Việt Nam và Ai Cập còn nhiều tiềm năng để hợp tác cùng phát triển
Nhân dịp Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm cấp nhà nước tới Ai Cập từ ngày 25 đến 29/8 theo lời mời của Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi, phóng viên TTXVN tại Cairo (Ai Cập) có cuộc phỏng vấn Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Ai Cập Đỗ Hoàng Long về ý nghĩa của chuyến thăm cũng như triển vọng hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai nước.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long nhấn mạnh chuyến thăm Ai Cập của Chủ tịch nước Trần Đại Quang là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia Việt Nam tới Ai Cập kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1963.
Chuyến thăm có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ đáp lại chuyến thăm của Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi tới Việt Nam hồi tháng 9/2017, mà còn tái khẳng định những cam kết mà hai bên đã ký trong năm 2017 cũng như thúc đẩy các biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác song phương về mọi mặt như chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa và giáo dục....
Theo Đại sứ, việc hai nước trao đổi đoàn cấp cao nhất sẽ đặt nền móng vững chắc để mối quan hệ hợp tác mọi mặt giữa hai bên phát triển một cách thực chất và thiết thực hơn trong thời gian tới.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long khẳng định quan hệ trên mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, văn hóa và giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và Ai Cập chắc chắn sẽ được đẩy mạnh rất nhiều, nhất là sau chuyến thăm của Chủ tịch Trần Đại Quang. Nhân chuyến thăm hồi năm ngoái của Tổng thống El-Sisi tới Việt Nam, lãnh đạo hai nước đã chứng kiến lễ ký chín thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau.Và tới nay, việc triển khai chín thỏa thuận đã được hai bên thúc đẩy một cách mạnh mẽ và đã đạt được những kết quả rõ rệt. Theo Đại sứ, qua quá trình rà soát, các bộ, ngành hai nước tiếp tục đề xuất để tiến tới việc ký kết một số văn bản hợp tác khác trong những lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng.
Nhân chuyến thăm lần này của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, hai bên dự kiến ký một số văn bản hợp tác trong lĩnh vực tài chính, thị trường chứng khoán, dầu khí, giáo dục, nông nghiệp và các ngành khác. Có thể nói, đây là những cơ sở quan trọng để hai bên triển khai những hoạt động thực tế và qua đó thúc đẩy tốt hơn việc hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, văn hóa, chính trị, giáo dục...
Đại sứ Đỗ Hoàng Long cũng khẳng định hai nước còn nhiều tiềm năng để tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực hai bên có thế mạnh, trong đó có nông nghiệp, dịch vụ, kinh tế biển.Tuy vậy, kết quả hợp tác giữa hai nước còn khiêm tốn, với kim ngạch thương mại song phương hiện mới chỉ đạt khoảng 350 triệu USD/năm, chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Thực tế hiện nay, doanh nghiệp hai nước chưa có nhiều thông tin cũng như điều kiện để tiếp cận nhau một cách sâu sắc cũng như tìm hiểu thị trường của nhau kỹ càng hơn.
Về triển vọng đạt kim ngạch trao đổi thương mại một tỷ USD/năm, Đại sứ Đỗ Hoàng Long cho rằng cả hai bên cần phải có nhiều nhiều nỗ lực hơn nữa. Hai bên cần có hành lang pháp lý, cơ sở để các doanh nghiệp, các bộ, ngành có thể dựa vào đó để triển khai các hoạt động cụ thể của mình.Phía doanh nghiệp cũng cần chủ động hơn trong việc tiếp cận thông tin, tìm hiểu thị trường và tìm kiếm đối tác. Bên cạnh đó, hai nước cũng cần khai thác mạnh mẽ lĩnh vực dịch vụ, nhất là những dịch vụ có giá trị gia tăng cao, bởi nếu chỉ dựa vào xuất khẩu các sản phẩm, chủ yếu là nông sản, thì khả năng đạt kim ngạch thương mại một tỷ USD/năm sẽ rất khó khăn.
Đại sứ cho rằng hai nước có thể thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực mới, nhất là trong thời đại công nghiệp 4.0 và Việt Nam có thế mạnh trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu phần mềm cũng như dịch vụ bưu chính viễn thông, đồng thời khẳng định đây chính là những lĩnh vực mà hai bên cần khai thác và tập trung nhiều để có thể đưa kim ngạch thương mại song phương lên một tỷ USD/năm. Đề cập đến lĩnh vực văn hóa và giao lưu nhân dân, Đại sứ Đỗ Hoàng Long khẳng định đây là hai lĩnh vực rất quan trọng cần được khai thác, vì văn hóa và giao lưu nhân dân chính là cầu nối để nhân dân hai nước hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn.Theo Đại sứ, hai bên cần chú trọng nhiều hơn nữa về trao đổi, giao lưu văn hóa và trao đổi đoàn giữa các tổ chức ngành nghề, tổ chức văn hóa-nghệ thuật với nhau để hai bên có sự thông hiểu nhiều hơn về nhau, qua đó sẽ làm tốt hơn công tác ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế.
>>>Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp đoàn Ủy ban Kinh tế Nhật - Việt thuộc Keidanren
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tổng thống Ai Cập phê chuẩn luật chống tội phạm mạng và công nghệ cao
07:36' - 20/08/2018
Ngày 19/8, truyền thông nhà nước Ai Cập đưa tin, Tổng thống nước này Abdel Fattah El-Sisi đã phê chuẩn đạo luật chống tội phạm trên không gian mạng mới.
-
Kinh tế Thế giới
An ninh được cải thiện giúp ngành du lịch Ai Cập hồi phục
10:19' - 17/08/2018
Số du khách đến Ai Cập tăng mạnh từ năm 2017 và dự kiến tiếp tục tăng trong thời gian tới nhờ những nỗ lực của chính phủ nước này trong việc cải thiện tình hình an ninh và đầu tư vào ngành du lịch.
-
Thị trường
Ai Cập đặt mục tiêu ký các thỏa thuận đầu tư 25 tỷ USD tại IATF 2018
08:02' - 24/07/2018
Ai Cập đang hướng tới mục tiêu ký kết các thỏa thuận đầu tư có tổng trị giá 25 tỷ USD trong các sự kiện thuộc khuôn khổ Hội chợ Thương mại Nội Phi 2018 (IATF 2018).
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Thương mại toàn cầu có thể tăng 14 điểm phần trăm nhờ AI
22:01' - 25/11/2024
Theo WTO, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vật liệu xây dựng
19:12' - 25/11/2024
Thông tư 10 đã đưa ra những giải pháp để phân loại, phân nhóm chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, đảm bảo công trình và cuộc sống người dân sử dụng vật liệu an toàn và chất lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48' - 25/11/2024
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).