VNG và hành trình đi tìm giấc mơ Mỹ

10:23' - 17/09/2022
BNEWS Từ một công ty chuyên phát hành game nhỏ do những người mê chơi game thành lập, đến nay VNG đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực và trở thành "kỳ lân" đầu tiên của Việt Nam.

* Từ phòng chơi game tới kỳ lân đầu tiên Việt Nam

VNG bắt đầu với tên gọi Vinagame vào năm 2004. Ở thời điểm hiện tại, VNG hoạt động trong đa dạng các loại hình dịch vụ internet hơn là gói gọn trong mảng game như ban đầu.

"Nguồn gốc" của Vinagame đến từ tình yêu của ông Lê Hồng Minh, CEO và Chủ tịch VNG, với game. "Tôi sinh năm 1977 và game được giới thiệu vào Việt Nam vào năm 1992, khi tôi 15 tuổi. Tôi cực kỳ mê các trò chơi trê máy tính", ông Minh nói với Tech in Asia. "Lý do tôi sáng lập VNG vào năm 2004 là muốn sở hữu một công ty game. Đó là lý do ban đầu".

Đam mê game không biến ông Minh thành một nhà phát triển game hay một hoạ sỹ. Thay vào đó, ông Minh theo học chuyên ngành Tài chính Ngân hàng của Đại học Monash (Australia).

Khi trở về Việt Nam vào năm 2001, ông đầu quân cho quỹ đầu tư VinaCapital. Thế nhưng, niềm đam mê cho game của ông Minh không hề mất đi ngay cả khi ông bắt đầu bước vào thế giới làm việc chuyên nghiệp. Thay vào đó, nó thậm chí thôi thúc mãnh liệt hơn.

"Tôi đã đến World Cybergames tại Hàn Quốc năm 2002. Và khi trở về Việt Nam, tôi và một vài người bạn đã mở một quán cà phê internet vào đầu năm 2003 chỉ để chơi game và có một dự án kinh doanh nhỏ", ông nói. "Vì thế, công việc ban ngày của tôi là một chuyên viên ngân hàng đầu tư và công việc tay trái là chủ một quán cà phê internet. Đó là câu chuyện khởi nghiệp của tôi. Tôi không ngồi văn phòng và đột nhiên dựng lên VNG".

Các quán cà phê internet cực kỳ phổ biến ở Việt Nam thời điểm đó. Một số trò chơi trên mạng LAN ở quán cà phê internet của ông Minh, Gamezone, rất phổ biến như Counterstrike, Red Alert, Starcraft, và Warcraft. Bên cạnh đó, một số trò chơi trên nền web như MU Global cũng nhận được tiếng vang trên toàn thế giới, song lại chỉ có ngôn ngữ Tiếng Anh.

Vì thế, ông Minh cho rằng cơ hội vàng nằm ở việc phát hành MU Global bằng Tiếng Việt. Ông đến Hàn Quốc để đàm phán nhượng quyền trò chơi song không thành công. Về lại Việt Nam, ông Minh cố gắng tìm kiếm các phương án thay thế khác và Trung Quốc là thị trường được chọn.

Thời điểm đó, Kingsoft, một công ty phần mềm Trung Quốc, có trò chơi rất nổi tiếng là Swordsman Online. Ông Minh, vốn không nói được tiếng Trung, đã đến Trung Quốc để gặp Lei Jun và đội ngũ Kingsoft với hy vọng có thể thuyết phục nhượng quyền và ông đã thành công.

"Họ biết chúng tôi chỉ là một công ty nhỏ nhưng rất hỗ trợ. Chúng tôi ký thoả thuận và phần còn lại là nỗ lực hết mình. Trò chơi mà chúng tôi được nhượng quyền từ Kingsoft, 6 tháng sau, trở thành một bom tấn ở Việt Nam", ông Minh nhớ lại.

