Việt Nam sở hữu nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển thành một nền kinh tế năng động
Phóng viên: Ông có thể chia sẻ về các cơ hội và thách thức chính mà các doanh nghiệp châu Âu đang gặp phải khi hợp tác với Việt Nam? Theo ông, trong tương lai, đâu sẽ là những lĩnh vực tiềm năng nhất cho sự phát triển hợp tác kinh tế giữa hai bên?
Ông Jens Ruebbert: Về cơ hội, Việt Nam có nhiều yếu tố thuận lợi để trở thành một nền kinh tế năng động và phát triển nhanh chóng. Chính phủ Việt Nam luôn cởi mở và thân thiện với đầu tư, đồng thời thực hiện nhiều cải cách để gia nhập vào hệ thống thương mại toàn cầu. Thêm vào đó, dân số trẻ và ham học hỏi cũng là một điểm mạnh.Tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức, đặc biệt là năng lực hành chính trong việc triển khai và duy trì các cải cách ở cấp khu vực và địa phương. Bên cạnh đó, sự phức tạp trong quy định và hạ tầng cơ sở của Việt Nam, như cảng và giao thông, cũng cần được cải thiện hơn nữa.Tôi cho rằng, lĩnh vực hợp tác tiềm năng nhất là thương mại, chúng ta đã có Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVTFA), điều này mở ra cơ hội lớn. Về các ngành và đầu tư tiềm năng, tôi thấy có năng lượng xanh, công nghệ cao, công nghiệp 4.0, công nghệ y tế, công nghệ sinh học, và giao thông vận tải.Phóng viên: Hội đồng kinh doanh EU-ASEAN đã đóng góp như thế nào trong việc kết nối các doanh nghiệp và cơ quan Chính phủ của Việt Nam với các quốc gia châu Âu? Ông kỳ vọng vào những sáng kiến nào sẽ tạo ra chuyển biến lớn trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai bên?Ông Jens Ruebbert: Cá nhân tôi cho rằng, Hội đồng kinh doanh EU-ASEAN- đơn vị làm việc rất chặt chẽ với EuroCham tại Việt Nam đã kết nối các công ty châu Âu với các cơ quan chính phủ của Việt Nam ở mức độ sâu sắc. Chúng tôi thực hiện các chuyến công tác mỗi năm, mang theo các đoàn doanh nghiệp lớn từ châu Âu đến Việt Nam để làm việc trực tiếp với các Bộ, thảo luận về những vấn đề cấp bách trong nhiều lĩnh vực. Năm ngoái, chúng tôi đã tổ chức một chuyến công tác với hơn 120 đại biểu từ hơn 50 công ty, gặp gỡ gần 20 bộ ngành của Việt Nam.Về các sáng kiến hiện tại, tôi đánh giá cao ba điểm sau. Thứ nhất là triển vọng kinh tế của Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng GDP 8% vào năm 2025.Thứ hai là cuộc cải cách thể chế quan trọng nhất kể từ đổi mới, được Quốc hội hoàn tất vào tháng 2, mở ra một giai đoạn phát triển mới.Cuối cùng là Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, xác định khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo là động lực cho sự phát triển kinh tế tiếp theo của Việt Nam.Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về tác động của các cải cách thuế và hải quan của Việt Nam đối với môi trường kinh doanh và sự phát triển của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam? Các cải cách này đã đáp ứng kỳ vọng của các doanh nghiệp quốc tế trong việc tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu và giảm chi phí giao dịch chưa?
Ông Jens Ruebbert: Trong những năm qua, Việt Nam đã thực hiện nhiều cải cách thuế và hải quan lớn nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Các cải cách này đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp châu Âu đang làm việc tại Việt Nam.Cải cách thuế và hải quan của Việt Nam hiện tập trung vào việc đơn giản hóa thủ tục, tăng cường minh bạch và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Các cải cách chính gồm tinh giản thủ tục hải quan như giảm thời gian và sự phức tạp trong thủ tục hải quan, triển khai các cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN, giúp doanh nghiệp nộp hồ sơ điện tử và giảm thiểu thủ tục.Bên cạnh đó, từ năm 2021, Cục Hải quan triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ luật hải quan, giúp giảm chi phí và thời gian thông quan.Đồng thời là hiện đại hóa quản lý thuế bằng việc triển khai hóa đơn điện tử và các hệ thống kê khai, nộp thuế điện tử, giảm gánh nặng thủ tục cho doanh nghiệp.Theo cam kết trong các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, Việt Nam đã giảm thuế quan cho nhiều mặt hàng, mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp châu Âu.Tất các cải cách trên đã có tác động tích cực đến môi trường kinh doanh của Việt Nam. Theo đó, việc đơn giản hóa các thủ tục hải quan và hệ thống điện tử giúp giảm chi phí và thời gian giao dịch, đặc biệt đối với các doanh nghiệp phụ thuộc vào chuỗi cung ứng nhanh chóng.Thuế quan thấp hơn và quy trình đơn giản giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp châu Âu muốn mở rộng sản xuất hoặc đầu tư, làm tăng khả năng cạnh tranhĐặc biệt, cải thiện tính minh bạch và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế đã làm tăng sức hấp dẫn của Việt Nam đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).Các doanh nghiệp châu Âu rất hoan nghênh các cải cách này của Việt Nam vì đã mang lại nhiều lợi ích như tạo thuận lợi cho thương mại và tăng khối lượng trao đổi giữa Việt Nam và EU; giảm chi phí giao dịch nhờ việc nộp hồ sơ và thanh toán điện tử; cải thiện khả năng dự đoán hoạt động kinh doanh, điều này rất quan trọng cho kế hoạch và đầu tư dài hạn.Mặc dù vậy, tôi cho rằng vẫn còn những thách thức như việc thực hiện các cải cách đôi khi không nhất quán do sự khác biệt về năng lực hành chính ở cấp địa phương, môi trường quy định ở Việt Nam vẫn cần được hợp lý hóa và làm rõ hơn. Với khối lượng thương mại ngày càng tăng, cơ sở hạ tầng của Việt Nam, bao gồm cảng và mạng lưới hậu cần, cần tiếp tục được nâng cấp để đáp ứng nhu cầu.Phóng viên: Xin cảm ơn ông.Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp
15:30' - 14/03/2025
Trong năm nay ngành ngân hàng sẽ tiếp tục sử dụng các nguồn lực chính sách để hỗ trợ cho doanh nghiệp phục hồi phát triển, nhất là các chính sách về tín dụng, lãi suất.
