Vùng đất không thể bỏ qua đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc
Trung Đông - vùng đất của cơ hội
Trong 5 năm qua, Trung Đông đã chiếm tới 98% tính theo công suất các đơn đặt hàng của Tổng công ty điện lực quốc gia Hàn Quốc (KEPCO). Hiện tại, 11 trong số 33 dự án ở nước ngoài của KEPCO có điểm đến là Trung Đông, bao gồm nhà máy điện hạt nhân, nhiệt điện kết hợp, điện gió, điện Mặt trời và HVDC (truyền tải điện một chiều cao áp).
Thông tin cho biết trong năm 2025, KEPCO đang tập trung các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài vào Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Các công ty năng lượng Hàn Quốc mở rộng sự hiện diện tại Trung Đông là do "quá trình chuyển đổi năng lượng" và "nhu cầu điện tăng nhanh" của các quốc gia Trung Đông giàu dầu mỏ.UAE đã đặt mục tiêu tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 50% và đạt mức trung hòa carbon vào năm 2050. Ngoài ra, với việc OpenAI công bố kế hoạch xây dựng một trung tâm dữ liệu dành cho sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI) siêu lớn tại Abu Dhabi, nhu cầu điện tại đây dự kiến sẽ tăng mạnh hơn nữa.Trong khi đó, Saudi Arabia, một quốc gia giàu dầu mỏ khác, cũng có kế hoạch giảm tỷ lệ nhiệt điện từ mức 96% hiện nay, thay vào đó tăng tỷ lệ năng lượng mới và tái tạo hiện chỉ khiêm tốn ở mức 3,5% lên 50% vào năm 2030. Ông Motana Al-Odayib, Giám đốc Phát triển kinh doanh công ty Aqua Power cho biết, Saudi Arabia đang đặt ra các mục tiêu chuyển đổi năng lượng đầy tham vọng và nước này cần nhiều đối tác như KEPCO và Doosan, những công ty đã có bề dày kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thập kỷ.
Saudi Arabia cũng có một số sự kiện quốc tế quy mô lớn đã được lên lịch tổ chức, bao gồm giải bóng đá AFC Asian Cup (2027), Đại hội thể thao châu Á mùa Đông NEOM (2029), Expo (2030), giải Bóng đá Thế giới World Cup và Đại hội thể thao châu Á mùa Hè Riyadh (2034). Với hàng loạt sự kiện quốc tế lớn như trên, nhu cầu về điện chắc chắn sẽ tăng mạnh. Theo Mordor Intelligence, công suất cơ sở điện của Saudi Arabia dự kiến sẽ tăng từ 92,9 Gw (gigawatt) vào năm 2025 lên 123,2 Gw vào năm 2030.Các công ty Hàn Quốc hướng đến mục tiêu đa dạng hóa lợi nhuận thông qua các hoạt động kinh doanh ở nước ngoàiKEPCO đã tổ chức lại danh mục kinh doanh của mình tập trung vào năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo để ứng phó với những thay đổi trên thị trường năng lượng toàn cầu. Dựa trên năng lực công nghệ tích lũy được trong hệ thống truyền tải điện một chiều điện áp cực cao và hệ thống lưu trữ năng lượng bằng pin (ESS), công ty đang hướng đến mục tiêu thâm nhập vào thị trường toàn cầu và đa dạng hóa lợi nhuận. Các dự án hiện đang được đấu thầu hoặc dự kiến sẽ được đấu thầu tại Trung Đông trong năm 2025 cũng là cơ hội cho liên danh các công ty Hàn Quốc do KEPCO dẫn đầu.Các dự án được lên lịch đấu thầu trong năm nay rất đa dạng, bao gồm dự án ESS pin của Cơ quan Điện và Nước Abu