Vụ bê bối thử nghiệm thổi bay 18,5 tỷ USD vốn hóa thị trường của hãng Toyota
Việc này cũng khiến các nhà đầu tư đặt câu hỏi về vấn đề quản trị tập đoàn.
Trong tuần qua, Toyota đã thừa nhận những bất thường trong các cuộc kiểm tra an toàn xe sau cuộc điều tra nội bộ do Bộ Giao thông Nhật Bản yêu cầu. Giá cổ phiếu của nhà sản xuất ô tô này đã giảm trong 3 ngày liên tiếp cho đến thứ 5/6, mất 5% giá trị. Cổ phiếu phục hồi nhẹ vào ngày 6/6 và lại giảm vào 7/6.
Giá cổ phiếu giảm đã đẩy Toyota ngày càng bị Tesla bỏ xa. Công ty xe điện của Mỹ đã vượt qua Toyota để trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới tính theo vốn hóa thị trường vào tháng 7/2020. Toyota gần đây đã thu hẹp khoảng cách do nhu cầu xe điện chậm lại và hy vọng sẽ giành lại vị trí dẫn đầu cho đến khi vụ bê bối an toàn cản trở đà phát triển của hãng.
Giới quan sát cho rằng vụ bê bối này sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của Toyota.
Công ty đã ngừng sản xuất dòng xe Yaris Cross và hai mẫu xe khác liên quan đến vụ bê bối, nhưng tổng sản lượng của hai mẫu này lên tới khoảng 130.000 chiếc mỗi năm, tương đương khoảng 1% trong số hơn 10 triệu xe Toyota sản xuất trên toàn cầu.
Theo báo cáo từ Kohei Takahashi, nhà phân tích tại UBS, việc ngừng bán các mẫu xe này trong một tháng sẽ làm giảm lợi nhuận hoạt động từ 10 tỷ yen - 15 tỷ yen.
Nhà phân tích tại Mizuho Securities, ông Yoshitaka Ishiyama cho rằng tác động của việc ngừng sản xuất đối với thu nhập của Toyota là 9 ty yen mỗi tháng, trong khi khoản bồi thường của nhà sản xuất ô tô cho các nhà cung cấp sẽ là tối đa 22 tỷ yen mỗi tháng.
Toyota dự báo lợi nhuận hoạt động đạt 4.300 tỷ yen trong năm tài chính này, nghĩa là tổng thiệt hại về lợi nhuận sẽ ít hơn 1% trên tổng số. Tuy nhiên, vụ bê bối kiểm tra vẫn gây áp lực giảm giá nặng nề lên cổ phiếu của Toyota, cho thấy mối nghi ngờ của thị trường nằm ở chỗ khác.
Chuyên gia Koji Endo của SBI Securities cho biết: “Vấn đề quản trị là mối lo ngại lớn hơn tác động đến thu nhập”.
Các công ty thuộc tập đoàn Toyota như Hino Motors, Daihatsu Motor và nhà sản xuất xe nâng Toyota Industries đều là đối tượng của các vụ bê bối gian lận trước đây. Giờ đây, những bất thường tương tự cũng xuất hiện ở công ty mẹ - vốn đã cam kết dẫn đầu các cải cách trong quản trị của tập đoàn.
Theo Tomoichiro Kubota tại Matsui Securities, với sự thất bại của Toyota trong việc phát hiện ra các vấn đề trong quá trình thử nghiệm an toàn xe, cổ phiếu của hãng này “trở nên kém hấp dẫn hơn do lo ngại liệu một (vụ bê bối) khác có xuất hiện hay không”.
Cải thiện năng lực quản trị liên quan đến kiểm soát chất lượng có thể là tâm điểm của cuộc họp cổ đông thường niên sắp tới của Toyota, dự kiến diễn ra vào ngày 18/6 sắp tới.
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Netflix bị kiện đòi bồi thường 170 triệu USD vì “Baby Reindeer”
07:30' - 08/06/2024
Fiona Harvey (Scotland) đã đệ đơn kiện Netflix với mức bồi thường 170 triệu USD, cho rằng nền tảng này đã bôi xấu hình ảnh của mình qua nhân vật kẻ đeo bám “Martha” trong loạt phim “Baby Reindeer".
