Vinalines đã bước ra khỏi thời kỳ khó khăn nhất
Đánh giá những thành công của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines)trong năm 2017, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể ghi nhận Vinalines đã, đang bước ra khỏi thời kỳ khó khăn nhất khi năm qua có lợi nhuận hơn 500 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước hơn 800 tỷ đồng. Đồng thời Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, đây là giai đoạn mang tính lịch sử của Vinalines khi tiến hành thực hiện đề án cổ phần hóa.
“Việc trước tiên mà lãnh đạo đơn vị cần làm là triển khai tuyên truyền sâu rộng đến các đơn vị thành viên, cán bộ công nhân viên về chiến lược cổ phần hóa, định hướng sau cổ phần hóa để tránh sự hoang mang cho người lao động, nhất là đội ngũ cán bộ giỏi, có kinh nghiệm lâu năm”.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, khi tái cơ cấu lại ngành nghề, sẽ tồn tại một bộ phận lao động không còn phù hợp với tính chất công việc mới. Vì vậy, trong quá trình cổ phần hóa, đơn vị phải giải quyết thỏa đáng chính sách cho người lao động.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ đạo, cùng với việc trình đề án cổ phần hóa lên Thủ tướng, lãnh đạo Vinalines cần gấp rút nghiên cứu những đề xuất tốt liên quan đến khai thác cảng biển, vận tải ven biển, hệ thống hạ tầng vận tải chuyên dụng, đặc biệt là logistics để sau khi đề án được Thủ tướng chấp thuận, doanh nghiệp sẽ có hành lang pháp lý, qua đó vận hành trơn tru, phù hợp và chủ động hơn.
Ngoài ra, để Vinalines thực sự thoát khỏi thời kỳ khó khăn nhất của 5 năm trước, trở thành thương hiệu lớn mạnh, đơn vị cần tinh gọn hệ thống. “Cảng nào nằm trong khu vực thiếu nguồn hàng phải tìm mọi cách để cổ phần hóa. Cảng nằm ở khu vực năng động thì phải tính phương án mở rộng, tự động hóa để giảm lao động thủ công, giảm chi phí giá thành. Về vận tải biển, cần nghiên cứu để làm sao 40 - 50% vận tải xuất nhập khẩu là của người Việt Nam”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh.
Báo cáo về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinalines, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, quyền Tổng giám đốc Vinalines cho biết, năm 2017, lợi nhuận của Vinalines tăng gấp 2 lần so với năm 2016. Tổng doanh thu tăng trưởng 12,3%; trong đó, khối cảng biển và dịch vụ hàng hải tăng trưởng 12,1%, khối vận tải biển tăng 19,6%.
Triển khai tái cơ cấu tài chính cho các doanh nghiệp vận tải biển, đến hết năm 2017, dư nợ công ty mẹ chỉ còn hơn 2.000 tỷ đồng, bằng 23% trước khi tái cơ cấu, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu dưới 3 lần.
Trước đó, ngày 28/12/2017, Vinalines đã trình Thủ tướng Chính phủ phương án cổ phần công ty mẹ./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Vinalines hợp tác với Nhật Bản vận hành kho lạnh Hyokan Soko
17:23' - 16/12/2017
Ngày 16/12 tại Hải Phòng, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) phối hợp với Công ty cổ phần O's&Tec (Nhật Bản) triển khai dự án vận hành kho lạnh Hyokan Soko.
-
Doanh nghiệp
Vinalines bổ nhiệm 2 Phó tổng giám đốc và kế toán trưởng
18:50' - 14/12/2017
Nhằm kiện toàn nhân sự trong việc thực hiện tái cơ cấu tổng công ty, chiều 14/12, Vinalines đã bổ nhiệm thêm 2 Phó Tổng giám đốc và một kế toán trưởng.
-
Chuyển động DN
Vinalines cung cấp dịch vụ container lạnh công nghệ mới
18:07' - 14/12/2017
Đây là loại kho lạnh container thế hệ mới được sử dụng tại Nhật Bản từ tháng 8/2017 và được Vinalines lần đầu tiên sử dụng tại thị trường Việt Nam.
-
Chuyển động DN
Vinalines hợp tác với Rent A Port xây cảng hàng rời chuyên dụng tại Hải Phòng
12:37' - 02/12/2017
Theo Vinalines, trong số 5 bến do 2 đơn vị xin đầu tư có 1 bến cảng chuyên dùng xuất nhập ngũ cốc có khả năng đón được tàu 100.000 DWT và 1 trung tâm logistics có quy mô khoảng 250 ha.
-
Phân tích doanh nghiệp
Vinalines hỗ trợ 3 tỷ đồng xây dựng trạm y tế xã ở huyện Mường La (Sơn La)
18:37' - 04/08/2017
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) cho biết, trong hai ngày 3 và 4/8/2017, Đoàn công tác của Vinalines đã đi thăm hỏi bà con vùng bị thiên tai tại tỉnh Sơn La.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Trung Quốc đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất lốp máy bay dân dụng quy mô đầu tiên
09:22'
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, dây chuyền sản xuất lốp máy bay dân dụng quy mô đầu tiên của Trung Quốc đã được đưa vào sản xuất tại thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây.
-
Doanh nghiệp
Bosch cắt giảm lương và giờ làm của 10.000 nhân viên
08:46'
Robert Bosch - hãng cung cấp linh kiện ô tô lớn nhất thế giới của Đức - thông báo sẽ cắt giảm giờ làm và lương của khoảng 10.000 nhân viên tại nước này, cao hơn các mức cắt giảm đã thông báo trước đó.
-
Doanh nghiệp
Phần Lan: Hủy 300 chuyến bay trước Giáng sinh do phi công đình công
07:45' - 24/11/2024
Ngày 23/11, hãng hàng không Finnair của Phần Lan đã thông báo hủy khoảng 300 chuyến bay vào ngày 9 và 13/12, ảnh hưởng đến 33.000 hành khách do cuộc đình công của phi công liên quan đến tiền lương.
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia phát huy mọi tiềm năng sẵn có
21:17' - 23/11/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA.
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24' - 23/11/2024
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14' - 23/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13' - 23/11/2024
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.