Vụ “Chuyến bay giải cứu”: Cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự đã thừa nhận hành vi nhận hối lộ
Sáng 13/7, trong phần thẩm vấn tại phiên tòa xét xử vụ “Chuyến bay giải cứu”, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Nguyễn Thị Hương Lan đã bất ngờ thừa nhận hành vi nhận hối lộ và nội dung cáo trạng truy tố là đúng.
Tại phiên tòa, bị cáo Hương Lan khai rằng việc tổ chức cấp phép chuyến bay đưa công dân về nước là công tác bảo hộ công dân, thuộc Phòng Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự. Về quy trình, hồ sơ cấp phép chuyến bay được gửi đến Cục Lãnh sự, bộ phận văn phòng sẽ đưa về Phòng Bảo hộ công dân. Phòng sẽ tập hợp các yêu cầu của doanh nghiệp lập thành danh sách tổng hợp. Trên cơ sở các tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp do Tổ 5 Bộ đã thống nhất trước đó, Phòng Bảo hộ công dân sẽ lựa chọn doanh nghiệp đủ tiêu chí, đề xuất danh sách các doanh nghiệp rồi đưa lên cho Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự phụ trách. Cụ thể, bị cáo Đỗ Hoàng Tùng (Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự) sẽ xem trước và điều chỉnh. Nếu hoàn chỉnh sẽ đưa lên cho bị cáo Lan để bị cáo báo cáo cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng. Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp cấp phép chuyến bay bao gồm yếu tố như: địa bàn đông công dân bị mắc kẹt được ưu tiên, các địa phương phải có văn bản tiếp nhận công dân, không dồn nhiều quá một thời điểm vào một địa phương, người đưa về phải là công dân Việt Nam có nhu cầu về nước đang kẹt ở nước ngoài, doanh nghiệp phải đảm bảo việc thực hiện trọn gói cho công dân. Cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan thừa nhận trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bị cáo có gặp và nhận quà, tiền của một số doanh nghiệp. Bị cáo trình bày: ''Dù không nhớ rõ nhưng bị cáo cũng rất tin tưởng vào Cơ quan điều tra, tin tưởng vào nội dung cáo trạng. Bị cáo thừa nhận nội dung cáo trạng''. Theo cáo trạng, từ năm 2016 đến tháng 7/2021, Nguyễn Thị Hương Lan là Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, đến tháng 7/2021 được bổ nhiệm làm Cục trưởng được giao quản lý, phụ trách chung toàn bộ công việc của Cục Lãnh sự, xét duyệt danh sách các doanh nghiệp thực hiện chuyến bay; trực tiếp báo cáo Tô Anh Dũng, Thứ trưởng duyệt, ký công văn gửi Tổ 4 Bộ/5 Bộ về việc đề xuất cho các doanh nghiệp tham gia tổ chức thực hiện các chuyến bay đưa công dân về nước. Từ tháng 5/2020 đến tháng 1/2022, tám cá nhân là đại diện các doanh nghiệp đã đặt vấn đề nhờ và được bị cáo Hương Lan đồng ý tạo điều kiện giúp đỡ trong việc cấp phép chuyến bay nhanh chóng. Trong quá trình giải quyết cấp phép các chuyến bay, Nguyễn Thị Hương Lan đã nhiều lần nhận tiền của đại diện các doanh nghiệp. Viện Kiểm sát xác định bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan đã nhận hối lộ 33 lần, tổng cộng hơn 25 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong giai đoạn điều tra, bị cáo Hương Lan không thừa nhận số tiền 25 tỷ đồng mà chỉ khai nhận 900 triệu đồng và một số quà cáp. Tại phiên xử sáng 13/7, bị cáo Hương Lan thừa nhận toàn bộ số tiền như cáo trạng đã truy tố. Chủ tọa phiên tòa đã xác nhận với bị cáo Hương Lan các lần nhận tiền, doanh nghiệp đưa tiền… Theo đó, bị cáo Hương Lan xác nhận đã nhận hối lộ của 8 doanh nghiệp gồm các công ty: An Bình, ATA, Nhật Minh, MasterLife, Vitrato, Bluesky, Lữ Hành Việt, Thuận An. Bị cáo Hương Lan thừa nhận như cáo trạng truy tố là đúng. Bị cáo đã 11 lần nhận tổng số 13,2 tỷ đồng từ bị cáo Hoàng Thị Mơ, nhận 4 lần của bị cáo Nguyễn Thị Tường Vy số tiền 2,2 tỷ đồng, nhận 2 lần với tổng số 20.000 USD của bị cáo Lê Văn Nghĩa, nhận 3 lần với tổng số 55.000 USD của bị cáo Trần Thị Mai Xa, nhận 8 lần với tổng số 5,9 tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng… Tổng cộng, quá trình cấp phép các chuyến bay, từ tháng 12/2020 đến tháng 1/2022, Nguyễn Thị Hương Lan đã nhận hối lộ 32 lần của 8 cá nhân đại diện doanh nghiệp, với tổng số 25 tỷ đồng. Ngày 17/4/2023, gia đình Nguyễn Thị Hương Lan đã nộp 900 triệu đồng cho Cơ quan điều tra để khắc phục hậu quả. Cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan thừa nhận sai phạm và bày tỏ sự ăn năn khi việc nhận tiền này là nguyên nhân để các doanh nghiệp lợi dụng tăng giá chuyến bay, gây thiệt hại cho công dân, làm mất uy tín của Nhà nước. Bị cáo Hương Lan gửi lời xin lỗi tới Đảng, Nhà nước, cơ quan và công dân vì những sai phạm của bị cáo./.Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ “Chuyến bay giải cứu”: Các bị cáo thừa nhận vi phạm nhận hối lộ
13:58' - 12/07/2023
Khai tại tòa, nhiều bị cáo đã khai nhận hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố và thừa nhận tội danh mà Viện Kiểm sát đã truy tố đối với các bị cáo là đúng.
