Vướng mắc từ các dự án PPP vẫn đang chờ được tháo gỡ
Ngày 31/10, tại Hà Nội, Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) tổ chức toạ đàm “Tháo gỡ bất cập dự án PPP hạ tầng giao thông” và “Cơ hội và thách thức nhà thầu tham gia cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2”.
Tọa đàm đã thu hút được sự tham dự của các chuyên gia, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp dự án, các nhà thầu trong lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông.
Phát biểu tại tọa đàm, PGS. TS. Trần Chủng - Chủ tịch VARSI nhấn mạnh, các dự án hạ tầng giao thông đầu tư theo phương thức PPP (đối tác công - tư) thời gian qua đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo mục tiêu Chính phủ đặt ra, đến năm 2030 Việt Nam có 5.000 km đường cao tốc. Như vậy, bức tranh toàn cảnh của lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ trong nước có dư địa rất lớn, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho hoạt động đầu tư các dự án công trình giao thông theo phương thức PPP.
Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia các dự án PPP.
“Tuy nhiên, thực tiễn triển khai các dự án PPP vẫn còn những bất cập cần được giải quyết kịp thời và triệt để, để thể hiện sự quan tâm và hỗ trợ từ Nhà nước, tạo ra môi trường đầu tư bình đẳng giữa Nhà nước và tư nhân, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và các tổ chức tài chính để họ tiếp tục tham gia vào công cuộc phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông đất nước”, PGS. TS. Trần Chủng nhìn nhận. Cũng theo PGS. TS. Trần Chủng, trong bối cảnh khủng hoảng nợ công đang diễn ra ở các nước đang phát triển, đầu tư theo phương thức đối tác công - tư là giải pháp hiệu quả để phát triển đất nước, đồng thời giảm bảo lãnh của Chính phủ, giảm rủi ro tăng nợ công.Tuy vậy, các vướng mắc nhiều năm qua vẫn dừng lại chờ các cơ quan Nhà nước “tháo gỡ” đẩy các nhà đầu tư căng mình tự chịu đựng trong khi những khó khăn nhất là về tài chính ngày càng căng thẳng hơn.
Nhìn nhận về những bất cập cần được tháo gỡ tại các dự án PPP, ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Quốc lộ 91 cho biết, việc giảm giá cho các phương tiện lân cận trạm, việc dừng thu phí để giãn cách do đại dịch COVID-19, việc chưa được tăng phí theo đúng lộ trình đã ký kết… đã tác động không nhỏ đến hiệu quả tài chính của dự án BOT nói chung thời gian qua.Vì vậy, doanh nghiệp dự án kiến nghị cho phép chấm dứt hợp đồng trước hạn, bố trí ngân sách nhà nước (khoảng 1.879 tỷ đồng) để thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.
Theo ông Ngọ Trường Nam, Tổng giám đốc Tập đoàn Đèo Cả, nhà đầu tư dự án hầm Đèo Cả, một trong 8 dự án gặp khó khăn, vướng mắc, dự án này gồm chuỗi hầm (hầm Đèo Cả, hầm Cổ Mã, hầm Cù Mông, hầm Hải Vân), sử dụng 7 trạm thu phí để hoàn vốn, trong đó có trạm trên cao tốc La Sơn - Túy Loan. Dự án cao tốc La Sơn - Túy Loan dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2018 nhưng bị chậm tiến độ, đồng thời, chính sách pháp luật thay đổi dẫn đến không thực hiện thu phí được. Từ năm 2018 đến nay nhà đầu tư không có nguồn tài chính bù đắp trong khi vẫn phải thực hiện trách nhiệm trả nợ. Chính phủ đề nghị bổ sung nguồn vốn ngân sách Nhà nước khoảng 2.280 tỷ đồng để hỗ trợ nhằm bảo đảm phương án tài chính cho dự án. Một số dự án cũng gặp sụt giảm doanh thu quá lớn do không được thu phí, đơn cử như dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn), gồm 2 hợp phần là cải tạo nâng cấp Quốc lộ 3 và xây dựng tuyến Thái Nguyên - Chợ Mới, đưa vào sử dụng từ năm 2017. Do không được thu phí trên Quốc lộ 3, chỉ thu trên tuyến mới nên doanh thu thực tế đến tháng 8-2022 đạt 8,7% trên tổng phương án tài chính. Một dự án khác cũng sụt giảm doanh thu nghiêm trọng là dự án cầu Văn Lang, cầu nối Việt Trì (Phú Thọ) và Ba Vì (Hà Nội). Ông Lê Minh Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH BOT Phú Hà, chủ đầu tư dự án cho biết, đưa vào khai thác năm 2019, dự án thu phí năm đầu tiên được 48% so với phương án tài chính, những năm sau càng thấp, năm 2021 chỉ đạt 28% do nhiều tuyến đường khác mở ra, phương tiện phân lưu sang đường mới, tỷ lệ xe ít hơn so với dự báo, tiền thu phí hiện chỉ đạt 30-35% tiền lãi phải trả ngân hàng. Ông Lê Minh Nghĩa kiến nghị, với dòng thu hiện tại, doanh nghiệp dự án không thể xây dựng được phương án tài chính để hoàn vốn và không thể xác định được thời gian hoàn vốn cho dự án, càng kéo dài hoạt động dự án càng thua lỗ, không thể có nguồn tài chính bù đắp.Nếu không được sự chia sẻ, hỗ trợ và có cơ chế tháo gỡ khó khăn của Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành đối với dự án thì nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án không thể tiếp tục duy trì các hoạt động thu phí, bảo trì đường bộ..., không thể thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng và nguy cơ phá sản.
