Vốn FDI vào chế biến, chế tạo
Theo báo cáo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, lũy kế đến tháng 8/2018, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 trong số 21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân; trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, cơ khí chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 190,56 tỷ USD, chiếm 57% tổng vốn đầu tư.
Nhiều chuyên gia cho rằng, sự chuyển dịch về đầu tư đã có sự thay đổi tích cực qua nhiều năm, tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực chế biến, chế tạo. Giáo sư kinh tế Trần Văn Thọ, Đại học Waseda, Tokyo cho hay, FDI là kênh thu hút đầu tư hiệu quả, nếu Việt Nam có các chính sách hợp lý, hướng mũi nhọn vào các ngành chế tạo phù hợp. Đầu tư nước ngoài sẽ kéo theo sau đó cả công nghệ, vốn và sự quản trị từ các tập đoàn công nghiệp lớn mạnh. Từ đó, giúp doanh nghiệp Việt và ngành chế biến, chế tạo Việt từng bước vực dậy.
Tuy nhiên, Giáo sư Trần Văn Thọ cũng chỉ ra, nếu các chính sách thu hút FDI không khéo, thì ngành cơ khí chế tạo nói chung và doanh nghiệp Việt nói riêng sẽ không thể hấp thụ được nguồn lực về công nghệ và khả năng kinh doanh. Bởi ngoại lực quan trọng, nhưng chính nội lực sẽ giúp doanh nghiệp trong nước giữ vững thị trường, phát triển. Theo ông Đào Phan Long, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), ở Việt Nam, nhiều nhà quản lý kinh tế vĩ mô, cũng như một số chuyên gia trong, ngoài nước cho rằng, vai trò và sự phát triển của công nghiệp cơ khí Việt Nam đã hết thời, hiện tại là thời của công nghệ số, của mạng. Trình độ công nghệ, thiết bị sản xuất trong nước vẫn lạc hậu so với thế giới. Phần lớn doanh nghiệp cơ khí trong nước vẫn đang sản xuất ở trình độ công nghệ 2.0 là công nghệ và quản lý sản xuất mà các nước công nghiệp thế giới đã bỏ qua. Hiện tại, chỉ rất ít doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đạt trình độ công nghiệp 3.0 (trừ các doanh nghiệp FDI). Cùng với đó, khu vực FDI đầu tư vào Việt Nam suốt chục năm qua hoạt động độc lập chưa có sự liên kết sản xuất với doanh nghiệp trong nước... Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam cho biết, trong suốt 15-20 năm qua, ở lĩnh vực chế tạo máy, do ít được đầu tư và thu hút đầu tư còn yếu nên Việt Nam chưa xây dựng thêm một nhà máy mới nào về chế tạo máy. Điều này khiến cho ngành cơ khí nước nhà phát triển lệch. Chỉ vài năm trở lại đây, lĩnh vực chế biến, chế tạo mới nhận được sự quan tâm đáng kể. Có thể kể đến như mới đây, nhiều doanh nghiệp thuộc Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản tại Tp. Hồ Chí Minh có kế hoạch chuyển sản xuất trong lĩnh vực máy móc, thiết bị, máy công cụ và các ngành công nghiệp gia công kim loại từ Trung Quốc sang Việt Nam. Xu hướng này sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Theo Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế Công nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Lê Thủy Trung, cần tiếp tục kêu gọi mọi thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực sản xuất cơ khí, đặc biệt là vốn đầu tư từ khu vực FDI (các dự án thuộc ngành nghề ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 16 Luật Đầu tư 2014). Đặc biệt, các bộ ngành và địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước ngành cơ khí theo quy định của pháp luật hiện hành, để thu hút vốn đầu tư và tạo dựng phương thức mới quản trị doanh nghiệp. Giáo sư Trần Văn Thọ cũng đề xuất, về diện rộng, cần nghiên cứu và tạo điều kiện để doanh nghiệp FDI chuyển dịch chất lượng sản phẩm lên cao hơn; đồng thời đối thoại với các tập đoàn lớn sản xuất cơ khí, chế tạo máy... để khuyến khích họ mở rộng đầu tư. Về chiều sâu, theo Giáo sư Trần Văn Thọ, cần thay đổi chiến lược tiếp nhận FDI và tiếp cận với công nghệ của thế giới. Chỉ cấp giấy phép cho những dự án có công nghệ cao và đóng góp trực tiếp vào việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp lên cao. Ngoài ra, khuyến khích các dự án liên doanh với doanh nghiệp bản xứ và ưu tiên kêu gọi FDI từ những công ty có uy tín trên thế giới về thanh danh, công nghệ... Việt Nam đang có điều kiện hết sức thuận lợi trong việc thu hút vốn FDI trong chế biến, chế tạo. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hoá và xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đòi hỏi cần có sự chọn lọc trong việc thu hút FDI, đặc biệt là chuyển từ số lượng sang chú trọng nhiều hơn vào chất lượng của dòng vốn này./.- Từ khóa :
- fdi
- chế biến chế tạo
- cơ khí
- thu hút fdi
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ninh Bình ưu tiên thu hút FDI cho công nghệ cao
17:01' - 10/09/2018
Những năm qua, song song với việc đẩy mạnh hoạt động của các doanh nghiệp trong nước, tỉnh Ninh Bình luôn chú trọng thu hút doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc gia/vùng lãnh thổ nào đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam 30 năm qua?
06:30' - 10/09/2018
Lũy kế đến tháng 8/2018, Hàn Quốc là nước có đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư 61,08 tỷ USD.
-
Ý kiến và Bình luận
Làm gì để tăng kết nối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa?
08:16' - 08/09/2018
Để thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, gốc rễ là phải làm cho khu vực tư nhân trong nước mạnh lên, có năng lực, có trình độ quản trị, có khả năng cạnh tranh.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
VinFast có doanh số bán ô tô tăng 115% và doanh thu tăng hơn 49%
21:09'
Trong quý 3, VinFast đã bàn giao tổng cộng 21.912 xe điện, tăng 66% so với quý 2 và tăng 115% so với cùng kỳ năm 2023.
-
Doanh nghiệp
Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh với sản phẩm sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Việt Nam
19:25'
Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) thông báo khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
"Đại gia" Mỹ chi 2 tỷ USD cho trung tâm dữ liệu tại Nhật Bản
09:16'
Nhà cung cấp phần mềm kinh doanh của Mỹ - ServiceNow có kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD vào Nhật Bản trong vài năm tới để mở rộng hoạt động trung tâm dữ liệu và văn phòng tại địa phương.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận của các công ty bảo hiểm Hàn Quốc tăng mạnh
08:04'
Các công ty bảo hiểm tại Hàn Quốc đã chứng kiến lợi nhuận ròng kết hợp tăng vọt 13% trong 9 tháng tính từ đầu năm nay nhờ doanh số bán hàng và lợi nhuận đầu tư tăng do lãi suất cao.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn dầu khí Total tạm ngừng đầu tư vào Adani
07:55'
Tập đoàn dầu khí Total đã tuyên bố sẽ tạm dừng mọi khoản đầu tư mới đối với Tập đoàn Adani, Ấn Độ cho đến khi các cáo buộc hối lộ và gian lận của ban lãnh đạo Tập đoàn này được làm rõ.
-
Doanh nghiệp
63 năm ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam: "Giếng tổ" của khí công nghiệp
18:41' - 25/11/2024
Giếng khoan GK-61, nằm tại xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, được biết đến như “Giếng tổ” trong ngành Dầu khí Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Góp sức cho công trường 500kV mạch 3 giúp công nhân PTC3 nâng cao kỹ năng nghề nghiệp
13:58' - 25/11/2024
Phần thi thực hành của 74 công nhân đã từng tham gia hỗ trợ thi công đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối đều có kết quả vượt trội.
-
Doanh nghiệp
Trung Quốc đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất lốp máy bay dân dụng quy mô đầu tiên
09:22' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, dây chuyền sản xuất lốp máy bay dân dụng quy mô đầu tiên của Trung Quốc đã được đưa vào sản xuất tại thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây.
-
Doanh nghiệp
Bosch cắt giảm lương và giờ làm của 10.000 nhân viên
08:46' - 25/11/2024
Robert Bosch - hãng cung cấp linh kiện ô tô lớn nhất thế giới của Đức - thông báo sẽ cắt giảm giờ làm và lương của khoảng 10.000 nhân viên tại nước này, cao hơn các mức cắt giảm đã thông báo trước đó.