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ “chuyến bay giải cứu”: Nhiều bị cáo khai bị ép đưa hối lộ
20:14' - 11/07/2023
Cuối giờ chiều 11/7, phiên tòa xét xử sơ thẩm 54 bị cáo trong vụ “Chuyến bay giải cứu” về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”...
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ “Chuyến bay giải cứu”: Hơn 226 tỷ đồng hối lộ để cấp phép cho các chuyến bay
10:38' - 11/07/2023
Sáng 11/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 54 bị cáo trong vụ án "Chuyến bay giải cứu".
-
Kinh tế và pháp luật
Cựu quan chức giáo dục Mỹ bị buộc tội nhận hối lộ liên quan đến thực phẩm bẩn
07:00' - 30/06/2023
An toàn thực phẩm học đường luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh khi trẻ dành phần lớn thời gian sinh hoạt tại trường học.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Một số vi phạm trong cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải
17:25' - 25/11/2024
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận về một số vi phạm trong tái cơ cấu và cổ phần hoá doanh nghiệp giai đoạn 2011 - 2021 tại Bộ Giao thông vận tải.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử sơ thẩm vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh bị đề nghị 30 năm tù giam
13:06' - 25/11/2024
Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá, đây là vụ án tham nhũng, kinh tế năng lượng xảy ra tại Trung ương và địa phương, ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước.
-
Kinh tế và pháp luật
Cảnh sát Tokyo tiếp nhận 4 triệu món đồ thất lạc mỗi năm
07:00' - 25/11/2024
Bạn có bị mất ô, chìa khóa hay thậm chí là một con sóc bay? Nếu bạn ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản, bạn có thể hoàn toàn yên tâm rằng chúng đang được cảnh sát chăm sóc chu đáo.
-
Kinh tế và pháp luật
Cảnh báo chiêu thức lừa đảo tuyển dụng nhân sự online vào ngân hàng
22:29' - 24/11/2024
Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác và tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu.
-
Kinh tế và pháp luật
Hà Nội triệt phá đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn "khí cười"
21:54' - 23/11/2024
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
-
Kinh tế và pháp luật
Xử phạt 3 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện tử
21:03' - 23/11/2024
Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia vừa ban hành các Quyết định xử lý vụ việc vi phạm pháp luật về cạnh tranh với 3 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện tử.
-
Kinh tế và pháp luật
Số vụ lừa đảo ở Australia cao kỷ lục
07:00' - 23/11/2024
Phóng viên TTXVN tại Sydney dẫn báo cáo thường niên mới nhất của Cơ quan Khiếu nại Tài chính Australia (AFCA) cho biết số vụ lừa đảo ở quốc gia châu Đại Dương này đã lên mức cao kỷ lục.
-
Kinh tế và pháp luật
"Gã khổng lồ" dược phẩm gặp rắc rối tại châu Âu
07:00' - 22/11/2024
Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn thông cáo từ EC cho biết, Teva đã "phát tán thông tin sai lệch một cách có hệ thống" về các sản phẩm cạnh tranh nhằm cản trở sự xuất hiện của chúng trên thị trường.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử sơ thẩm vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội bị truy tố
20:55' - 21/11/2024
Ngày 21/11, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil).