Vướng trong khó khăn, doanh nghiệp xây dựng chưa tìm ra cách gỡ
Theo Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam (VACC), trong 6 tháng đầu năm 2022, các doanh nghiệp đã tăng doanh số và sản lượng lên 300% so với cùng kỳ năm trước nhưng nhìn chung so với yêu cầu kế hoạch đề ra vẫn chưa đạt. Hầu hết doanh nghiệp xây dựng chỉ đạt 20-40% kế hoạch cả năm mà nguyên nhân chủ yếu là phải đối mặt với quá nhiều khó khăn mà chưa tìm ra giải pháp khắc phục.
Từ thực tế này, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch VACC chia sẻ, so với mục tiêu khôi phục và phát triển kinh tế cả năm, đưa GDP tăng 6,5-7% thì ngành xây dựng - ngành đóng góp khoảng 12% tổng GDP cả nước là chưa đạt yêu cầu.Đại diện cho các doanh nghiệp xây dựng, VACC đã chủ động có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thực trạng ngành xây dựng với hàng loạt khó khăn được viện dẫn mà đầu tiên phải kể đến việc giá nguyên vật liệu biến động quá lớn.Chỉ tính từ đầu năm 2021 đến nay, giá thép đã tăng từ 20 - 60% (đỉnh cao là 60%, nay đã dịu xuống trên 20%); giá xi măng từ 1.400 đồng/kg (thời điểm quý IV/2020) thì đến nay đã là 1.980 đồng/kg (chưa VAT); giá nhựa đường từ mức 11.000 đồng/kg cuối năm 2020 thì đến nay là 15.500 đồng/kg...Nhìn chung, các loại vật liệu đều tăng và nếu tính theo tỷ trọng vật liệu trong cơ cấu giá - thì số liệu tăng giá vật liệu đều tăng chi phí gói thầu từ 18% - 30% bình quân cho từng lần.VACC dẫn chứng, điển hình là trường hợp Tổng công ty Vinaconex - nhà thầu thi công gói thầu Cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45, ngay khi khởi công, tính toán lại tất cả các cơ cấu giá thời điểm đó đã lỗ tới 46% so với giá gói thầu được chủ đầu tư ký hợp đồng.Chính vì tình trạng giá vật liệu biến động mạnh nhưng lại chưa có cơ chế bù giá, điều chỉnh hợp đồng hợp lý hoặc có biện pháp hỗ trợ nhà thầu cụ thể nên hiện nay hàng loạt nhà thầu đang tham gia vào các gói thầu đầu tư công, đặc biệt là các gói thầu hạ tầng kỹ thuật, cao tốc Bắc - Nam luôn trong tình trạng “sống dở, chết dở”.“Thậm chí, nhiều nhà thầu hiện không dám nhận thầu các công trình vốn đầu tư công do hệ thống đơn giá không cập nhật thị trường. Đây là một thực tế đáng buồn và chưa từng xảy ra ở Việt Nam” - ông Hiệp bày tỏ.Khó khăn thứ 2 được VACC “điểm mặt” chính là thủ tục pháp lý đầu tư dự án bất động sản chưa được tháo gỡ. Do đó số dự án mới chưa đủ nhiều để cung cấp công việc làm ăn cho các doanh nghiệp xây dựng. Bên cạnh đó, tâm lý e dè, né tránh khá phổ biến trong bộ máy hành chính khi giải quyết thủ tục cho các dự án nên số dự án mới ngày càng ít hơn. Điều này dẫn đến tình trạng cạnh tranh phá giá ở một số doanh nghiệp để cố gắng tồn tại. Do cố gắng thắng thầu bằng mọi giá nên khi thực hiện đều đổ vỡ, dính công nợ.
Bên cạnh đó, ngành xây dựng có đặc thù là 70% số lao động là từ nông thôn. Nhưng sau đợt dịch COVID-19, việc tuyển dụng lao động hết sức khó khăn. Đơn cử như Thanh Hóa là tỉnh có số lượng hoàn thiện trong hệ thống xây dựng rất lớn nhưng dịch, số lao động này không quay lại mà phần lớn ở quê tìm kiếm công việc khác. Sự khan hiếm nhân công cũng khiến đơn giá nhân công tăng lên đến 25% để cạnh tranh thu hút nhân lực...
Mặt khác, tài chính cũng đang là một sức ép lớn đối với doanh nghiệp xây dựng do việc quyết toán với chủ đầu tư còn phức tạp, khó khăn. Hầu hết các nhà thầu bị nợ, đặc biệt ở khoảng 20 - 25% cuối của dự án. Thậm chí, nhiều dự án đã đưa vào khai thác sử dụng vài ba năm vẫn chưa được quyết toán, trong khi nhà thầu phải vay tín dụng ngân hàng, chịu lãi suất cao dẫn đến tình trạng “nợ chồng nợ”.
