Việt Nam vẫn là nước có dự án quy mô lớn nhất của JICA
Trong năm tài khóa 2017 (từ tháng 4/2017 đến tháng 3/2018), số vốn cam kết tài trợ cho Việt Nam sẽ không thay đổi nhiều so với năm tài khóa 2016 và Việt Nam vẫn là một trong những nước có các dự án quy mô lớn nhất của JICA trên thế giới. Đó là khẳng định của ô ng Fujita Yasuo, Trưởng đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) Việt Nam tại buổi Họp báo thường niên do JICA tổ chức ngày 20/4.
Theo ông Fujita Yasuo, trong năm tài khóa 2017, JICA sẽ tiếp tục tập trung hỗ trợ vào 3 trụ cột chính: “Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế”, “Tăng cường quản trị nhà nước” và “Hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương”.
Về cơ bản, cơ cấu 3 trụ cột chính của JICA là không thay đổi so với năm tài khóa 2016, trong đó các nội dung thực hiện sẽ được xem xét, điều chỉnh tùy thuộc vào các chính sách của Chính phủ Nhật Bản, nhu cầu của Chính phủ Việt Nam cũng như các mục tiêu phát triển bền vững.
Ở trụ cột thứ nhất, JICA sẽ tập trung vào các hoạt động cụ thể như: phát triển đô thị, hỗ trợ các địa phương, phát triển hệ thống giao thông vận tải, hỗ trợ thành phần kinh tế tư nhân, công nghiệp, nông lâm thủy sản, tài chính công và phát triển thị trường vốn, đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Trụ cột thứ hai, JICA hỗ trợ hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và các dịch vụ y tế cơ bản; đồng thời tiếp tục có các dự án cụ thể để đối phó với biến đổi khí hậu.
Với trụ cột thứ ba, JICA hỗ trợ Việt Nam trong việc tăng cường năng lực pháp lý của các cơ quan quản lý hành chính, hoàn thiện truyền thông công cộng…
Tuy nhiên, theo đại diện của JICA, mức độ giải ngân cho tài khóa năm 2017 dự kiến sẽ thấp hơn so với tài khóa năm 2016 do Dự án Nhiệt điện Thái Bình đã qua giai đoạn cần nhiều vốn. Cùng với đó, việc Chính phủ Việt Nam hạn chế ngân sách giải ngân cho vốn vay cũng sẽ ảnh hưởng tới vốn giải ngân.
Đại diện JICA Nhật Bản cũng chỉ rõ những khó khăn gặp phải trong quá trình hỗ trợ tại Việt Nam. Đ ó là quá trình thực hiện các thủ tục hành chính; công tác giải phóng mặt bằng còn chậm trễ.
Ngoài ra, theo quy định của JICA, Việt Nam cần gửi yêu cầu hợp tác vào cuối tháng 8 hàng năm, nhưng việc gửi các yêu cầu này cũng rất chậm. Đơn cử tại dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, chỉ xem xét lại tổng mức đầu tư của dự án cũng kéo dài tới 4 năm.
Tiếp đến là Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 16/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. Theo các quy định của Nghị định này, các thủ tục phê duyệt dự án ODA phức tạo hơn nên cũng ảnh hưởng tới các thủ tục vay vốn ODA.
Đó là chưa nói đến vấn đề giải ngân các khoản viện trợ của Việt Nam cũng chậm trễ. Điều này do giới hạn trần của Chính phủ Việt Nam về mức độ giải ngân nên từ giữa năm 2016 đã có những khoản thanh toán nhà thầu phải dừng lại do quy định này. Từ tháng 1/2017, ngân sách sử dụng vốn vay đã khai thông trở lại và các khoản thanh toán đã được triển khai, nhưng số tiền phân bố cho các dự án vẫn thiếu nhiều.