Thực tế, Swordsman Online (Võ Lâm Truyền Kỳ) có 1 triệu người chơi sau một thời gian ngắn sau khi phát hành ở Việt Nam vào năm 2005. Cùng năm, VNG cũng nhận được dòng vốn đầu tư đầu tiên từ IDG Ventures. Ông Minh thừa nhận VNG đã rất may mắn khi có lãi ngay từ năm đầu.

Thành công của Võ Lâm Truyền Kỳ đưa VNG vào hàng nhà phát hành game lớn tại Việt Nam. Năm 2018, VNG ước tính có khoảng 35% thị phần game PC và 50% thị phần game di động tại Việt Nam.

Cùng Garena (SEA) và Gamota (Appota), VNG liên tục có mặt trong top 3 nhà phát hành game lớn nhất Việt Nam. Thể loại trò chơi nhập vai trực tuyến nhiều người chơi (MMORPG) và game bắn súng là hai thế mạnh của VNG. Dù vậy, VNG cũng đã mở rộng sang xuất bản một số trò chơi thể thao điện tử (esport) để cạnh tranh với Garena.

Bên cạnh mảng kinh doanh game, VNG cũng lấn sân sang nhiều mảng công nghệ tiên tiến khác như ra đời trang thương mại điện tử 123mua.vn ( sau này bán lại cho FPT ), mạng xã hội Zing Me, nền tảng nhạc số Zing MP3, ứng dụng gửi tin nhắn gọi điện Zalo, ví điện tử ZaloPay … Vinagame sau đó cũng đổi tên thành VNG.

Năm 2014, công ty của Lê Hồng Minh được World Startup Report định giá 1 tỷ USD và trở thành "kỳ lân" tiên phong của Việt Nam. Đây là một cột mốc đáng nhớ cho giới khởi nghiệp khi Việt Nam lần đầu tiên có kỳ lân công nghệ. Đến năm 2019, VNG được quỹ góp vốn đầu tư Temasek của cơ quan chính phủ Singapore định giá 2,2 tỷ USD.

VNG hiện hoạt động giải trí với 4 mảng kinh doanh thương mại cốt lõi: Trò chơi trực tuyến ; Nền tảng liên kết; Tài chính và Thanh toán và Thương Mại Dịch Vụ đám mây. Công ty này cũng góp vốn đầu tư vào một số ít startup như trang thương mại điện tử Tiki, nền tảng cung ứng quà Tặng Got It, công ty công nghệ tiên tiến trong nghành nghề dịch vụ vận tải đường bộ hàng hóa EcoTruck .

* Doanh thu kỷ lục nhưng lỗ gần nghìn tỷ đồng

Trong quý II/2022, VNG lỗ lớn do các chi phí vận hành doanh nghiệp đều tăng, gồm chi phí tài chính (tăng 29%, lên 7,5 tỷ đồng), chi phí bán hàng (tăng 38%, lên 746 tỷ đồng), chi phí quản lý doanh nghiệp (tăng 41%, lên 354 tỷ đồng).

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, VNG đạt doanh thu 3.668 tỷ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ; đồng thời công ty lỗ sau thuế 502 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 165 tỷ đồng.

Đặc biệt là khoản lỗ trong công ty liên doanh, liên kết của VNG tăng thêm gần 55 tỷ đồng, sau khoảng thời gian liên tục đầu tư vào các startup, doanh nghiệp công nghệ trong và ngoài nước. Tính đến 30/6, lỗ lũy kế từ việc đầu tư của VNG đã lên tới 575 tỷ đồng, tương đương 32% giá trị đầu tư ban đầu.

Trong đó, khoản đầu tư vào Tiki đã bị "ăn mòn" toàn bộ bởi khoản lỗ lũy kế VNG phải gánh từ Tiki đã bằng với số tiền đầu tư (trên 510 tỷ đồng). Đồng thời, công ty chỉ còn sở hữu 15,2% cổ phần tại đây, giảm từ tỉ lệ sở hữu 38% vào ngày 2/2/2016.