Mặc dù VACC đã nhiều lần đề nghị bằng cả văn bản cũng như đề xuất trong cuộc họp về cơ chế thanh toán để bảo vệ nhà thầu khỏi bị thua thiệt với các chủ đầu tư nhưng cho đến nay chưa có cơ quan nào lên tiếng. Các cuộc tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu thì phần lớn nhà thầu vẫn là người chịu thiệt hại. Trong bối cảnh đó, việc ngân hàng siết room tín dụng cho vay lại càng khiến các nhà thầu thêm khó, “điêu đứng” về tài chính.Cùng đó, thủ tục pháp lý về giao nhận thầu cũng còn nhiều rắc rối. Theo ông Hiệp, các nhà thầu vừa mất nhiều thời gian, chi phí “rải đường” về thủ tục và cơ chế thanh quyết toán cũng có nhiều bất cập...
Đặc biệt, công việc phải tuân thủ quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy với những tiêu chí đặc biệt cao so với mặt bằng khu vực như vật liệu độc quyền nhập khẩu cũng khiến chi phí tăng quá cao. Cơ chế kiểm tra, đánh giá các vật liệu cũng còn nhiều điểm bất hợp lý vừa gây lãng phí vật tư, tiền của, vừa làm khó cho cả nhà thầu lẫn chủ đầu tư.
Thêm một khó khăn được VACC nhận diện chính là công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan thanh tra, kiểm tra còn chồng chéo giữa các ngành liên quan khiến doanh nghiệp tốn nhiều thời gian. Đặc biệt, tình trạng hồi tố của kiểm toán, thanh tra gây nhiều phiền phức cho doanh nghiệp. Ví dụ như có dự án đã quyết toán xong cả chục năm, kiểm toán vẫn yêu cầu truy xuất tiền cũ thì doanh nghiệp lấy đâu ra để nộp - ông Hiệp nêu vấn đề.Theo VACC, hiện khá nhiều doanh nghiệp được xây dựng tập hợp để tìm kiếm công việc ở các dự án FDI vì cơ chế giá của họ hợp lý, bám sát giá giá thị trường vật liệu xây dựng, cơ chế đấu thầu minh bạch, thanh toán song phẳng.Nhưng trên thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng tiếp cận được các công trình vốn FDI. Vì vậy, đa số doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đang đứng trước thử thách rất lớn.
Bởi vậy, VACC đề nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành liên quan ghi nhận, theo dõi sát tình hình để có hướng dẫn cụ thể, giúp doanh nghiệp tháo gỡ và vượt qua những khó khăn này./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo thế và lực cho năm 2023
12:53' - 01/07/2022
Với tinh thần quyết tâm vượt khó, với nỗ lực chung của toàn xã hội, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, chúng ta tin tưởng và kỳ vọng kinh tế nước ta sẽ hoàn thành các mục tiêu năm 2022.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nguyên nhân nào dẫn đến giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt hơn 27%?
17:18' - 29/06/2022
Bộ Tài chính cho biết, hết quý II/2022, số vốn đầu tư công mới giải ngân đạt 27,75%, kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2021 (trên 29%).
-
Doanh nghiệp
Trợ lực cho doanh nghiệp
14:17' - 29/06/2022
Ngành công thương đang tiếp tục thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bám sát tiến độ để sớm đưa vào vận hành các công trình dự án trọng điểm nhằm tạo điều kiện hỗ trợ sản xuất kinh doanh
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Lễ treo cờ rủ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng trường Ba Đình
06:45'
Đúng 6 giờ sáng 24/5, nghi lễ treo băng tang lên lá quốc kỳ và thượng cờ rủ tại Quảng trường Ba Đình được thực hiện, bắt đầu Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong 2 ngày 24 và 25/5.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Bộ Công Thương phải phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho địa phương
21:59' - 23/05/2025
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã họp với Bộ Công Thương về vấn đề phân cấp, phân quyền tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ này
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN xây dựng niềm tin vào tương lai kinh tế số
21:57' - 23/05/2025
Với quá trình số hóa trao quyền cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế số của ASEAN được dự đoán sẽ đạt gần 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46
21:42' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần tạo điều kiện cho đơn vị y tế tự chủ về tài chính được chủ động mua sắm, đấu thầu
21:13' - 23/05/2025
Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu những vấn đề chính trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), đặc biệt là vấn đề chