Việt Nam và UAE thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại
Sáng 15/10, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Kinh tế các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) Sultan bin Saeed Al Mansouri đồng chủ trì Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam –UAE, nhân chuyển thăm Việt Nam của Bộ trưởng UAE cùng một số tổ chức xúc tiến thương mại và khoảng gần 20 doanh nghiệp lớn của UAE hoạt động trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu tổng hợp, dệt may, nông sản, thực phẩm chế biến, giải pháp năng lượng, xử lý chất thải, logistics, phân phối bán lẻ, dịch vụ tài chính.
Phát biểu tại diễn đàn, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn và coi trọng việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với UAE. Cùng với đó, Chính phủ Việt Nam luôn hoan nghênh, khuyến khích và sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài; trong đó có các doanh nghiệp UAE sang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.Trên tinh thần hữu nghị và hợp tác, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị cộng đồng doanh nghiệp của hai nước tiếp tục có sự quan tâm thích đáng và sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước của hai Chính phủ để tiếp tục khai thác tốt các cơ hội thị trường, thúc đẩy hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và UAE.
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Việt Nam cũng chứng kiến trong thời gian qua các cơ chế hợp tác trong thời gian qua giữa hai nước, nhất là cơ chế phối hợp giữa hai Chính phủ nên các hoạt động ngày càng có hiệu quả, định hướng và giải pháp diễn ra rất cụ thể để nâng cao, mở rộng và tăng cường chất lượng hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai nhà nước cũng như các bộ, ngành, các tổ chức của cả hai bên. Sự tham gia của các nhà doanh nghiệp và các tổ chức của Việt Nam và UAE đã mang lại sức sống mới cũng như đóng góp ngày càng to lớn không chỉ thương mại hai chiều giữa Việt Nam và UAE mà còn cả khai thác cơ hội để nâng cao chất lượng phát triển kinh tế xã hội của hai nước, nhất là khi cả hai đều có những cải cách mạnh mẽ để hướng tới phát triển bền vững về kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Thống kê cho thấy, trao đổi thương mại giữa Việt Nam - UAE hiện đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 5,67 tỷ USD tăng 1,3% so với năm 2017; trong đó Việt Nam xuất khẩu sang UAE đạt 5,2 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2017 và kim ngạch nhập từ UAE đạt 468 triệu USD, giảm 18% so với năm 2017.Riêng trong 9 tháng vừa qua, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 4,26 tỷ USD, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2018.
Cùng với đó, hàng loạt các nhóm hàng sản phẩm, kinh tế của Việt Nam đang rất cạnh tranh, chất lượng giá cả và độ ổn định như dệt may, đồ gỗ, điện thoại di động, máy tính, điện tử, giày dép… Đây hầu hết là những mặt hàng quen thuộc và có nhiều tiềm năng tại các nước Ả rập cũng như các nước tại vùng vịnh Trung Đông. Ngược lại, các chất hóa lỏng, thức ăn gia súc, nguyên liệu và sản phẩm tiêu dùng khác cũng được biết đến tại Việt Nam và đang là mặt hàng Việt Nam có nhu cầu rất lớn trong phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Việt Nam luôn coi trọng hợp tác với UAE trong lĩnh vực khí hóa lỏng và dầu khí vì Việt Nam đã trở thành quốc gia nhập khẩu năng lượng thời gian qua và tới đây cũng cần các mỗi quan hệ cho an ninh năng lượng để hợp tác. Mặt khác, với sự phát triển năng động của Việt Nam, một nền kinh tế đang tiếp tục khẳng định sự ổn định và bền vững trong khu vực và thế giới với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định ở mức từ 6,5-7% trong nhiều thập kỷ qua. Hơn nữa, với độ mở của nền kinh tế lên tới 200% tăng trưởng của xuất khẩu thường xuyên ở mức cao, tăng trưởng trương đối bền vững ở mức 2 con số, Việt Nam là thị trường mới nổi và là cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp; trong đó có UAE sang khai thác. Tuy nhiên, để thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực kinh tế thương mại và đầu tư giữa hai nước, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị các doanh nghiệp UAE nghiên cứu, đầu tư vào các lĩnh vực như phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng, logistics, dầu khí, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, công nghiệp hóa chất, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sản xuất vật liệu, chế biến nông sản, thực phẩm, xây dựng khu công nghiệp tại một số vùng kinh tế có nhiều tiềm năng của Việt Nam như Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ.Tại diễn đàn, Bộ trưởng Sultan bin Saeed Al Mansouri đánh giá cao tiềm năng của thị trường Việt Nam và các cơ hội kinh doanh đang đặt ra trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phát triển năng động, Việt Nam ký kết, tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), mang lại nhiều cơ hội thị trường không chỉ tại Việt Nam mà còn mở ra các thị trường rộng lớn hơn nếu doanh nghiệp UAE đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Sultan bin Saeed Al Mansouri, thời gian tới hai bên cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động hỗ trợ, tạo thuận lợi cho thương mại cũng như kết nối cộng đồng doanh nghiệp hai nước để thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác song phương. Đặc biệt, ngay trong khuôn khổ Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - UAE, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Sultan bin Saeed Al Mansouri đã chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và UAE./.>> Đại sứ UAE: Việt Nam có những điều kiện thuận lợi để "tỏa sáng"
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tiết kiệm điện - Bài 1: Các giải pháp thông minh ở UAE
14:53' - 16/05/2019
Sử dụng điện tiết kiệm đang là một vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới coi trọng.
-
Kinh tế & Xã hội
UAE thông báo 4 tàu thương mại trở thành mục tiêu “hoạt động phá hoại"
08:02' - 13/05/2019
Bộ Ngoại giao Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) cho biết 4 tàu thương mại nước này đã trở thành mục tiêu của các “hoạt động phá hoại" gần vùng lãnh hải của UAE.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27'
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08'
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23'
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18'
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11'
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07'
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01'
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49'
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo thị trường mua bán sáp nhập tại Việt Nam sẽ nhộn nhịp trở lại
17:48'
Sự trầm lắng này chỉ là vấn đề mang tính thời điểm và xu hướng chung của thị trường toàn cầu, kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau đại dịch và biến động địa chính trị trên thế giới.