Vụ “Chuyến bay giải cứu”: Nhiều bị cáo không đòi hỏi nhưng cũng không tránh được cám dỗ
Ngày 18/7, tại phiên toàn xét xử vụ “Chuyến bay giải cứu”, nhiều bị cáo, luật sư bào chữa cho rằng, bị cáo không thỏa thuận, không gây khó dễ và cũng không đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa tiền hối lộ mới được cấp phép các chuyến bay, cấp phép thực hiện chủ trương cách ly tại địa phương, trong đó có cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng…
Bào chữa cho bị cáo Chử Xuân Dũng, luật sư Trịnh Văn Tuyến cho rằng việc nhận tiền của Chử Xuân Dũng mang tính thụ động và “đưa bao nhiêu biết bấy nhiêu”. Xuyên suốt hành vi phạm tội của bị cáo, các lời khai cùng các chứng cứ tài liệu trong hồ sơ vụ án đều thể hiện rất rõ rằng, bị cáo không có bất kỳ một sự thỏa thuận, đòi hỏi hay gây khó dễ nào đối với doanh nghiệp để được nhận tiền.
Theo luật sư Trịnh Văn Tuyến, tại phiên xử sáng 14/7, khi trả lời câu hỏi của luật sư bào chữa cho Trần Minh Tuấn (Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hòa), Chử Xuân Dũng đã khái quát hành vi phạm tội của mình rằng: “Nếu không phải là người quen gửi quà cảm ơn, chắc chắn tôi đã không phải đứng trước phiên tòa này”. Điều đó cho thấy, mặc dù Chử Xuân Dũng nhận thức được việc nhận tiền cảm ơn là sai trái, nhưng không nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn về tính chất nghiêm trọng của hành vi nhận tiền liên quan đến việc duyệt chủ trương cách ly.
Do vậy, luật sư Tuyến khẳng định: “Chúng tôi đồng thuận với quan điểm, nhận định của Viện Kiểm sát trong phần luận tội khi xác định, một số bị cáo không chủ động yêu cầu doanh nghiệp đưa tiền nhưng đã không tránh được những cám dỗ”. Về các tình tiết giảm nhẹ của bị cáo Chử Xuân Dũng, theo luật sư, năm 1994, ngay sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội, Dũng được phân công về Trường Trung học Phổ thông Sóc Sơn công tác, giảng dạy. Tại đây, Chử Xuân Dũng chính là người tiên phong đưa “ánh sáng” tin học, công nghệ thông tin về cho các học trò ở một vùng quê nghèo ngoại thành Hà Nội. Kể từ thời điểm đó cho đến trước khi vụ án xảy ra, Chử Xuân Dũng đã góp phần dạy dỗ, đào tạo ra lớp lớp thế hệ học trò ở Thủ đô. Trong số ấy, không ít người hiện là sĩ quan Công an, sĩ quan Quân đội, giảng viên Đại học, bác sĩ, kỹ sư, cán bộ công chức Nhà nước và doanh nhân… Đó là những đóng góp lớn của bị cáo đối với xã hội. Luật sư Tuyến tâm tư, bên cạnh hình phạt, bản án của pháp luật tới đây, sự ân hận, day dứt, xen lẫn sự hổ thẹn trong lòng cũng chính là một hình phạt, bản án nữa vô cùng hà khắc đối với Chử Xuân Dũng và nó sẽ đi theo bị cáo suốt cả quãng đời còn lại. Luật sư mong mỏi Hội đồng xét xử, đại diện Viện Kiểm sát xem xét một cách kỹ lưỡng, thấu đáo và khách quan, toàn diện hơn nữa về hành vi phạm tội của Chử Xuân Dũng. Từ đó, áp dụng mức hình phạt thấp hơn mức hình phạt mà đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị. Tự bào chữa cho mình, Chử Xuân Dũng đã trình bày về những đóng góp của mình trong công tác phòng, chống COVID-19, nỗi đau xót của mình... Trước đó, Chử Xuân Dũng bị đại diện Viện Kiểm sát đề nghị mức án từ 4-5 năm tù về tội “Nhận hối lộ” do đã nhận của hai cá nhân tổng số tiền hơn 2 tỷ đồng để duyệt cấp phép cách ly trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chử Xuân Dũng nói, việc bản thân phải đứng ở đây quả thực rất đau xót. Bị cáo xin Hội đồng xét xử xem xét, cho bị cáo cơ hội sớm quay trở lại với gia đình, xã hội, có cơ hội đóng góp thêm sức lực của mình để phục vụ xã hội. Bào chữa cho cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, luật sư Lê Thành Kính khẳng định, bị cáo Tô Anh Dũng không có động cơ vụ lợi trong công việc, giữa bị cáo và doanh nghiệp, cá nhân khi gặp gỡ không có thỏa thuận ăn chia. Tô Anh Dũng không đòi hỏi, gợi ý và không gây khó dễ với các doanh nghiệp. Vì vậy, sau khi các chuyến bay đã được phê duyệt hoặc đã hoàn thành, các doanh nghiệp mới chủ động đến gặp và cảm ơn. Các doanh nghiệp này nói được tạo điều kiện tham gia các chuyến bay combo có lợi nhuận trong lúc khó khăn, dịch bệnh hoành hành nên muốn đến cảm ơn Tô Anh Dũng, do trước đó bị cáo đã hướng dẫn họ nhiệt tình, tận tâm, không đòi hỏi điều kiện gì. Trình bày tại Tòa, bị cáo Hoàng Diệu Mơ (Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại du lịch dịch vụ Hàng không An Bình) cũng thừa nhận, bị cáo Tô Anh Dũng không đòi hỏi, ép buộc hay gợi ý bị cáo Mơ phải đưa tiền mới cấp phép các chuyến bay giải cứu. Việc Mơ đưa tiền là để cảm ơn sự giúp đỡ trước đó của Tô Anh Dũng. Liên quan đến vụ án, luật sư bào chữa cho Anh Dũng cho biết, gia đình bị cáo đã tự nguyện nộp lại toàn bộ số tiền 21,5 tỷ đồng nhận hối lộ. Luật sư đề nghị Hội đồng xét xử cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ, cho bị cáo được hưởng khoan hồng của pháp luật./.- Từ khóa :
- hà nội
- vụ chuyến bay giải cứu
- hối lộ
- đưa hối lộ
- lừa đảo
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ “Chuyến bay giải cứu”: Kiến nghị xem xét hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp
18:49' - 17/07/2023
Ngày 17/7, đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị Hội đồng xét xử xem xét cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng về hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp.
