Việt Nam - vùng đất lành cho các tập đoàn lớn
Những cam kết dành sự đối xử công bằng, bình đẳng, bảo hộ an toàn và đầy đủ cho các khoản đầu tư và nhà đầu tư hai bên trong Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) vừa ký kết được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam trở thành vùng đất lành cho các tập đoàn lớn đến đầu tư.
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xung quanh nội dung này.
BNEWS: Thưa ông, cùng với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), EVIPA được xem sẽ là cú huých lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Xin ông cho biết, EVIPA sẽ đem đến cho Việt Nam những cơ hội nào trong thu hút vốn đầu tư?TS. Phan Hữu Thắng: Điểm nổi bật trong lần ký kết EVIPA là quá trình đàm phán Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư đã gắn liền với quá trình đàm phán, tiến tới ký kết cùng lúc 2 Hiệp định EVFTA và EVIPA.
Theo đó, các cam kết tại EVFTA về thương mại, dịch vụ cao hơn so với cam kết WTO cũng như của EU với các đối tác khác: như xóa bỏ thuế nhập khẩu của Việt Nam sang EU (sau 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xoá bỏ đối với 99,2% số dòng thuế), góp phần thúc đẩy đầu tư từ EU và các nước khác vào Việt Nam. Hơn nữa, các cam kết sâu rộng về đầu tư trong EVIPA sẽ thay thế các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương giữa Việt Nam với các nước thành viên EU, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư EU hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Ngoài ra, các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết thuận lợi hơn cho EU gồm một số dịch vụ chuyên môn, tài chính, viễn thông, vận tải, phân phối cũng như các lĩnh vực mà EU có thế mạnh như công nghiệp chế tạo, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo… sẽ là những lĩnh vực được các nhà đầu tư EU quan tâm đầu tư trong thời gian tới. BNEWS: Thưa ông, đâu là những điểm khác biệt của Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) và các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký với các nước thành viên EU trước đây? TS. Phan Hữu Thắng: Hiệp định EVIPA được rà soát pháp lý vào tháng 8/2018 và được chuyển từ song phương sang đa phương vì Hiệp định này phải được sự phê chuẩn của cả Nghị viện châu Âu và Nghị viện các nước thành viên EU mới có thể thực thi.Phần lớn các cam kết song phương đều được tôn trọng, cả EU - Việt Nam đều cam kết sẽ dành đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc với đầu tư của nhà đầu tư bên kia cũng như đối xử công bằng, thỏa đáng, bảo hộ an toàn và đầy đủ, cho phép tự do chuyển vốn và lợi nhuận từ đầu tư ra nước ngoài, cam kết không trưng thu, quốc hữu hóa tài sản của nhà đầu tư mà không có bồi thường thỏa đáng…
Đặc biệt, cam kết trong EVIPA được xây dựng chi tiết hơn và tiến bộ hơn so với các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký với các nước thành viên EU trước đây, giúp Việt Nam đạt được cân bằng giữa việc thu hút đầu tư và bảo vệ lợi ích quốc gia. Chẳng hạn, có tiêu chí rõ ràng cho từng hành vi mà nhà nước không được thực hiện; bổ sung một số quy định nhằm bảo đảm quyền điều chỉnh chính sách của quốc gia nhận vốn đầu tư, nhất là đối với các chính sách về bảo vệ sức khỏe cộng đồng, an toàn môi trường, người tiêu dùng, đa dạng văn hóa...; xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư thường trực thay cho cơ chế theo vụ việc. Theo đó, tranh chấp được giải quyết tại cơ quan xét xử thường trực với 2 cấp xét xử sơ cấp và phúc thẩm với các thành viên do Việt Nam và EU lựa chọn… Vì vậy, việc ký kết EVIPA là một thắng lợi to lớn trong quan hệ kinh tế, chính trị và đầu tư quốc tế của Việt Nam, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, từ đó thúc đẩy vốn đầu tư từ EU và các nước khác vào Việt Nam trong giai đoạn tới.BNEWS: Theo ông, khi vốn đầu tư từ EU đổ mạnh vào Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có những khó khăn gì? Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự chuẩn bị như thế nào?