-
Kinh tế và pháp luật
Công nhân hãng Samsung Electronics tại Hàn Quốc lần đầu tiên đình công
10:57' - 07/06/2024
Trong ngày 7/6, công nhân của hãng điện tử Samsung Electronics ở Hàn Quốc tiến hành cuộc đình công lần đầu tiên tại công ty do những bất đồng về chính sách tiền lương.
-
Kinh tế và pháp luật
YouTube thay đổi quy định để bảo vệ người dùng chưa thành niên
12:02' - 06/06/2024
YouTube đang thay đổi chính sách đối với các video sử dụng súng ống nhằm ngăn chặn nội dung nguy hiểm tiếp cận người dùng chưa đủ tuổi vị thành niên.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
UBS đối mặt vụ kiện liên quan đến sự sụp đổ của Credit Suisse
18:12' - 08/07/2025
Ngân hàng UBS bị cáo buộc rằng ngân hàng Credit Suisse (đã được USB mua) trước đây đã lừa đảo nhà đầu tư bằng những tuyên bố gây hiểu nhầm về tình hình tài chính trước khi sụp đổ vào tháng 3/2023.
-
Kinh tế và pháp luật
Z Holding và những cái tên đứng sau trong vụ sản xuất sữa giả HIUP 27
15:45' - 08/07/2025
Trước diễn biến của vụ án sản xuất và buôn bán thực phẩm giả mang nhãn hiệu HIUP 27, dư luận đặt ra nhiều câu hỏi về Công ty Cổ phần Z Holding là ai, đóng vai trò gì trong vụ án?
-
Kinh tế và pháp luật
Nam Phi sẽ thực hiện giấy phép du lịch điện tử bắt buộc
09:01' - 08/07/2025
Bộ trưởng Nội vụ Nam Phi, Leon Schreiber, ngày 7/7 đã công bố hệ thống thị thực kỹ thuật số toàn diện sẽ sớm bắt buộc đối với tất cả những người nhập cảnh vào quốc gia này.
-
Kinh tế và pháp luật
Khi nào được nhận lương hưu? Quy định mới cần biết
07:00' - 08/07/2025
Thời điểm hưởng lương hưu được quy định chi tiết tại Thông tư 12/2025/TT-BNV của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
-
Kinh tế và pháp luật
Họp báo Bộ Công an: Thu hơn 5.300 tỷ đồng trong vụ án lừa đảo Mr Pips
20:59' - 07/07/2025
Chiều 7/7, tại họp báo Bộ Công an, Công an thành phố Hà Nội đã thông tin kết quả điều tra liên quan đến vụ án lừa đảo của Phó Đức Nam (Mr Pips).
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố 5 bị can liên quan dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2
20:03' - 07/07/2025
Theo đại diện Cục C03, hành vi của các đối tượng gây thiệt hại 80 tỷ đồng, lãng phí 762 tỷ đồng. C03 đang mở rộng điều tra làm rõ sai phạm, xử lý triệt để vụ án.
-
Kinh tế và pháp luật
Apple chính thức kháng cáo khoản tiền phạt của EU
20:02' - 07/07/2025
Trong một thông báo, Apple cho biết hãng này đệ đơn kháng cáo vì cho rằng quyết định của Ủy ban châu Âu và khoản tiền phạt chưa từng có của cơ quan này vượt xa những gì luật pháp yêu cầu.
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố 2 nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO)
20:01' - 07/07/2025
Thượng tá Vũ Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục C03 cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố 10 bị can về tội "Nhận hối lộ", trong số này có bị can Đào Nam Hải (nguyên Tổng Giám đốc PJICO).
-
Kinh tế và pháp luật
Cảnh báo thủ đoạn tinh vi mới trong buôn lậu, hàng giả công nghệ cao
14:35' - 07/07/2025
Hội nghị tại Đà Nẵng cảnh báo hàng giả ngày càng tinh vi, sử dụng AI, in 3D, giả mạo thương hiệu xe máy, đòi hỏi hành động quyết liệt và đồng bộ hơn từ các lực lượng chức năng.