Vĩnh Phúc: Kiểm tra, xử lý những sai phạm trong hoạt động khai thác cát trên sông Hồng
Cơ quan chức năng của tỉnh đã vào cuộc, kiểm tra, kiểm soát nhưng tình trạng khai thác cát ở Vĩnh Phúc vẫn diễn biến phức tạp; diễn ra bất kể thời gian, nhiều loại phương tiện tham gia gây tiếng ồn, sạt lở ngày một tiến sâu vào bãi bồi, ảnh hưởng tuyến kè chống sạt lở được xây dựng trước đó. Nếu không có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu, việc này sẽ kéo theo hàng hoạt các hệ lụy và những vấn đề tiêu cực khó lường...
Đơn đề nghị tập thể của hơn 10 cựu chiến binh, đại diện cho nhiều người dân khác ở xã Trung Hà gửi UBND tỉnh Vĩnh Phúc, một số cơ quan Trung ương và báo chí, có nêu: Nhân dân xã Trung Hà ở ven sông Hồng đã bị sạt lở khoảng 50% diện tích đất ở và đất canh tác từ nhiều năm trước.
Năm 1996, Nhà nước đầu tư xây dựng bờ kè bảo vệ đê điều và các khu dân cư ở địa bàn xã. Tiếp đó, năm 2011 xã tiếp tục được đầu tư hai mũi kè khác để nắn dòng chảy trên địa bàn xã. Cả hai công trình, dự án trên đã tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng.
Thời gian qua, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp phép cho Công ty Khoáng sản Hoàng Phát Thủ đô khai thác tận thu cát từ địa phận từ thôn 3 đến thôn 5, xã Trung Hà, nơi này gần với mũi kè và được khai thác đến cốt 2,5 m.
Tuy nhiên, theo kiểm tra, đo đạc sơ bộ của người dân, địa bàn khai thác vượt quá quy định với độ sâu 15-25 m. Lòng sông bị khoét sâu đã gây ra sạt lở đất bờ sông, tiến sâu vào trong mũi kè nắn dòng (phía bờ sông), có chỗ lên tới 150 m.
Việc sạt lở đất bãi và quang cảnh khai thác cát đã được một số người địa phương ghi lại bằng hình ảnh. Người dân đề nghị các cơ quan kiểm tra Hợp đồng khai thác khoáng sản của Công ty khoáng sản Hoàng Phát Thủ đô; đo đạc, đối chiếu diện tích, độ sâu mà công ty này đã khai thác có đúng quy định hay không?. Các đơn vị chức năng tiến hành kiểm tra với sự chứng kiến của người dân để đảm bảo công khai minh bạch. Nếu doanh nghiệp làm sai phải bị xử lý nghiêm.
Theo giấy phép số 1346/GP-UBND ngày 25/5/2015 do UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp, Công ty Khoáng sản Hoàng Phát Thủ đô được khai thác cát sông Hồng (khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường) thuộc xã Trung Hà, huyện Yên Lạc trong thời hạn 12 năm, với diện tích 32,57 ha. Mức sâu khai thác đến cốt 2,5 m; trữ lượng công suất khai thác sản lượng khai thác 30.000 m3/năm; trữ lượng khai thác 803.935 m3 và công suất khai thác 84.000 m3/năm...
Trong cuộc gặp mặt đối thoại về vấn đề khai thác cát tại xã Trung Hà ngày 3/5/2017 (gồm đại diện Sở Tài nguyên Môi trường Vĩnh Phúc, Công ty Khoáng sản Hoàng Phát Thủ đô, UBND xã Trung Hà, đại diện cho các hộ dân xã) có nhiều ý kiến cho rằng: Bãi sông Hồng thuộc xã Trung Hà xảy ra tình trạng khai thác cát khá phức tạp với hàng trăm tàu thuyền hoạt động.
Sự việc này cần có biện pháp xử lý hữu hiệu và đủ sức răn đe. Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Khoáng sản Hoàng Phát Thủ đô Nguyễn Tuấn Vĩ cho biết: Công ty luôn thực hiện đúng quy định về hoạt động khai thác cát. Những thông tin cho rằng công ty làm sai trái quy định là sự "chụp mũ", là sự hiểu lầm".
Ông Vĩ cho rằng, địa bàn xã Trung Hà và vùng lân cận có rất nhiều tàu hút cát của người dân địa phương. Hoạt động đi lại của các tàu thuyền khai thác cát khác ở gần mỏ cát công ty được cấp là có và thẩm quyền quản lý, giám sát thuộc về ngành chức năng, chính quyền địa phương...
Ông Trần Minh Dương, Trưởng phòng Khoáng sản, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Việc khai thác ngoài phạm vi cấp phép là hoạt động khai thác trái phép. Tuy nhiên, việc phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm là rất khó khăn do địa bàn sông nước, xa khu dân cư và điều này chỉ có chính quyền cơ sở mới nắm rõ.
Sau khi đối thoại, các đơn vị chức năng đã xuống thực tế tại địa bàn mỏ và các khu bãi bồi để kiểm tra thấy: tàu của Công ty Khoáng sản Hoàng Phát Thủ đô hoạt động đúng phạm vi cho phép. Hàng chục tàu thuyền còn lại được xác định là tàu của các hộ dân cư tại địa phương tự mua sắm để khai thác cát, chủ yếu vào gần bờ để đậu, nghỉ ngơi.
Khi tàu thuyền đậu, chủ phương tiện lên bờ về nhà nghỉ ngơi, không thể khẳng định các tàu này khai thác cát trái phép được bởi trong số đó có một số tàu đi làm ăn ở nơi khác hoặc chuyên vận chuyển hàng hóa không phải là cát sỏi.