Dhabi UAE (400 mW); Dự án Nhiệt điện kết hợp Jafurah 2 của Saudi Arabia (320 mW); Nhà máy điện hạt nhân 2 của Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Saudi Arabia; Dự án năng lượng tái tạo Saudi Round 6 (5 GW); Dự án ESS pin của Tập đoàn Saudi Group 1 (2,0 GW); Nhà máy điện chu trình kết hợp Al Nouf của UAE (3,3 GW); Nhà máy điện khử muối tư nhân Bahrain Sitra (1.200 mW).Trong ngành năng lượng, có một số dự đoán cho rằng KEPCO sẽ có thể giành được hợp đồng cho Dự án Pin ESS của Cơ quan Điện và Nước quốc gia Abu Dhabi và Dự án Nhiệt điện kết hợp giai đoạn 2 Jafurah trong năm nay. Nếu giành được hợp đồng cho Dự án Pin ESS của Cơ quan Điện và Nước Abu Dhabi, đây sẽ là lần đầu tiên KEPCO tham gia vào lĩnh vực kinh doanh pin ở Trung Đông. Dự kiến, dự án này sẽ trở thành cầu nối cho các hợp đồng trong tương lai. Cũng giống như việc KEPCO đã thúc đẩy thành công giai đoạn đầu tiên của nhà máy nhiệt điện kết hợp Japura và cơ hội giành được dự án giai đoạn hai rất khả quan. Cùng với đó, khả năng giành được các dự án trong nhiều lĩnh vực khác nhau của KEPCO trong tương lai cũng tăng mạnh.Việc tăng đơn đặt hàng cho các dự án năng lượng ở Trung Đông cũng trùng hợp với nhu cầu của các công ty Hàn Quốc muốn đa dạng hóa lợi nhuận của mình. KEPCO đang chịu gánh nặng nợ nần trong nước với số nợ vượt quá 200.000 tỷ won do bán điện với giá thấp hơn giá thành, do vậy cần cân đối tài chính thông qua hoạt động kinh doanh ở nước ngoài. Doosan Energy, công ty từng gặp khó khăn do tình trạng ngừng sản xuất điện hạt nhân, cũng đang tìm cách tăng doanh số và cải thiện lợi nhuận bằng cách mở rộng hoạt động kinh doanh ở nước ngoài.Các dự án năng lượng ở Trung Đông cũng tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc. Trong một dự án mà KEPCO thắng thầu, ít nhất sẽ có 10 và tối đa 90 công ty, bao gồm các công ty của Hàn Quốc ở trong nước, trải dài từ đơn vị cung cấp thiết bị, đơn vị bảo trì cho đến các tổ chức tài chính, cùng tham gia. Trong trường hợp nhà máy điện hạt nhân Barakah, 78% tổng chi phí dự án tương đương 18,6 tỷ USD đã được chi trả cho phía Hàn Quốc.KEPCO đánh giá cao môi trường kinh doanh ổn định ở Trung Đông. Một lãnh đạo của KEPCO cho biết nếu ký hợp đồng bán điện với một công ty năng lượng lớn ở Trung Đông trong hơn 20 năm, công ty có thể tạo ra lợi nhuận ổn định, đồng thời có thể tính đến các lợi ích chung mang lại cho toàn bộ các doanh nghiệp Hàn Quốc đi kèm.
Tuy nhiên, rủi ro địa chính trị ở khu vực này cũng cần phải được tính đến. Hiện tại, các yếu tố xung đột, cuộc giao tranh Israel-Hamas và các cuộc không kích của phiến quân Houthi vào Israel có thể làm chậm trễ các đơn đặt hàng dự án năng lượng ở Trung Đông hoặc làm chậm trễ việc cung cấp thiết bị.Ông Kim Hee-joong, Giám đốc bộ phận xây dựng của liên doanh Jafurah Business Corporation ở Saudi Arabia cho biết do ảnh hưởng từ xung đột, thiết bị của châu Âu không thể nhập khẩu qua các tuyến đường hiện tại mà phải đi vòng qua châu Phi.
Trong khi đó, ông Lee Gwang-ho, Giám đốc chi nhánh Trung Đông của KEPCO cho biết các nhà máy điện hạt nhân cần nhiên liệu hạt nhân, vì vậy đây là ngành kinh doanh chỉ có thể khả thi nếu tình hình trong nước và quốc tế ổn định. Cho dù đã có những chậm trễ do căng thẳng tại Trung Đông, nhưng giới doanh nghiệp Hàn Quốc vẫn nhận định Trung Đông là thị trường vô cùng tiềm năng và không thể bỏ qua.- Từ khóa :
- năng lượng tái tạo
- hàn quốc
- trung đông
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Các công ty lớn của Hàn Quốc chi mạnh cho an ninh mạng
09:02' - 01/06/2025
Các công ty hàng đầu Hàn Quốc đang đẩy mạnh đầu tư vào an ninh mạng, với mức chi tiêu trung bình đạt 2,9 tỷ won (khoảng 2,1 triệu USD) mỗi năm cho công tác bảo vệ thông tin.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Hàn Quốc: Những dấu hiệu đáng quan ngại
10:10' - 31/05/2025
Bức tranh kinh tế Hàn Quốc tháng 4/2025 cho thấy những dấu hiệu kém khả quan khi cả ba chỉ số kinh tế chủ chốt đều đồng loạt sụt giảm so với tháng 3/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
BoK: Đầu tư nước ngoài vào Hàn Quốc giảm mạnh
08:30' - 19/05/2025
BoK cho biết điều này đã gây ra tình trạng bất ổn chính trị và làm rung chuyển thị trường ngoại hối và chứng khoán.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thời kỳ suy thoái ở Đức sắp qua?
06:30'
Thế giới đang trở nên phức tạp và phân mảnh hơn, giữa bối cảnh cạnh tranh ngày càng nhiều. Tuy nhiên, Đức có nhiều cơ hội để vươn lên mạnh mẽ từ những thay đổi này.
-
Phân tích - Dự báo
Cách tiếp cận chiến lược của Nhật Bản đối với đồng yen kỹ thuật số
05:30'
Kể từ đại dịch COVID-19, những người tiêu dùng Nhật Bản trẻ tuổi, am hiểu công nghệ đang dần chuyển từ tiêu dùng bằng tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt.
-
Phân tích - Dự báo
Những đánh đổi trong cuộc đua năng lượng xanh
06:30' - 26/07/2025
Báo The Guardian dẫn số liệu từ Chính phủ Anh cho biết, hiện có khoảng 1,5 triệu hộ gia đình ở nước này đã lắp đặt pin Mặt Trời, và con số này đang tăng lên.
-
Phân tích - Dự báo
Vì sao Nga vượt Đức, Nhật Bản trong bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu?
05:30' - 26/07/2025
Theo dự báo do Ngân hàng Thế giới (WB) vừa phát hành, ước tính Nga vẫn giữ vị trí thứ tư trong danh sách các nền kinh tế lớn nhất thế giới về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
-
Phân tích - Dự báo
Đàm phán thương mại Hàn Quốc – Mỹ: Áp lực đang gia tăng
06:30' - 25/07/2025
Hàn Quốc đang đứng trước sức ép lớn sau khi Nhật Bản đạt được thỏa thuận thuế quan với Mỹ. Nhiều chuyên gia cho rằng, tình hình hiện nay đòi hỏi nước này cần sớm điều chỉnh "lá bài đàm phán".
-
Phân tích - Dự báo
EU sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất trong đàm phán thương mại với Mỹ
06:30' - 25/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) từng kỳ vọng sớm đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ để giữ mức thuế quan trong tầm kiểm soát, song giờ đây khối này đang chuẩn bị cho một kịch bản đáp trả.
-
Phân tích - Dự báo
Đằng sau “cuộc phiêu lưu tiền điện tử” của Tổng thống Trump
05:30' - 25/07/2025
Tổng thống Trump vừa công bố dự luật “Đạo luật Hướng dẫn và Thiết lập Đổi mới Quốc gia về stablecoin của Mỹ”, có khả năng sẽ tác động sâu rộng đến ngành tài chính toàn cầu và kinh tế Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Từ nghiên cứu đến thị trường: Nhật Bản chậm bước trong cuộc đua lượng tử
06:30' - 24/07/2025
Với một thị trường tiềm năng khổng lồ và kỳ vọng thương mại hóa trong vòng 5 năm tới, cạnh tranh toàn cầu trong ngành công nghệ lượng tử đang ngày càng gay gắt.
-
Phân tích - Dự báo
Trung tâm chuỗi cung ứng: Sẽ lại là châu Á?
05:30' - 24/07/2025
Các tập đoàn đa quốc gia ngày càng lo ngại thị trường Mỹ có thể trở nên bất ổn và khó tiếp cận. Nếu chi phí vận hành hoặc xuất khẩu vào Mỹ tăng đáng kể, một số công ty có thể chuyển hướng sang châu Á.