Việt Nam, Trung Quốc và Nga thúc đẩy phát triển tuyến vận tải đường sắt liên vận
Ngày 15/11, tại Tổ hợp đa chức năng Hà Nội - Moskva (Incentra) ở thủ đô Moskva, Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga đã tổ chức Hội thảo “Khai thác tiềm năng tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc - LB Nga”.
Tham dự Hội thảo có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại LB Nga Đặng Minh Khôi; Phó Cục trưởng Cục Đường sắt Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam Nguyễn Huy Hiền; Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu Bộ Công Thương Việt Nam Trần Thanh Hải; Tham tán Kinh tế Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc Lê Trung Kiên; Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh Đỗ Nam Trung; Phóng Thống đốc tỉnh Kaluga, Vladimir Potemkin; Tham tán Thương mại LB Nga tại Việt Nam Vyacheslav Kharinov, các đại diện của tập đoàn Đường sắt Nga (RZD), công ty cổ phần vận tải đường sắt RATRACO; Cục 16, Tập đoàn Xây dựng Đường sắt Trung Quốc; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Hội doanh nghiệp Việt Nam tại LB Nga; Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga - châu Á. Có khoảng 200 đại biểu tham gia từ 100 đầu cầu diễn đàn theo hình thức trực tiếp và trực tuyến này.Sự kiện là cơ hội để doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước có thể nắm bắt đầy đủ chi tiết hiện trạng hoạt động vận tải qua tuyến đường sắt liên vận Việt Nam - Trung Quốc - LB Nga, tiềm năng lớn của tuyến liên vận này trong bối cảnh tình hình địa chính trị thay đổi nhanh chóng như hiện nay, những điểm mạnh, hạn chế hiện hữu để qua đó có thể lập kế hoạch, phối hợp, tháo gỡ những khó khăn, góp phần thúc đẩy vận tải liên vận đường sắt, qua đó đẩy mạnh, tăng cường quan hệ hợp tác giữa các nước trong thương mại.
Các đại biểu đã nghe tổng cộng 17 tham luận, trong đó phần lớn đều cho rằng tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc - LB Nga là hành lang vận tải có tiềm năng rất lớn. Khi Việt Nam trở thành một trung tâm hậu cần ở Đông Nam Á, tuyến đường sắt này không chỉ giúp các nước ASEAN tăng cường vận chuyển hàng hóa an toàn sang LB Nga, mà còn giúp vận chuyển những hàng hóa quan trọng từ LB Nga sang khu vực Đông Nam Á.Tuy nhiên, do sự cạnh tranh của các tuyến vận tải đường biển cũng như hạ tầng cơ sở đường sắt yếu của Việt Nam, hiện khối lượng vận tải hàng hóa từ Việt Nam sang LB Nga ở mức thấp và các bên cần chung tay thúc đẩy để tuyến đường vận tải này ngày càng hấp dẫn, cũng như có thể trở thành tuyến đường thay thế một khi các tuyến vận tải đường biển bị tắc nghẽn như đã từng xảy ra.
Hiện trung bình mỗi năm có khoảng 1.500 container được vận chuyển bằng đường sắt từ Việt Nam sang LB Nga. Nhưng do tình hình kinh tế khó khăn, năm 2022, khối lượng vận tải bằng đường sắt từ Việt Nam sang LB Nga giảm xuống còn 1.015 container. Trong 10 tháng tính từ đầu năm 2023, tổng lưu lượng hai chiều bằng đường sắt chỉ còn 555 container. Giá cước vận tải đường sắt cũng cao hơn nhiều so với vận tải bằng đường biển. Hiện giá cước vận tải một container từ Việt Nam đến Moskva là khoảng 7.000 USD trong khi vận tải bằng đường biển là khoảng 5.000 USD. Đại sứ Đặng Minh Khôi cho rằng Hội thảo là đặc biệt có ý nghĩa và kịp thời trong bối cảnh hiện nay. Tiềm năng của tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc - LB Nga là rất lớn, những khó khăn vướng mắc hiện nay chủ yếu mang tính kỹ thuật và có thể giải quyết thông qua một cơ chế hợp tác với sự tham gia của các cơ quan chức năng LB Nga, Trung Quốc và Việt Nam.Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN, ông Roman Andropov, Người đứng đầu Bộ phận phát triển kinh doanh tại Việt Nam của công ty cổ phần Hậu cần Đường sắt Nga, cho biết tập đoàn Đường sắt Nga (RZD) vẫn nỗ lực tối đa để duy trì và tăng cường khối lượng vận chuyển bằng đường sắt. Đề cập đến những vướng mắc hiện nay, theo ông, cả ba nước cần hợp tác chặt chẽ hơn để giải quyết. Điều quan trọng là hành lang được sắt liên vận cần được chú ý nhiều hơn vì nó phần nào đem lại lợi thế về thời gian vận chuyển và an toàn hàng hóa.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Số hóa việc bảo trì đường sắt tại Nhật Bản
08:27' - 12/11/2023
Tàu Big Eye được trang bị cảm biến laser và camera để phát hiện tình trạng biến dạng của đường sắt, đồng thời sử dụng lượng lớn dữ liệu mà thiết bị thu thập được để đưa ra các đánh giá.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ chế nào hấp dẫn vốn tư nhân vào đường sắt?
07:09' - 02/11/2023
Giai đoạn 2016-2020, nguồn vốn đầu tư dành cho phát triển kết cấu hạ tầng lĩnh vực đường sắt quốc gia trong tổng thể nguồn vốn được bố trí qua Bộ Giao thông Vận tải chỉ đáp ứng khoảng 8,19% nhu cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hợp tác nghiên cứu mở rộng đường sắt cao tốc ở Indonesia
21:53' - 01/11/2023
Indonesia sẽ hợp tác với Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (China Railway) để nghiên cứu chung về việc mở rộng dự án đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung (KCJB) tới thành phố Surabaya của tỉnh Đông Java.
-
Phân tích - Dự báo
Tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung: Hình mẫu cho các dự án cơ sở hạ tầng
06:30' - 31/10/2023
Dự án tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung được nhìn qua lăng kính cạnh tranh địa chính trị ở Đông Nam Á. Dự án này là một chiến thắng kinh tế chiến lược đối với cả Indonesia và Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).