Việt Nam ứng phó với những "bất định" thị trường tài chính toàn cầu
Sáng 10/6, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh (UEH) - Trường Kinh doanh UEH, Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng và Báo Sài Gòn Đầu tư tài chính phối hợp đồng tổ chức hội thảo quốc gia "Định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam lần 2" tại Tp. Hồ Chí Minh.
Tại phiên khai mạc hội thảo, các chuyên gia cho rằng, trước bối cảnh môi trường kinh tế - tài chính toàn cầu hiện đang đối mặt với nhiều bất định. Trong đó, có thể kể đến những tác động chồng lấn lên nhau có tính chất định hình lại nền kinh tế - tài chính toàn cầu như cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, dịch COVID-19, căng thẳng Nga – Ukraine...
Theo Giáo sư. Tiến sĩ Sử Đình Thành, Hiệu trưởng UEH, đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), xung đột tại Ukraine trước mắt làm cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại và lạm phát cao, tuy nhiên điều này chỉ là hiệu ứng vòng 1.Đồng thời, không ai có thể dự báo chính xác diễn biến tương lai xung đột tại Ukraine như thế nào và dẫn đến định hình lại trật tự mới kinh tế và chính trị toàn cầu ra sao?
Cụ thể, sự chuyển dịch trong thương mại năng lượng đã làm chuỗi cung ứng được cấu hình lại, mạng lưới thanh toán tiền tệ toàn cầu bị phân mảnh, vai trò của các đồng tiền mật mã khu vực tư hay do các ngân hàng trung ương phát hành ngày càng được tăng cường, và việc các quốc gia cân nhắc nắm giữ tiền tệ dự trữ ngoại hối…
Thương mại toàn cầu đang được đặt trong một bối cảnh mới bất chấp những quy tắc vốn có như kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn, xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt, theo đuổi khả năng tự cung tự cấp trong một số ngành công nghệ quan trọng và áp đặt các biện pháp trừng phạt thương mại lên đối thủ…
Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài Chính - Tiền tệ Quốc gia chỉ ra rằng, hiện nay thương mại điện tử toàn cầu tăng nhanh và có thể chiếm tỷ trọng 25% trong tổng thương mại vào năm 2025; còn đầu tư tài chính theo hướng bền vững tăng nhanh... Mặt khác, rủi ro tài chính, tiền tệ toàn cầu trong bối cảnh mới là xu hướng tăng lãi suất là chủ đạo, điều kiện tài chính thắt chặt khó khăn hơn, tiền kỹ thuật số phát triển nhanh dẫn đến rủi ro bất ổn tài chính tăng, mức độ rủi ro tổng thể thị trường tài chính tăng. Đối với thị trường tài chính Việt Nam có những rủi ro và thách thức như lạm phát tăng dẫn đến Ngân hàng Nhà nước ở thế khó, áp lực gia tăng nợ và nghĩa vụ trả nợ, khu vực ngân hàng chịu áp lực tăng vốn với nguy cơ nợ xấu tiềm ẩn tăng... Thị trường tài chính Việt Nam cũng có rủi ro liên thông ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và bất động sản.Tương tự, Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Chính phủ cho biết, bối cảnh quốc tế từ năm 2022 có 3 yếu tố mới mang tính căn bản và có mối quan hệ chặt chẽ gồm cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, lạm phát gia tăng, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm.
Triển vọng kinh tế toàn cầu theo dự báo của IMF, tăng trưởng kinh tế thế giới giảm 0,8% và 0,2% năm 2022 và năm 2023. Riêng áp lực lạm phát lớn tại các nền kinh té mới nổi năm 2022 và 2023 lần lượt là 8,7% và 6,5%.
Việt Nam đã xử lý các vấn đề đột phá trong tư duy, hoàn thiện mô hình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, hướng đến nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh đó, kiên trì quan điểm kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể dần trở thành chủ đạo, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là động lực quan trọng để phát triển đất nước. Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể phải giúp đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, giảm sốc khi kinh tế thế giới gặp rủi ro.
Chính sách của Việt Nam, khi lựa chọn một số ngành đột phát cũng xem xét những tiêu chí như tỷ trọng của ngành kinh tế đó trong cơ cấu toàn nền kinh tế; nhu cầu của thị trường thế giới đối với các sản phẩm, dịch vụ của ngành; khả năng tạo ra lợi nhuận; ứng dụng công nghệ 4.0; tác động đến môi trường...Điển hình, đánh giá hiệu quả các phương thức huy động vốn, gồm: vay vốn của ngân hàng thương mại, cơ chế đổi đất lấy hạ tầng, huy động vốn xã hội để đầu tư theo quy hoạch của cấp có thẩm quyền để từ đó có chính sách tài khóa và tiền tệ phù hợp.
Trong khuôn khổ hội thảo có 4 phiên thảo luận chuyên đề, gồm: Hệ thống tài chính toàn cầu và chiến lược cho Việt Nam; chính sách tài chính, tiền tệ và tăng trưởng kinh tế; kinh tế số và fintech; tài chính, kinh doanh và quản trị công ty.
Theo đó, các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp đã thảo luận về những chuyển động đã và đang thay đổi môi trường kinh tế - tài chính và những chiến lược tài chính mà doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện và thích ứng./.- Từ khóa :
- việt nam
- kinh tế việt nam
- thị trường tài chính
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Đánh giá cao các giải pháp để hệ thống tài chính ngân hàng lành mạnh và linh hoạt
13:16' - 09/06/2022
Sáng 9/6, Quốc hội tiếp tục tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính-ngân hàng.
-
Phân tích - Dự báo
Những điểm mới trong đề cương chính sách tài chính và kinh tế của Nhật Bản
05:30' - 09/06/2022
Bản đề cương bao gồm các chính sách chủ chốt nhằm tạo ra chu kỳ tăng trưởng dương và phân phối của cải mà Thủ tướng Kishida đang theo đuổi.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển thị trường tài chính lành mạnh, bền vững
12:55' - 08/06/2022
Nhiều cử tri tỉnh Bình Dương rất quan tâm đến phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cấp Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Malaysia phản ánh cam kết sâu sắc hơn đối với sự phát triển chung của hai nước
13:42'
Hai nước là những người bạn lâu năm và đều là những thành viên không thể tách rời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Kinh tế Việt Nam
Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024: Minh bạch và hiệu quả
13:39'
Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024 được tổ chức vào tối ngày 28/11/2024 tại Quảng trường phố đi bộ Trịnh Công Sơn, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
11:01'
Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria
10:31'
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Việc tinh gọn bộ máy cần tiến hành toàn diện và đồng bộ
08:30'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp tốt được cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi
08:20'
Để khuyến khích nông dân mở rộng thêm diện tích sản xuất được cấp mã số vùng trồng trong năm 2025, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục tăng cường hỗ trợ nông dân, hợp tác xã
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Cuộc cách mạng lớn bắt đầu từ việc cụ thể
08:14'
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ việc tinh gọn bộ máy chính trị phải bắt đầu từ những việc rất cụ thể, rất chi tiết và rất thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
08:06'
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 25/11, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.