Ông Fujita Yasuo nhấn mạnh: “Quan điểm của JICA là tôn trọng về nợ công của Việt Nam, nhưng những thủ tục nào có thể đơn giản hóa được thì Chính phủ Việt Nam nên đơn giản hóa để thủ tục giải ngân được nhanh hơn cũng như giúp cho quá trình triển khai các hoạt động của dự án được dễ dàng hơn”.
Theo ông Fujita Yasuo, các trở ngại trên không phải riêng JICA gặp phải mà cũng là trở ngại chung của các nhà tài trợ quốc tế ở Việt Nam. Thời gian tới JICA sẽ phối hợp với các nhà tài trợ để kiến nghị với Chính phủ Việt Nam tháo gỡ các trở ngại trên.
Trong năm tài khóa 2016, Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam vốn ODA là 187,1 tỷ Yên ( tổng số khoản vay đã cam kết); khoản vay thực tế là 175,6 tỷ Yên./.
- Từ khóa :
- jica
- dự án của jica
- việt nam
- nợ công việt nam
- vốn jica
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
JICA giúp Hòa Bình xây dựng thương hiệu lợn bản địa
18:42' - 16/11/2016
Dự án có tổng vốn thực hiện dự kiến 143,6 tỷ đồng; trong đó vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản 100,7 tỷ đồng, vốn đối ứng bằng tiền 43 tỷ đồng và vốn đối ứng bằng hiện vật 23 tỷ đồng.
-
Kinh tế Thế giới
JICA hỗ trợ Hà Nội xử lý rác thải theo công nghệ mới
12:35' - 21/10/2016
Sáng 21/10, tại xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội đã diễn ra Hội thảo tổng kết đánh giá công nghệ chôn lấp rác thải theo phương pháp Fukuoka.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều điểm sáng ấn tượng của kinh tế Tp Hồ Chí Minh quý đầu năm
18:22'
Khi so với các “đầu tàu kinh tế” khác cho thấy, mức tăng trưởng 7,51% của Tp Hồ Chí Minh ấn tượng hơn với nhiều điểm sáng và là một bước khởi đầu tốt đẹp cho Thành phố trong năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế quý I: Giải ngân vốn đầu tư công lan tỏa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
18:07'
Tình hình đầu tư tại Việt Nam trong quý I cho thấy, những dấu hiệu tích cực rõ nét, đặc biệt là sự tăng tốc trong giải ngân vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Linh hoạt các giải pháp thích ứng với chính sách thuế quan
17:51'
Tổ công tác có nhiệm vụ đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp thích ứng linh hoạt với tình hình thế giới, khu vực, các điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ: Có những giải pháp tích cực với phía Hoa Kỳ về thuế đối ứng
17:19'
Tại họp báo Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho biết, hiện nay Chính phủ đang có những giải pháp tích cực để tiếp xúc với phía Hoa Kỳ và có giải pháp hài hòa.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
16:41'
Việt Nam sẵn sàng đàm phán nhằm đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa Hoa Kỳ, tăng cường mua sắm các mặt hàng Hoa Kỳ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ: Giữ vững bản lĩnh, chủ động ứng phó với các chính sách thuế quan
16:25'
Tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện, trong đó tập trung việc ứng phó với chính sách của các nước, nhất là chính sách về thuế quan của Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuỗi cung ứng có bị đứt gãy vì thuế đối ứng 46%?
14:08'
Nhiều hiệp hội, ngành hàng của Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố áp thuế đối ứng 46%.
-
Kinh tế Việt Nam
“Đi từng dự án, xuống từng địa phương” thúc giải ngân vốn đầu tư công
13:40'
7 Tổ công tác do Thủ tướng Chính phủ thành lập đang “đi từng dự án, xuống từng địa phương” nhằm tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần phát huy các động lực tăng trưởng khác ngoài xuất khẩu
13:38'
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, động lực xuất khẩu là quan trọng nhưng không phải là duy nhất, cần phát huy các động lực tăng trưởng khác.