TS. Phan Hữu Thắng: Thực tế đã cho thấy, trong bất kỳ hoàn cảnh nào thuận lợi và thách thức luôn đan xen. Tuy các doanh nghiệp Việt Nam còn có các điểm yếu hơn so các doanh nghiệp - nhà đầu tư đến từ EU như phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu vốn, thiếu công nghệ kỹ thuật cao, kinh nghiệm quản lý và thông tin về thị trường còn thấp hơn các nhà đầu tư EU... Nhưng ham học hỏi, thông minh và quyết tâm vươn lên thì doanh nghiệp Việt Nam không thiếu. Cơ hội ở đây là các nhà đầu tư EU có công nghệ, vốn, thị trường và có tâm trong kinh doanh cũng như ý thức trách nhiệm trong đầu tư quốc tế nhất là trong việc minh bạch thực thi luật pháp, cam kết đầu tư kinh doanh tại nước sở tại... Vì vậy, nếu các doanh nghiệp Việt Nam biết nắm bắt cơ hội từ EVFTA và EVIPA mang đến, biết liên kết để có đủ vốn, kinh nghiệm quản trị và nắm bắt được xu thế thị trường quốc tế, tận dụng được các ưu đãi mà Chính phủ đang tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt phát triển, tự tin chủ động tìm ra các dự án phù hợp với doanh nghiệp của mình thì các doanh nghiệp Việt sẽ thành công trong hợp tác đầu tư với các nhà đầu tư EU. BNEWS: Thưa ông, để tận dụng được những cơ hội từ EVIPA, Việt Nam cần phải làm những gì? TS. Phan Hữu Thắng: Theo tôi, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện, nâng cao sức cạnh tranh của môi trường đầu tư cũng như tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư, doanh nghiệp, đất đai, quy hoạch…; đồng thời tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công… Bên cạnh đó, Việt Nam cần có chương trình hành động quốc gia triển khai Hiệp định quan trọng về đầu tư này để nâng cao chất lượng dòng vốn ngoại vào Việt Nam (không quá chú trọng vào số lượng vốn đăng ký). Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam hướng tới nền kinh tế số và thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 và vẫn còn khoảng 150 tỷ USD vốn FDI đăng ký trong nhiều ngành nghề hiện tại chưa được giải ngân. Ngoài ra, Việt Nam cần có các giải pháp phù hợp để loại bỏ, phòng tránh các nhà đầu tư nước ngoài khác lợi dụng EVFTA và EVIPA để đầu tư vào Việt Nam nhằm hưởng lợi từ các Hiệp định này, làm ảnh hưởng đến uy tín, sức cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam. BNEWS:Xin cám ơn ông!- Từ khóa :
- evfta
- việt nam
- eu
- liên minh châu âu
- kinh tế việt nam
- EVIPA
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
EVFTA và EVIPA: Cơ hội cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu
13:36' - 01/07/2019
EVFTA không chỉ giúp hàng hóa Việt Nam mở rộng thị trường, nâng cao giá trị xuất khẩu, mà còn kéo dòng vốn đầu tư chất lượng từ châu Âu vào Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: EVIPA giúp Việt Nam cải thiện chất lượng đầu tư nước ngoài
19:14' - 30/06/2019
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trả lời báo chí về cơ hội và thách thức khi Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU (EVIPA) được ký kết.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và EU sẽ sớm hoàn tất quy trình phê chuẩn hai Hiệp định EVFTA và EVIPA
18:55' - 30/06/2019
Hiệp định EVFTA được khởi động và kết thúc trong bối cảnh quan hệ song phương Việt Nam-EU ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế-thương mại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và Astana (Kazakhstan) thúc đẩy hợp tác phát triển trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam
21:43' - 15/07/2025
Việt Nam và Kazakhstan cần tập trung xúc tiến hợp tác trong lĩnh vực tài chính, mà trọng tâm là hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Tài chính quốc tế Astana tại thủ đô Kazakhstan.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống đường bộ ven biển
21:28' - 15/07/2025
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tuyến đường bộ ven biển đã được định hướng trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, có tổng chiều dài 2.838 km, quy mô tối thiểu đường cấp III, IV.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng sẽ xây dựng thêm 7 bến thủy nội địa dọc sông Hàn
21:06' - 15/07/2025
Từ năm 2025–2030, nhà đầu tư sẽ xây dựng thêm 7 bến thủy nội địa dọc sông Hàn cùng các công trình phụ trợ, trong phạm vi từ cầu Thuận Phước đến cầu Tiên Sơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ rào cản, hỗ trợ đầu tư xanh
20:33' - 15/07/2025
Thường trực Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường".
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC 2025
20:07' - 15/07/2025
Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp ông Hyun Sang Cho, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC 2025, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hyosung Hàn Quốc và các thành viên ABAC.
-
Kinh tế Việt Nam
Phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 không biến động lớn, phân hóa tốt
19:51' - 15/07/2025
Chiều 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị thông tin phổ điểm Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổ công tác của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội, Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ
19:37' - 15/07/2025
Tổ công tác số 2090 và Tổ công tác số 2091 của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Giữ vững vai trò chủ lực hạ tầng giao thông quốc gia
19:07' - 15/07/2025
Đảng bộ Tổng công ty Hàng không Việt Nam tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước: Hội nghị xúc tiến đầu tư Hải Phòng là thông điệp về khát vọng phát triển
18:40' - 15/07/2025
Chủ tịch nước hoan nghênh các nhà đầu tư đến từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ, và các nền kinh tế APEC đã chọn Hải Phòng là nơi triển khai các dự án lớn.