự kiến sẽ tăng trưởng vững trong hai năm tới, khi việc tăng lương thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Đức nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác với Mỹ
22:03' - 20/01/2025
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ xuyên Đại Tây Dương đối với cả châu Âu và Mỹ, đồng thời khẳng định sự tự lực của châu lục này.
-
Ý kiến và Bình luận
Dư luận Thụy Sĩ tin tưởng chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ phát huy tối đa cơ hội
08:00' - 20/01/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 WEF tại thị trấn Davos và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.
-
Ý kiến và Bình luận
75 năm quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: Viết tiếp “thời khắc trọng đại” thứ hai trong quan hệ hai nước
20:58' - 19/01/2025
Ngày 19/1, Nhân dân nhật báo đã đăng tải bài viết của Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ với tiêu đề “Viết tiếp ‘thời khắc trọng đại’ thứ hai trong quan hệ Trung-Việt”.
-
Ý kiến và Bình luận
Các nước Baltic lo ngại về quyết định hạn chế xuất khẩu chip AI của Mỹ
12:33' - 18/01/2025
Bộ Ngoại giao Latvia ngày 17/1 cho biết nước này cùng các nước láng giềng Baltic là Estonia và Litva đã bày tỏ quan ngại về quyết định hạn chế xuất khẩu vi mạch trí tuệ nhân tạo (AI) của Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: Không ngừng được thúc đẩy lên tầm cao mới
10:02' - 18/01/2025
Quan hệ hai nước không ngừng được coi trọng thúc đẩy, mở rộng và đi vào chiều sâu đã phản ánh tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Hợp tác kinh tế sẽ mang lại lợi ích lớn cho Việt Nam và Ba Lan
08:45' - 18/01/2025
Việc tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại song phương cũng như trong khuôn khổ đa phương giữa hai khối ASEAN và EU sẽ mang lại lợi ích to lớn cho cả Việt Nam và Ba Lan.