Ông Nguyễn Văn Đức, thôn 4, xã Trung Hà cho rằng: địa điểm từ thôn 3 đến thôn 5 có rất nhiều tàu khai thác cát, trong đó có nhiều tàu của người dân Vĩnh Phúc, thể hiện rõ nét qua các số hiệu tàu.
Có nguồn tin cho rằng, các tàu này khai thác ngoài điểm mỏ đã được cấp phép nhưng vẫn phải thông qua Công ty Khoáng sản Hoàng Phát Thủ đô đồng ý mới được vào khai thác cát và mỗi tàu khi vào khai thai cát phải trả tiền cho công ty này.
Ông Đỗ Văn Giáp - người đứng đơn đại diện tập thể Hội Cựu chiến binh xã Trung Hà khẳng định: Việc khai thác cát của các tàu mà người dân phản ánh là có cơ sở bởi người dân ghi được rất nhiều hình ảnh về hoạt động khai thác cát (ảnh, video) về hoạt động khai thác cát của các tàu này.
Cát là vật liệu không thể thiếu trong xây dựng. Tuy nhiên, việc khai thác của các chủ thể phải tuân theo đúng quy trình, quy định để tránh gây ra hậu quả. Để lập lại kỷ cương trong hoạt động khai thác khoáng sản, đòi hỏi các cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc phải tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm minh những sai phạm trong hoạt động khai thác, tránh tình trạng trốn tránh trách nhiệm và đổ lỗi cho nhau.
Ông Trần Minh Dương, Trưởng phòng Khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Vĩnh Phúc đã và đang xác định lại vị trí, ranh giới các điểm mỏ của các doanh nghiệp mà người dân cho rằng có sai phạm, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm việc khai thác, vận chuyển khoáng sản đúng quy định.Tỉnh sẵn sàng phối hợp với các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền về hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản; cung cấp các thông tin doanh nghiệp cố tình sai phạm gây hiệu quả để mọi người dân, các cơ quan giám sát, xử lý kịp thời..../.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác cát sỏi trên sông Phước Giang: Chính quyền xã “cầm đèn chạy trước ô tô”
08:33' - 27/04/2017
Một số xã thuộc huyện Minh Long (Quảng Ngãi) đã tự ý ký hợp đồng với tư nhân về việc khai thác cát trên sông Phước Giang, dù chưa được UBND tỉnh Quảng Ngãi cho phép.
-
Kinh tế và pháp luật
Bắt giữ tàu khai thác cát trái phép gần điểm xung yếu đê sông Hồng ở Khoái Châu, Hưng Yên
15:39' - 26/04/2017
Công an tỉnh Hưng Yên vừa bắt quả tang một tàu hút cát trái phép trên sông Hồng ở ngay gần khu vực trạm bơm và kè Nghi Xuyên, thuộc xã Nhuế Dương, huyện Khoái Châu, Hưng Yên.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội siết chặt kiểm tra hoạt động khai thác cát
09:05' - 21/04/2017
từ năm 2016 đến nay, lực lượng chức năng của Hà Nội đã kiểm tra, xử lý 302 vụ vi phạm khai thác cát trái phép, xử phạt vi phạm hành chính 4,440 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ quy định mức phạt hành vi khai thác cát trái phép
07:04' - 07/04/2017
Hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi khai thác cát trái phép được quy định cụ thể tại Nghị định số 33/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạm giữ nhiều tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng
10:10' - 31/03/2017
Lực lượng chức năng Tp. Hà Nội đã tạm giữ nhiều tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chúng ta phải vươn lên mạnh mẽ, không được phép yếu đi
18:53'
Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với đầu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%: Việt Nam ứng phó ra sao?
16:22'
Những nỗ lực ngoại giao kinh tế của lãnh đạo Chính phủ những ngày qua, cùng sự sẵn sàng chung tay từ phía các hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng và AmCham, USABC cho chúng ta niềm tin lạc quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm bán lẻ, dịch vụ đón lượt khách tăng “khủng” dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
15:25'
Sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, địa phương và phong phú điểm đến đã góp phần tạo nên một không gian du lịch sống động, mang đậm bản sắc của thị trường du lịch Việt.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu khả quan, doanh nghiệp hồ tiêu vẫn lo ứng phó thuế của Hoa Kỳ
13:48'
Giá xuất khẩu tăng cao giúp kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục khả quan trong quý I/2025 dù lượng xuất khẩu giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Động lực cho không gian phát triển mới
13:47'
Hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ sẽ góp phần giảm chi phí logistics, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa; mở ra cơ hội, không gian phát triển rộng lớn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội xuất khẩu mới của ngành dệt may
12:43'
Sau một năm đi vào sản xuất, vải và trang phục chống cháy của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) là mặt hàng đang mở ra cơ hội xuất khẩu mới cho ngành dệt may.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Diện mạo mới hạ tầng giao thông ĐBSCL
12:22'
Từ nơi là “vùng trũng” cao tốc nhưng chỉ trong thời gian ngắn, hạ tầng giao thông ĐBSCL đã có sự chuyển biến tích cực, ngày càng hoàn thiện với nhiều cây cầu hiện đại cùng 120 km đường cao tốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone
12:19'
Sáng 7/4, tại Thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính vào viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào Khamtay Siphandone.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Những công trình kết nối những bờ vui
11:02'
Cng ngược dòng thời gian tìm về với quá khứ đã qua, so với hiện tại, định hướng tương lai,… để thấy những câu chuyện về quá trình phát triển của hạ tầng giao thông trên vùng sông nước Cửu Long.