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ “Chuyến bay giải cứu”: Mức án đề nghị cao nhất là "tử hình"
12:58' - 17/07/2023
Sáng 17/7, phiên tòa xét xử sơ thẩm 54 bị cáo trong vụ án “Chuyến bay giải cứu” chuyển sang phần tranh luận.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Các nhóm bảo vệ môi trường khởi kiện chính quyền Tổng thống D.Trump
16:36' - 20/02/2025
Ngày 19/2, các nhóm bảo vệ môi trường đã khởi kiện chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump liên quan vấn đề môi trường, theo đó phản đối các kế hoạch mở rộng hoạt động khoan dầu ngoài khơi.
-
Kinh tế và pháp luật
Google trả Italy khoản tiền thuế hơn 300 triệu USD
07:30' - 20/02/2025
Trong thông báo, các công tố viên Milan nêu rõ theo thỏa thuận đạt được giữa Cơ quan thuế Italy và Google, công ty này đã trả 326 triệu euro tiền thuế, tiền phạt và tiền lãi.
-
Kinh tế và pháp luật
Bình Dương vận động người dân cung cấp thông tin vi phạm ATGT qua Zalo
21:31' - 19/02/2025
Bình Dương là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh, kéo theo đó là những thách thức lớn trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
-
Kinh tế và pháp luật
Tòa án Hàn Quốc yêu cầu tái thẩm bản án vụ ám sát Tổng thống Park Chung-hee
21:16' - 19/02/2025
Quyết định được đưa ra sau 5 năm gia đình của ông Kim nộp đơn yêu cầu tái thẩm vì muốn loại bỏ tội danh nổi loạn đối với vị cựu giám đốc tình báo này.
-
Kinh tế và pháp luật
Bình Dương điều tra vụ việc bé trai tử vong chưa rõ nguyên nhân
20:34' - 19/02/2025
Ngày 19/2, Công an phường Bình Hòa, thành phố Thuận An cho biết đã tiếp nhận thông tin về trường hợp tử vong chưa rõ nguyên nhân của một bé trai tại khu dân cư Việt Sing, gần nhà nghỉ Gia Bảo 2.
-
Kinh tế và pháp luật
Khẩn trương điều tra, làm rõ vụ ô tô kéo lê xe máy trên cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội)
16:31' - 19/02/2025
Vụ va chạm khiến anh D.T.T và cháu N bị thương, được đưa đi cấp cứu. Hiện, sức khỏe của hai bố con anh D.T.T đã ổn định và được xuất viện.
-
Kinh tế và pháp luật
Giấy phép lái xe hết hạn bao lâu phải thi lại?
14:34' - 19/02/2025
Theo Thông tư 35/2024/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải, từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô (từ hạng B đến hạng DE) quá hạn dù chỉ 1 ngày thì chủ sở hữu cũng phải thi lại lý thuyết.
-
Kinh tế và pháp luật
Quy định mới về học lý thuyết thi giấy phép lái xe
14:29' - 19/02/2025
Theo Thông tư mới về đào tạo lái ô tô cho phép các hạng giấy phép lái xe (GPLX) ô tô, có thể học lý thuyết theo hình thức tập trung hoặc đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn.
-
Kinh tế và pháp luật
Myanmar bắt giữ 270 người nước ngoài tại các khu phức hợp lừa đảo ở biên giới
08:20' - 19/02/2025
Cơ quan chức năng Myanmar đã bắt giữ 273 người nước ngoài từ các khu phức hợp lừa đảo dọc biên giới với Thái Lan trong chiến dịch truy quét các hoạt động trực tuyến bất hợp pháp.