Vòng 4 tái đàm phán NAFTA gặp nhiều bất ổn
Tại vòng đàm phán lần này, Mỹ đã đưa ra những đề xuất mang tính “đe dọa cao” đối với thỏa thuận thương mại khu vực đã tồn tại 23 năm qua, bao gồm yêu sách về nâng tỉ lệ nội địa hóa khu vực đối với ngành công nghiệp ôtô từ 62,5% hiện nay lên 85%; chu kỳ 5 năm xem xét lại NAFTA và xóa bỏ Chương 19 về giải quyết tranh chấp do phá giá và trợ giá, hạn ngạch.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, các đề xuất trên của Mỹ đi ngược với bản chất của NAFTA và gia tăng sự bất ổn trong khu vực, gây ảnh hưởng tới các kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp.
Những yêu sách của Mỹ khiến quá trình đàm phán NAFTA trở nên khó khăn hơn, khi tại vòng 3, Washington đã bắt đầu đưa ra những đề xuất “gai góc”, nhằm tìm kiếm cơ chế tạo thuận lợi cho các vụ kiện bán phá giá đối với việc nhập khẩu các sản phẩm nông sản của Mexico; hạn chế khả năng Mexico và Canada có được hợp đồng mua sắm công ở Mỹ trong khi các công ty Mỹ sẽ được tiếp cận nhiều hơn các dự án của chính phủ Mexico và Canada; các biện pháp giảm nhập khẩu hàng dệt may từ hai đối tác còn lại.
Đại diện đàm phán của Mexico và Canada đã bác bỏ những yêu sách trên của Mỹ, nhưng khẳng định không rời khỏi bàn đàm phán.
Tại cuộc họp báo chung kết thúc vòng đàm phán, trưởng đoàn đàm phán của Mexico, Bộ trưởng Kinh tế Ildefonso Guajardo, và của Canada, Ngoại trưởng Chrystia Freeland khẳng định tìm kiếm một NAFTA mới đem lại lợi ích cho các bên liên quan.
Bộ trưởng Ildefonso Guajardo khẳng định Mexico không muốn rời khỏi đàm phán NAFTA với hai bàn tay trắng, nhưng tất cả đều có giới hạn.
Bất chấp những đề xuất bất đồng, ba bên cần đạt được một thỏa thuận cùng có lợi, nâng cao khả năng cạnh tranh khu vực và tạo thêm nhiều việc làm.
Đại diện đàm phán của Mỹ, Mexico và Canada đều nhất trí đẩy nhanh tiến độ để hoàn tất việc tái đàm phán NAFTA vào quý I/2018.
Theo kế hoạch, vòng đàm phán thứ 5 về hiện đại hóa NAFTA sẽ diễn ra tại thủ đô Mexico City từ ngày 17-21/11 tới.
Cùng ngày, Tổng thống Mexico, Enrique Peña Nieto, cho biết nước này và Canada sẽ tiếp tục theo đuổi một thỏa thuận tự do thương mại trong trường hợp Mỹ rời khỏi NAFTA.
Tổng thống Peña Nieto khẳng định Mexico sẽ triển khai kế hoạch “B” nếu NAFTA đổ vỡ.
Kế hoạch này tập trung vào đa dạng hóa thị trường, tìm kiếm các đối tác mới và triển khai cơ chế bảo vệ đầu tư.
Tổng thống Donald Trump cho rằng NAFTA là một thảm họa đối với Mỹ, là hiệp định thương mại tồi tệ nhất trong lịch sử, đồng thời nhiều lần tuyên bố muốn rút khỏi hiệp định này.
Ông Donald Trump cho rằng NAFTA đã làm gia tăng nhập siêu thương mại của Mỹ, ảnh hưởng đến việc làm của nước này, chuyển dịch hàng triệu vị trí việc làm trong ngành sản xuất sang Mexico, nơi có giá nhân công thấp hơn.
NAFTA là hiệp định thương mại giữa Mexico, Mỹ và Canada, có hiệu lực từ ngày 1/1/1994.
Theo thống kê, trao đổi thương mại giữa 3 quốc gia Bắc Mỹ đạt trên 1.300 tỷ USD vào năm 2016.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ngành sản xuất phụ tùng ô tô Mỹ sẽ mất 50.000 việc làm nếu NAFTA đổ vỡ
16:17' - 13/10/2017
Theo nghiên cứu của Boston Consulting Group (BCG), ngành sản xuất phụ tùng ô tô của Mỹ có thể mất đến 50.000 việc làm nếu NAFTA đổ vỡ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể tìm kiếm FTA song phương nếu tái đàm phán NAFTA thất bại
10:45' - 12/10/2017
Tuyên bố này được Tổng thống Trump đưa ra trước cuộc hội đàm với Thủ tướng Canada Justin Trudeau tại Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Khó khăn của đàm phán NAFTA vẫn ở phía trước
07:47' - 12/10/2017
Ngày 11/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố các cuộc đàm phán khó khăn liên quan đến NAFTA mới vẫn còn ở phía trước nhưng vẫn có thể đạt được một thoả thuận.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48'
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38'
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34'
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27' - 04/07/2025
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23' - 04/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng đạt "thỏa thuận nguyên tắc" trước hạn chót của Mỹ
08:17' - 04/07/2025
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 3/7 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) đã "sẵn sàng cho một thỏa thuận" với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật 4.500 tỷ USD của Mỹ đang chờ Tổng thống ký phê chuẩn
07:59' - 04/07/2025
Ngày 3/7, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện của Tổng thống Donald Trump, trị giá 4.500 tỷ USD.