-
Doanh nghiệp
Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp Việt Nam trong kỷ nguyên mới
17:29' - 13/03/2025
Mục tiêu của việc tinh gọn, sắp xếp bộ máy không chỉ tiết kiệm ngân sách, mà quan trọng hơn là hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước, đưa đất nước phát triển.
-
DN cần biết
Giao thương doanh nghiệp Việt - Hàn sẽ diễn ra vào ngày mai 13/3
16:13' - 12/03/2025
Hai đoàn doanh nghiệp xuất khẩu đến từ tỉnh Jeonnam và tỉnh Chungbuk Hàn Quốc sẽ có buổi giao thương trực tiếp với các nhà nhập khẩu Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Cục Thuế hỗ trợ người nộp thuế thu nhập cá nhân khi gặp vướng mắc
21:25' - 02/05/2025
Đối với, trường hợp cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì thời hạn chậm nhất là ngày 5/5/2025.
-
Tài chính
Đồng USD hướng tới tuần tăng giá thứ ba liên tiếp
12:29' - 02/05/2025
Đồng USD đang hướng tới tuần tăng giá thứ ba liên tiếp khi xuất hiện các dấu hiệu tiến triển trong các cuộc đàm phán của Mỹ với một số đối tác thương mại.
-
Tài chính
Trường hợp nào được hoàn phí sử dụng đường bộ?
05:30' - 02/05/2025
Ông Nguyễn Văn Hải có xe ô tô đã đóng phí sử dụng đường bộ đầy đủ hết chu kỳ kiểm định. Tuy nhiên, ông đã sang nhượng xe cho người khác và còn 16 tháng mới tới chu kỳ kiểm định mới.
-
Tài chính
Lạm phát thực phẩm tăng mạnh, áp lực chi tiêu đè nặng lên hộ gia đình Anh
08:18' - 01/05/2025
Mức tăng giá thực phẩm trong tháng 4/2025 ảnh hưởng nặng nề nhất đến các gia đình nghèo bởi họ chi phần lớn thu nhập cho các mặt hàng thiết yếu.
-
Tài chính
Lạm phát thực phẩm tăng mạnh, áp lực chi tiêu đè nặng lên hộ gia đình Anh
08:17' - 01/05/2025
Mức tăng giá thực phẩm trong tháng 4/2025 ảnh hưởng nặng nề nhất đến các gia đình nghèo bởi họ chi phần lớn thu nhập cho các mặt hàng thiết yếu.
-
Tài chính
HSBC chi 3 tỷ USD mua lại cổ phiếu dù lợi nhuận giảm 25%
09:45' - 30/04/2025
Kế hoạch mua lại cổ phiếu vừa được HSBC công bố được giới phân tích đánh giá tích cực.
-
Tài chính
Đồng euro tăng mạnh sau thuế quan Mỹ, lợi nhuận doanh nghiệp châu Âu lao dốc
10:52' - 29/04/2025
Đồng euro đã bất ngờ tăng giá mạnh kể từ sau thông báo áp thuế quan quy mô lớn của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Tài chính
Nhà đầu tư cẩn trọng khi đầu tư vào trái phiếu Mỹ
15:37' - 28/04/2025
Làn sóng bán tháo tài sản Mỹ khuấy đảo thị trường trong tháng này đã để lại một "vết hằn" tiềm tàng đối với nhà đầu tư muốn nắm giữ các loại trái phiếu kỳ hạn dài của Chính phủ Mỹ.
-
Tài chính
Nghỉ hưu đúng tuổi có được áp dụng Nghị định 178?
10:46' - 28/04/2025
Việc đồng ý cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nghỉ và hưởng chính sách, chế độ theo quy định tại Nghị định số 178/2024 thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.