Việt Nam sẽ xây dựng 8 vùng khai thác dược liệu tự nhiên
Mục tiêu tổng quát của Chương trình là xây dựng ngành công nghiệp dược trong nước đạt mức độ phát triển ở trình độ cao, đạt cấp độ 4 theo thang phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có giá trị thị trường trong top 3 của ASEAN, góp phần bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng, an toàn, hiệu quả và giá hợp lý; phát triển dược liệu và các sản phẩm từ nguồn dược liệu trong nước thành lĩnh vực sản xuất hàng hóa có chất lượng và giá trị cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và trên thế giới.
Đến năm 2025, thuốc sản xuất trong nước đạt 75% số lượng sử dụng và 60% giá trị thị trường, tỷ lệ sử dụng dược liệu nguồn gốc trong nước, thuốc dược liệu tăng thêm ít nhất 10% so với năm 2020.
Việt Nam sẽ xây dựng được 8 vùng khai thác bền vững dược liệu tự nhiên; xây dựng được 2-5 vùng trồng sản xuất dược liệu quy mô lớn, mỗi vùng khai thác hoặc vùng trồng có 1-2 chuỗi liên kết nghiên cứu, nuôi trồng, chế biến sản xuất dược liệu tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO).
Đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao trong khu vực; giá trị xuất khẩu thuốc sản xuất trong nước đạt khoảng 1 tỷ USD.
* Phát triển vùng trồng dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn
Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình gồm: giải pháp về thể chế, pháp luật; đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh; khoa học - công nghệ, nhân lực và đào tạo; kiểm soát thị trường thuốc, dược liệu; hợp tác và hội nhập quốc tế; thông tin và truyền thông.
Trong đó, tiếp tục thúc đẩy đầu tư nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất thuốc; quy hoạch và dành quỹ đất xây dựng các khu công nghiệp để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước sản xuất các thuốc phát minh còn bản quyền, thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc generic có dạng bào chế công nghệ cao, vắc xin, sinh phẩm y tế đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Đầu tư phát triển vùng trồng, vùng khai thác, chế biến dược liệu của Việt Nam theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn; tăng đầu tư cho chương trình bảo tồn, phát triển nguồn gen cây thuốc, quý, đặc hữu trên cơ sở tăng cường đầu tư trang thiết bị công nghệ tiên tiến cho đánh giá chất lượng nguồn gen và chọn tạo giống cây thuốc.
Huy động mọi nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất thuốc trong nước, sản xuất thuốc nhượng quyền, chuyển giao công nghệ, vắc xin, sinh phẩm y tế và các sản phẩm từ dược liệu; chú trọng đầu tư, phát triển chương trình hóa dược để sản xuất nguyên liệu làm thuốc phục vụ sản xuất thuốc trong nước, giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập ngoại.
Tổ chức thực hiện ít nhất 2 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước trong 3 năm; ít nhất 5 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ trong 1 năm về phát triển công nghiệp dược trong nước, tập trung vào các hoạt động: nghiên cứu phát triển, sản xuất vaccine đa giá; nghiên cứu ứng dụng công nghệ bào chế hiện đại, nghiên cứu sản xuất nguyên liệu làm thuốc có giá trị kinh tế cao; nghiên cứu chiết xuất dược liệu công nghệ cao, bào chế, sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc từ một số dược liệu đặc hữu có giá trị kinh tế cao trong nước, phát triển các sản phẩm quốc gia từ dược liệu Việt Nam./.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Dược phẩm Trung ương 3 sắp trả cổ tức tỷ lệ 80% bằng tiền mặt
09:41' - 15/03/2021
Với 8,6 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 3 cần chi gần 69 tỷ đồng để trả cổ tức.
-
Chứng khoán
Dược Hậu Giang đề xuất nâng tỷ lệ cổ tức năm 2020 lên 40%
09:55' - 10/03/2021
Ban lãnh đạo công ty Dược Hậu Giang cũng đề xuất nâng tỷ lệ cổ tức năm 2020 từ 30% theo kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 thông qua lên 40%.
-
Doanh nghiệp
Các công ty dược phẩm Hàn Quốc thắng lớn bất chấp COVID-19
13:01' - 22/02/2021
11 công ty dược của nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á này, bao gồm Green Cross và Celltrion, đã ghi nhận mức doanh thu hơn 1.000 tỷ won (910 triệu USD) trong năm ngoái.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Doanh nghiệp vướng mắc gì khi sử dụng hóa đơn điện tử?
18:22' - 27/05/2022
Theo VCCI, việc ngành thuế triển khai sử dụng hóa đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy là việc làm hữu ích cho doanh nghiệp và người dân.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương tổ chức xét chọn “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2021
18:17' - 27/05/2022
Theo Bộ Công Thương, năm 2021, dù tiếp tục chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, hoạt động xuất khẩu Việt Nam vẫn đạt tăng trưởng ấn tượng so với năm 2020, kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 336,3 tỷ USD.
-
DN cần biết
Tư vấn xuất khẩu thủy sản sang các thị trường RCEP
14:38' - 27/05/2022
Việc tham gia phiên tư vấn xuất khẩu thủy sản sang các thị trường RCEP là cơ hội để các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tìm hiểu kỹ về yêu cầu thị trường, hàng rào kỹ thuật của các nước RCEP.
-
DN cần biết
Khai mạc triển lãm ảnh và trưng bày giới thiệu hàng hóa Việt Nam tại Algeria
07:08' - 27/05/2022
Sáng 26/5, tại Trung tâm thương mại Bab Ezzouar ở thủ đô Alger, Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria đã khai mạc triển lãm ảnh và mở ra không gian trưng bày, giới thiệu các sản phẩm hàng hóa Việt Nam.
-
DN cần biết
Vietnam - Asia DX Summit 2022: Chính phủ và doanh nghiệp “Hợp lực chuyển đổi số”
17:23' - 26/05/2022
Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2022 (Vietnam - Asia DX Summit 2022) được diễn ra trong 2 ngày 25-26/5. Diễn đàn là sự kiện chào mừng “Ngày Chuyển đổi số” 10/10.
-
DN cần biết
Việt Nam luôn tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh lâu dài tại Việt Nam
17:04' - 26/05/2022
Theo Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, Việt Nam luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đến kinh doanh sản xuất lâu dài tại Việt Nam..
-
DN cần biết
Vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu ngăn chặn sai phạm trong kinh doanh xăng dầu
10:50' - 26/05/2022
Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu ngăn chặn sai phạm trong kinh doanh xăng dầu từ 20/5/2022.
-
DN cần biết
Sắp tổ chức tư vấn xuất khẩu thủy sản sang thị trường RCEP
10:15' - 26/05/2022
Xuất khẩu thuỷ sản luôn đứng trong top ngành tận dụng được các ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do; trong đó, có Hiệp định RCEP.
-
DN cần biết
Việt Nam tìm hiểu cơ hội thúc đẩy thương mại và đầu tư tại tỉnh Northern Cape, Nam Phi
09:25' - 26/05/2022
Ngày 24/5, Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi Hoàng Văn Lợi đã dẫn đầu đoàn công tác gồm các cơ quan đại diện Việt Nam tại Nam Phi tham dự hội thảo về đầu tư ASEAN.