Khoản lỗ khác đến từ Telio (32 tỷ đồng) - đơn vị này được thành lập từ năm 2019 hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử. VNG đang nắm giữ 16,7% cổ phần công ty này.

 

Khoản lỗ đáng chú ý khác đến từ công ty liên kết Funding Asia (11 tỷ đồng) - có trụ sở tại Singapore, là một công ty đầu tư. Tại thời điểm cuối quý 2/2022, VNG đang nắm giữ 5,11% quyền sở hữu của Funding Asia.

Tuy nhiên, khoản lỗ lớn nhất vẫn đến từ cổ đông không kiểm soát (229 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm). Điều này được nhận định là có thể do khoản đầu tư vào Zion - đơn vị sở hữu ví điện tử Zalo Pay.

Tính tới cuối quý 2/2022, VNG ghi nhận đầu tư vào Zion hơn 2.500 tỷ đồng, tăng hơn 680 tỷ đồng so với đầu năm. Tỷ lệ sở hữu tăng từ 60% lên 65,57%.

Trước đó, VNG dự kiến năm 2022 đạt doanh thu hơn chục nghìn tỷ đồng nhưng có thể lỗ nặng khoảng 993 tỷ năm nay.

VNG lên kế hoạch đạt gần 10.200 tỷ đồng doanh thu trong năm nay. Đây là con số cao nhất từ trước tới nay, tăng hơn 33% so với doanh thu thực tế năm trước và gấp hơn 4 lần so với 10 năm trước.

Trong khi doanh thu có thể tăng kỷ lục, lợi nhuận sau thuế lại dự kiến âm 993 tỷ đồng. Đây là năm thứ ba liên tiếp doanh nghiệp này đề kế hoạch kinh doanh dưới giá vốn. Nhưng thực tế trong hai năm trước, lợi nhuận của chủ quản Zalo vẫn không đi lùi như mục tiêu họ đặt ra.

Kết quả kinh doanh VNG thời gian qua luôn bị bào mòn bởi khoản lỗ tại Công ty cổ phần Zion - đơn vị vận hành ví điện tử ZaloPay. Năm ngoái, ví điện tử này lỗ khoảng 1.212,5 tỷ đồng, đánh dấu mức kỷ lục trong chuỗi thời gian kinh doanh dưới giá vốn liên tục từ năm 2016. Đây vốn được xem là mảng "đốt tiền" của VNG trong thời gian qua.

Dẫu vậy, Hội đồng quản trị VNG vẫn xác định mục tiêu cần phát triển các dự án và cơ hội đầu tư cho công ty liên quan đến các sản phẩm về Zalo, ZaloPay, Cloud, AI... Trong đó, các mảng thanh toán, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây được xem là các lĩnh vực kinh doanh chiến lược để doanh nghiệp này "tham gia vào làn sóng công nghệ tiếp theo".

Trong phiên họp thường niên sắp tới, Hội đồng quản trị sẽ xin ý kiến cổ đông về việc không chia cổ tức nhằm giữ lại lợi nhuận năm ngoái đầu tư cho các mảng kể trên.

* Hành trình đi tìm "Giấc mơ Mỹ"

Năm 2017, VNG ký biên bản ghi nhớ để niêm yết trên sàn NASDAQ của Mỹ. Dù vậy, kế hoạch này vẫn chưa được hiện thực hoá. Trung tuần tháng 8 năm nay, Bloomberg đưa tin VNG đang cân nhắc sẽ niêm yết tại Mỹ thông qua một công ty thâu tóm, sáp nhập chuyên dụng (SPAC).

Bloomberg nói rằng VNG đang làm việc với các đối tác tư vấn tài chính để tìm kiếm các cơ hội sáp nhập có thể đưa định giá của VNG lên mốc 2 tỷ USD đến 3 tỷ USD. Dù vậy, các thảo luận hiện tại vẫn chưa được chốt và VNG hoàn toàn có thể lựa chọn các phương án gọi vốn khác.