Vì vậy nhà đầu tư kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải cho phép chấm dứt hợp đồng dự án trước thời hạn.
Chia sẻ tại tọa đàm, ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả cho rằng, cần nhìn nhận những lợi ích mà các dự án BOT đã mang lại, trong có việc xây dựng các tuyến đường, tạo thuận lợi cho đi lại của người dân, Nhà nước có công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Khi dự án gặp vướng mắc, cần có sự chia sẻ trách nhiệm gồm nhà đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước, địa phương, các ngân hàng thẩm định cho vay vốn, các cơ quan liên quan. Quy định của pháp luật không thể tùy tiện thay đổi, trong trường hợp thay đổi phải đàm phán lại hợp đồng.
PGS, TS Chủ tịch VARSI cho biết, các ý kiến tại tọa đàm là cơ sở cho các kiến nghị của hiệp hội với Chính phủ, các bộ, ngành để sớm tháo gỡ có kết quả, không chỉ giải cứu cho các dự án đang mắc kẹt, cứu các nhà đầu tư, không dẫn tới nguy cơ phá sản mà còn tạo niềm tin để huy động mạnh mẽ nguồn lực xã hội tham gia đầu tư theo phương thức PPP, đặc biệt với các công trình trọng điểm quốc gia và nhiều công trình quan trọng của địa phương./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án cao tốc Phan Thiết – Dâu Giây liệu có về “đích”đúng hạn?
16:35' - 31/10/2022
Còn đúng 60 ngày phải thông xe kỹ thuật cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây nhưng khối lượng công việc trên công trường còn rất nhiều và ngổn ngang. Theo nhận định dự án khó về "đích" đúng hạn.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị gia hạn hoàn thành toàn bộ cao tốc Cam Lộ - La Sơn đến quý I/2023
20:46' - 30/10/2022
Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh vừa có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải gia hạn tiến độ dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ có 25 điểm dừng khẩn cấp trên cao tốc Bắc – Nam đoạn Mai Sơn Quốc lộ 45
16:13' - 27/10/2022
Cao tốc Bắc Nam đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 sẽ phải hoàn thành năm 2022. Vi vậy việc sớm triển khai thêm các điểm dừng khẩn cấp là rất cần thiết để đảm bảo khai thác đồng bộ tuyến thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành
15:23' - 27/10/2022
Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành do VEC làm chủ đầu tư với tổng chiều dài dự án 57,8km có tổng mức đầu tư là 31.320 tỷ đồng; sử dụng vốn vay ADB, JICA và vốn đối ứng trong nước.
-
Kinh tế và pháp luật
Phạt 17 triệu đồng lái xe đi ngược chiều trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai
08:25' - 27/10/2022
Cục Cảnh sát giao thông đã phạt 17 triệu đồng với một lái xe ô tô đi ngược chiều trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính dự khánh thành cầu Liêm Chính (Hà Nam)
20:08'
Chiều 10/5, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức Lễ khánh thành cầu Liêm Chính, đơn nguyên 2 và các công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, thành phố Phủ Lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống Việt –Nga trong kỷ nguyên mới
19:56'
Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã gặp gỡ và phát biểu tại Học viện Hành chính công và Kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam phải có lối đi riêng, chính sách đột phá
19:53'
Tối 10/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương liên quan về xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Bảo đảm tính minh bạch và đồng bộ trong quy hoạch
18:34'
Chiều 10/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về các nội dung: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch....
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nội lực cho doanh nghiệp Việt trước biến động thương mại toàn cầu
18:30'
Xu hướng thương mại toàn cầu biến động khó lường, mức độ rủi ro tăng cao đang đặt ra yêu cầu cấp thiết phải củng cố nội lực và khả năng thích nghi cho doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 3-9/5/2025
18:07'
Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh, giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng nổi bật tuần từ 3-9/5/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Nhất trí đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Gia Bình cấp 4E
17:34'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về việc đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh và tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 45 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
17:30'
Chiều 10/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành Phiên họp thứ 45.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Duma Quốc gia Liên bang Nga
17:18'
Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Duma Quốc gia Vyacheslav Volodin trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.