Vụ tàu mắc kẹt ở kênh đào Suez: Công ty chủ quản cam kết giải quyết theo luật quốc tế
Hãng tin Kyodo (Nhật Bản) dẫn lời một nhân viên cấp cao của công ty Shoei Kisen Kaisha Ltd. , chuyên dịch vụ cho thuê tàu biển, cho biết phía công ty sẽ xác minh nguyên nhân dẫn tới sự cố.
Tuy nhiên, nhân viên này từ chối trả lời khi được hỏi về khoản bồi thường có thể phải trả trong sự cố.
Tàu Ever Given thuộc sở hữu của Shoei Kisen Kaisha Ltd., do hãng Evergreen Marine Corp. (Đài Loan, Trung Quốc) vận hành. Khi xảy ra sự cố, tàu treo cờ của Panama.
Ngay sau khi có thông tin bước đầu giải cứu thành công tàu Ever Given, tạo luồng di chuyển trên mặt kênh đào Suez, công ty Shoei Kisen đã ra thông cáo báo chí bày tỏ cảm ơn giới chức Ai Cập và các lực lượng tham gia cứu hộ.
Thông cáo nêu rõ một khi công tác giải cứu thành công và tàu được lai dắt về khu vực chờ ở hồ Bitter, công ty sẽ nhanh chóng phối hợp cùng các bên còn lại để đánh giá tình trạng tàu và sớm đưa tàu hoạt động trở lại.
Theo Giám đốc Cơ quan quản lý kênh đào Suez (SCA) Osama Rabie, các đánh giá sơ bộ cho thấy tàu có thể khởi động và dịch chuyển trong một khoảng giới hạn, không có container hàng nào trên tàu bị hư hại nhưng cần tiến hành đánh giá lần 2 để xác định chính xác hơn.
Tham gia giải cứu tàu là các nhân viên cứu hộ của SCA và một đội giải cứu từ Smit Salvade (Hà Lan). Peter Berdowski,, CEO Smit Salvage, chia sẻ đây là một nhiệm vụ cấp bách và áp lực chưa từng có.
Theo công ty Hà Lan, đội cứu hộ đã đào khoảng 30.000m3 cát để giúp tàu thoát cạn và 11 tàu kéo thông thường, 2 tàu kéo chuyên dụng đã được huy động để giải cứu tàu Ever Given.
Tàu Ever Given có chiều dài khoảng 400m, nặng 220.000 tấn đã mắc cạn và chặn ngang kênh đào Suez từ ngày 23/3 khi đang thực hiện hành trình từ Trung Quốc về Rotterdam (Hà Lan).
Vụ mắc cạn khiến tuyến lưu thông đường biển kết nối Địa Trung Hải và Biển Đỏ rơi vào trạng thái tê liệt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới lưu thông hàng hóa Á-Âu.
Hơn 400 tàu và thuyền đã buộc phải tạm dừng tại khu vực kênh đào và neo đậu tại các khu vực chờ lâu hơn lịch trình dự kiến trong thời gian chờ đợi thông tuyến.
Trong khi đó, không ít tàu cũng phải điều hướng qua mũi Hảo Vọng (Nam Phi), chấp nhận lịch trình kéo dài thêm ít nhất 7 ngày và tổn hao nhiên liệu hơn thông thường.
Ngày 29/3, các nỗ lực giải cứu đạt thành công bước đầu khi giúp tàu nổi hoàn toàn trên mặt nước, dần xoay về hướng di chuyển thông thường, mở đường nối lại lưu thông trên kênh.
Giám đốc SCA Osama Rabie cho biết dù hoạt động lưu thông qua kênh đào đã được nối lại nhưng cần ít nhất 3 đến 4 ngày để giải thoát hơn 400 tàu đang chờ và khôi phục trạng thái hoạt động bình thường trên kênh đào này.
Các nguồn tin trong ngành ước tính các chủ tàu và đơn vị thuê tàu có thể tổn hại thêm ít nhất 24 triệu USD chi phí trì hoãn lịch trình trong những ngày qua và nhiều khả năng họ không được bồi thường vì hầu hết các chính sách bảo hiểm không bao gồm điều khoản về hoãn lịch trình. Trong khi đó, các chủ hàng cũng có thể chịu những thiệt hại không được nhận bảo hiểm./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia khuyến nghị giải pháp bảo hiểm cho các tàu thiệt hại vì sự cố kênh đào Suez
09:04' - 30/03/2021
Các tàu bị thiệt hại từ sự cố ở kênh đào Suez có thể yêu cầu bồi thường từ những nhà cung cấp bảo hiểm hàng hải thuộc các câu lạc bộ bảo vệ và bồi thường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Khi kim cương không còn là ưu tiên quốc gia của Israel
19:16'
Trong suốt hơn nửa thế kỷ, Israel từng là quốc gia dẫn đầu thế giới trong ngành kim cương, chỉ sau Bỉ.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan trấn áp các tour du lịch trái phép
16:49'
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh công chúng ngày càng quan tâm, đặc biệt là về những tin đồn liên quan đến an toàn được lan truyền trên mạng xã hội.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan Mỹ: Những ngành xuất khẩu của EU chịu ảnh hưởng nặng nhất
13:17'
Bà Maria Demertzis, Giám đốc Trung tâm chiến lược kinh tế tại tổ chức Conference Board (Bỉ), cho biết tác động của mức thuế 50% sẽ thực sự lớn đối với một số ngành.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:20'
Tổng thống Mỹ đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ EU, Xiaomi sẽ đầu tư 50 tỷ NDT phát triển chip điện thoại thông minh cao cấp... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của EU sau khi Tổng thống Mỹ cảnh báo áp thuế mới
20:25' - 24/05/2025
Ủy viên Thương mại của EU Maros Sefcovic ngày 23/5 kêu gọi Mỹ tôn trọng đối tác thương mại, đồng thời cam kết sẵn sàng làm việc trên tinh thần thiện chí và đảm bảo một thỏa thuận có lợi cho cả 2 bên.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đẩy nhanh xây các nhà máy điện hạt nhân
11:10' - 24/05/2025
Tổng thống Donald Trump ngày 23/5 đã ký loạt sắc lệnh, chỉ thị hành pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả những thiết kế nhỏ và chưa được thử nghiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:48' - 24/05/2025
Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.