VNPT đã đặt ra nhiều chiến lược phát triển công nghệ AI

16:32' - 15/06/2023
BNEWS Với vai trò là doanh nghiệp dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, VNPT đã đặt ra chiến lược phát triển công nghệ AI của mình, đó là phải làm chủ công nghệ và cung cấp các sản phẩm AI.

Ngày 15/6, ông Lê Thái Hưng, Giám đốc chiến lược Hệ sinh thái VNPT AI (Tập đoàn VNPT) cho biết, hiện hiện, VNPT có một Hệ sinh thái chuyển đổi số với các bộ giải pháp trong các lĩnh vực: Chính phủ số, thành phố thông minh, doanh nghiệp số, Y tế điện tử, công nghệ 4.0 và giáo dục điện tử. Nhờ có hệ sinh thái chuyển đổi số toàn diện, VNPT đã phát triển những trợ lý AI theo hướng chuyên sâu cho một ngành, một lĩnh vực, một nghiệp vụ cụ thể.

Với vai trò là doanh nghiệp dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, VNPT đã đặt ra chiến lược phát triển công nghệ AI của mình, đó là phải làm chủ công nghệ và cung cấp các sản phẩm AI trong các lĩnh vực nhận dạng hình ảnh, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, xử lý âm thanh, đồng thời tiên phong dẫn dắt áp dụng AI trong các ngành thế mạnh và sở trường gồm: Chính quyền, Viễn thông, Y tế, Giáo dục, Tài chính… Sau cùng, VNPT sẽ cung cấp nền tảng, dịch vụ AI dưới dạng dịch vụ phần mềm cho xã hội, doanh nghiệp, cá nhân cùng khai thác và phát triển.

Với chiến lược trên, VNPT đã đặt ra các mục tiêu phát triển công nghệ AI như: trở thành 1 trong 10 thương hiệu AI có uy tín trong khu vực; 1 trong 3 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao; 1 trong 3 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về AI và là một trong 20 cơ sở nghiên cứu AI dẫn đầu khu vực ASEAN.

 

Để đạt được mục tiêu trên, VNPT đề xuất một số chính sách gồm: Chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp công nghệ số Make in Việt Nam; chính sách kiểm soát chất lượng sản phẩm dịch vụ công nghệ số Make in Việt Nam; xúc tiến, thúc đẩy nhu cầu; thu hút vốn đầu tư FDI và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ số.

Theo bà Phan Thị Thanh Ngọc, chuyên gia Tư vấn giải pháp của Tập đoàn VNPT cho biết, cần có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp công nghệ số Make in Vietnam thông qua việc thu hút đầu tư vào các doanh nghiệp Make in Vietnam; hỗ trợ, bảo vệ doanh nghiệp công nghệ Việt và cần có uu đãi đặc thù cho doanh nghiệp công nghệ Việt (như ưu đãi thuế thuế thu nhập doanh  nghiệp; ưu đãi thuế nhập khẩu, ưu đãi vay vốn, ưu đãi trong đấu thầu…).

Cùng với đó, cũng cần có chính sách kiểm soát chất lượng sản phẩm dịch vụ công nghệ số Make in Vietnam thông qua việc ban hành tiêu chí thống nhất tiêu chuẩn cho các nền tảng chuyển đổi số quốc gia và chính sách ưu tiên sử dụng trong mua sắm; xây dựng, ban hành nguyên tắc, tiêu chí xác định các nền tảng số, sản phẩm dịch vụ công nghệ số Việt Nam cần hạn chế sở hữu nước ngoài; chính sách, quy định cho việc xây dựng, vận hành và duy trì cơ sở dữ liệu về chất lượng sản phẩm dịch vụ công nghệ số Make in Vietnam; trong đó, cho phép kênh đánh giá trực tiếp của người dùng cuối./.

>>>VNPT giành nhiều giải lớn về các dịch vụ CNTT hữu ích cho người dùng

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục