Vực dậy sau dịch: Doanh nghiệp loay hoay bài toán thiếu vốn
Dịch COVID-19 đang dần được kiểm soát tại nhiều tỉnh, thành phố và tỷ lệ tiêm phòng vaccine cũng đã được phủ rộng hơn giúp cho các hoạt động kinh tế - xã hội khôi phục trở lại. Tuy nhiên, với doanh nghiệp, để có thể vận hành, ngoài việc đảm bảo có đủ công nhân sản xuất, tiếp tục sống chung với dịch bệnh thì thiếu vốn đang là rào cản lớn nhất hiện nay, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bào mòn nguồn lực tài chínhCông ty cổ phần kinh doanh VMPC là đơn vị chuyên xuất khẩu bột khoáng sản sang các thị trường Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka. Liên tục 10 năm qua, công ty này luôn có tăng trưởng tốt.Thế nhưng do dịch bệnh, gần đây cước vận tải chuyển tăng đột biến từ 300 USD/container 20 feet lên tới 3.000 USD. Nhiều đơn hàng bị hủy, chậm, khách hàng không chấp nhận tăng giá đã khiến chi phí giao mỗi chuyến hàng của công ty tăng thêm hàng trăm triệu đồng.
Ông Nguyễn Vinh Huỳnh, Phó giám đốc VMPC cho hay, dịch COVID-19 khiến xuất khẩu giảm mạnh từ 60 - 70%, trong khi giá đầu vào tăng. Công ty càng bán càng lỗ, nhưng để giữ chân khách hàng thì vẫn phải chấp nhận. Trong tháng qua, công ty đã mất gần 60 tỷ đồng doanh thu. “Bởi vậy để hoạt động trở lại, chúng tôi cần nhất là vốn lưu động. Các khó khăn do dịch bệnh cùng với chi phí phòng chống dịch đã khiến doanh nghiệp dần cạn kiệt nguồn lực. Công ty đã lên kế hoạch vay 10 tỷ đồng với lãi suất 7%/6 tháng. Đây là chi phí thiết yếu nhất để vận hành bộ máy trong 6 tháng giúp công ty không phải đền bù hợp đồng”, ông Nguyễn Vinh Huỳnh nói. Ông Vũ Tuấn Thanh, Giám đốc Công ty cổ phần Phân bón công nghệ cao Việt Âu Châu - đơn vị chuyên nhập khẩu phân bón, xuất khẩu nông sản cũng chia sẻ, dịch COVID-19 khiến chi phí của doanh nghiệp tăng cao, nhưng giá bán lại không thể theo kịp do sức mua sụt giảm mạnh. Để hoạt động trở lại, doanh nghiệp cần nguồn vốn lớn nhưng việc vay vốn gặp nhiều thủ tục khó khăn, tài sản thế chấp định giá thấp… “Sau đại dịch, ngành nông nghiệp sẽ có bước phục hồi mạnh. Nếu không tiếp cận được vốn để duy trì sản xuất, xuất khẩu trong thời gian cuối năm, doanh nghiệp sẽ khó vực dậy”, ông Thanh cho biết. Theo ông Đào Phan Long, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, vấn đề tài chính là quan trọng nhất để doanh nghiệp mở cửa trở lại. Hiện nay các chi phí đều tăng, từ test COVID-19, sản xuất 3 tại chỗ, cước vận chuyển, trả lương người lao động, lãi vay ngân hàng, tiền thuê đất, nhà xưởng… trong khi đầu ra sản phẩm chậm, thậm chí phải dừng sản xuất. Nhiều doanh nghiệp càng sản xuất càng lỗ, đã buộc phải đóng cửa tạm thời hoặc đứng trước nguy cơ phá sản. “Thu giảm mạnh – chi vẫn tăng đang bào mòn nguồn lực tài chính được tích lũy nhiều năm của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với các doanh nghiệp lớn, có tài sản đảm bảo, uy tín có thể dễ dàng vay vốn ngân hàng. Nhưng với đại đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa, muốn vay vốn để khôi phục sẽ là rất khó”, ông Long nói. Doanh nghiệp “ngóng” hỗ trợ Theo ông Vũ Tuấn Thanh, doanh nghiệp cần nhất lúc này hỗ trợ về tài chính. Cụ thể như ngân hàng cần giãn nợ, gia hạn nợ vay, hoặc cho doanh nghiệp vay tín chấp, vay trên hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu; giảm hay miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền đóng bảo hiểm được gia hạn, miễn hay trả chậm… Những chính sách đó chưa thể ngay lập tức giúp doanh nghiệp bứt lên, nhưng sẽ là trợ lực, giúp doanh nghiệp có thêm dòng tiền duy trì sản xuất.Ông Đào Phan Long cho rằng, nhà nước nên có khoản tiền hỗ trợ, bảo lãnh vay vốn cho doanh nghiệp để họ có thể phục hồi sản xuất. Ngoài những giải pháp trên, có thể thực hiện giãn thuế, giảm thuế, giảm tiền thuê đất…, hay các chi phí phải đóng khác như bảo hiểm, phí công đoàn…
“Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó khăn, không có khả năng tồn tại và thiếu dự án khả thi. Nếu cho vay, các ngân hàng sẽ gặp rủi ro. Như vậy doanh nghiệp rất khó vay được vốn. Do vậy, cần có những quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và được vận hành hiệu quả”, ông Long kiến nghị. Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần nghiên cứu đề xuất dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất như quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trong 6 tháng từ khi nộp hồ sơ. Đối với các doanh nghiệp nằm trong địa phương áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg (Chỉ thị 16) được giảm 50% số tiền phải nộp. “Hiện tại số tiền kết dư của hai quỹ Bảo hiểm xã hội và thất nghiệp đang còn quá lớn khoảng 935.100 tỷ đồng, trong khi doanh nghiệp rất khó khăn, vì vậy, mức hỗ trợ nên là giảm nộp 1 năm để cứu doanh nghiệp trong lúc này”, ông Giang kiến nghị. Đặc biệt, ông Vũ Đức Giang cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hệ thống ngân hàng không hạ hạn mức tín dụng đối với với những doanh nghiệp gặp khó khăn do COVID-19, tiếp tục giảm lãi suất cho vay tối thiểu 1%/năm và giãn thời gian trả nợ gốc và lãi của năm 2021 và 2022. “Để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, đề nghị Nhà nước tiếp tục giảm giá điện và thuế VAT từ 20 - 30% cho doanh nghiệp ở các địa phương phải thực hiện Chỉ thị 16 đến hết tháng 6 năm 2022. Các địa phương không điều chỉnh giá thuê đất trong điều kiện các doanh nghiệp phải gồng mình chống dịch và nghiên cứu giảm tiền thuê đất 50% cho doanh nghiệp ở các địa phương áp dụng Chỉ thị 16 đến hết tháng 6 năm 2022”, ông Giang cho hay. Hiện nay, để hỗ trợ doanh nghiệp, các ngân hàng cũng linh hoạt xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo trên cơ sở quản lý dòng tiền; tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay. Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu với thời hạn và lãi suất hợp lý. Thêm vào đó, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân và miễn tiền phạt chậm nộp thuế cho các doanh nghiệp gặp khó khăn. Tổng gói hỗ trợ này khoảng 21.300 tỷ đồng… Cùng với các gói hỗ trợ khác từ Chính phủ, chung tay của các tổ chức tín dụng, hy vọng thời gian tới, doanh nghiệp có thể tiếp cận thuận lợi hơn với nguồn vốn để khôi phục nhịp độ sản xuất sau dịch bệnh./.>>Sửa quy định về cho vay trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Lấy ý kiến về cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội
19:04' - 12/09/2021
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2015/TT-NHNN ngày 9/12/2015 hướng dẫn cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội.
-
Ngân hàng
Khách hàng vay vốn gặp khó khăn do dịch COVID-19, ngân hàng hỗ trợ thế nào?
18:20' - 24/08/2021
Sự vào cuộc của ngành ngân hàng thông qua hàng loạt các giải pháp hỗ trợ linh hoạt đang tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch.
-
Doanh nghiệp
Kiến nghị cho doanh nghiệp thế chấp vay vốn bằng sản phẩm thu mua
21:32' - 12/08/2021
Bộ Công Thương kiến nghị chính phủ chỉ đạo các Ngân hàng thương mại hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được thế chấp vay vốn bằng chính sản phẩm thu mua.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc có nguy cơ sụp đổ do thiếu vốn
08:00'
Trong khi các tập đoàn lớn của Hàn Quốc vẫn tương đối ổn định bất chấp những trở ngại thương mại từ Mỹ, thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn do thiếu vốn.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Việt bàn về giải pháp ứng phó với thuế đối ứng của Hoa Kỳ
15:59' - 18/04/2025
Phía Hoa Kỳ tuyên bố tạm hoãn áp dụng thuế riêng trong vòng 90 ngày để mở đường cho đàm phán, nhưng nguy cơ về thuế đối ứng vẫn đang hiện hữu và rất phức tạp.
-
Doanh nghiệp
Rủi ro lớn nhất cho hàng không Mỹ kể từ dịch COVID-19
14:56' - 18/04/2025
Cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tạo ra sự không chắc chắn lớn nhất cho các hãng hàng không Mỹ kể từ sau đại dịch COVID-19.
-
Doanh nghiệp
Biểu tượng chim Lạc "cất cánh" cùng Vietnam Airlines
14:35' - 18/04/2025
Hình ảnh chim Lạc trên thân máy bay không chỉ là biểu tượng văn hóa, mà còn là lời khẳng định về khát vọng vươn lên, hội nhập và khẳng định bản sắc dân tộc Việt Nam giữa bầu trời thế giới.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận quý I/2025 của Netflix đạt 2,9 tỷ USD
11:10' - 18/04/2025
“Gã khổng lồ” truyền phát trực tuyến (streaming) Netflix vừa công bố lợi nhuận quý I/2025 đạt 2,9 tỷ USD phần lớn nhờ vào việc tăng giá các gói thuê bao gần đây.
-
Doanh nghiệp
Lệnh cấm của Mỹ khiến hãng AMD thiệt hại 800 triệu USD
07:46' - 18/04/2025
Nhà phát triển chip Advanced Micro Devices (AMD) dự báo các yêu cầu cấp phép mới của Mỹ đối với việc xuất khẩu chip sang Trung Quốc có thể khiến hãng gánh chịu thiệt hại lên tới 800 triệu USD.
-
Doanh nghiệp
TikTok quảng bá di sản Việt, thúc đẩy du lịch và phát triển kinh tế
16:35' - 17/04/2025
Chiều 17/4, TikTok LIVE và Quỹ Hỗ trợ Bảo tồn Di sản Văn hoá Việt Nam khởi động chương trình “Nét đẹp Việt mùa 3: Chạm vào di sản” nhằm khai thác giá trị kinh tế từ di sản qua livestream sáng tạo.
-
Doanh nghiệp
TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ
15:12' - 17/04/2025
Mặc dù hưởng lợi từ xu hướng tích hợp tính năng AI vào các sản phẩm trực tuyến nhưng TSMC đang đối mặt với thách thức từ chính sách thuế nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump.
-
Doanh nghiệp
OpenAI muốn mua lại Windsurf với giá 3 tỷ USD
12:44' - 17/04/2025
Các nguồn thạo tin ngày 16/4 tiết lộ OpenAI đang trong quá trình đàm phán để mua lại công ty cung cấp công cụ hỗ trợ lập trình bằng trí tuệ nhân tạo (AI) Windsurf với giá khoảng 3 tỷ USD.