Chia sẻ trên Nikkei, ông Hồ Quốc Tuấn, giảng viên tài chính Đại học Bristol, nói rằng các nhà đầu tư hiện tại và tương lai sẽ muốn xem liệu các khoản đầu tư của VNG liệu có mang về trái ngọt. VNG đã đổ nhiều triệu USD vào mảng thanh toán số và thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, ông Hồ Quốc Tuấn cũng lo ngại về việc VNG có thể sẽ phải đổi mặt với vấn đề mà các công ty công nghệ lớn của Mỹ hay Châu Âu gặp phải: độc quyền. Lý do đến từ việc nhiều mảng kinh doanh của VNG chồng chéo lên nhau.

Đầu tiên, Zalo và Zalo Pay có 39 tính năng. Chúng được liên kết với Zalo Shop dành cho các nhà bán hàng bên thứ ba, tạp chí điện tử Zing News và Tiki (sàn thương mại điện tử mà Tiki có khoảng 22% cổ phần, thời điểm tháng 4/2021).

Bên cạnh đó, các mảng kinh doanh của VNG cũng giao thoa lẫn nhau. Ví dụ, ban đầu mảng game yêu cầu các trung tâm dữ liệu. Đến nay, mảng dữ liệu trở thành một nguồn doanh thu riêng cho VNG.

Cuối cùng, mảng trí tuệ nhân tạo cũng có thể liên quan đến các mảng kinh doanh khác. Ví dụ, mảng trí tuệ nhân tạo có thể thực hiện nghiên cứu qua ZaloPay trước khi cung các dịch vụ xác nhận cho ngân hàng.

Phiên họp thường niên sắp tới cũng sẽ biểu quyết về việc chuyển nhượng hơn 47% cổ phần của tất cả cổ đông nước ngoài hiện hữu. Hội đồng quản trị muốn giao dịch trên được miễn trừ chào mua công khai.

Đơn vị nhận chuyển nhượng số cổ phần này là VNG Limited, vừa thành lập vào tháng 4 năm nay tại Cayman Islands - "thiên đường thuế" và có hệ thống pháp luật phù hợp để các công ty tiến hành IPO tại nước ngoài nhanh chóng thông qua công ty thành lập với mục đích đặc biệt (SPAC).

Hồi cuối năm ngoái, Bloomberg đưa tin VNG cân nhắc kế hoạch huy động vốn mới trước khi niêm yết tại Mỹ. Kỳ lân công nghệ này tìm cách huy động 200-300 triệu USD và sử dụng số tiền thu được để hỗ trợ các kế hoạch mở rộng của mình.

Cũng theo hãng tin này, VNG muốn niêm yết cổ phiếu ra công chúng tại Mỹ thông qua việc sáp nhập ngược với một SPAC. Giao dịch trên được hãng này ước tính, nếu diễn ra, có thể định giá VNG ở mức 2-3 tỷ USD.

Tuy nhiên, trả lời Bloomberg, đại diện VNG cho biết không có quyết định nào về IPO hoặc SPAC được đưa ra hay đã thông qua. Công ty này từ chối bình luận thêm kế hoạch niêm yết.

VNG có nhiều điểm tương đồng với Sea Group - công ty game và thương mại điện tử của Singapore. Được sáng lập bởi Forrest Li - một người nghiện game, Sea cũng xuất phát điểm từ công ty phát hành game sau đó mở rộng sang các lĩnh vực khác như thương mại điện tử và thanh toán online. Công ty này đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York vào năm 2017 và hiện có giá trị vốn hóa hơn 166 tỷ USD.

Thông tin VNG dự kiến IPO tại Mỹ khiến nhiều người kỳ vọng kỳ lân của Việt Nam có thể trở thành "ngôi sao" công nghệ của khu vực như cách Sea đã làm.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục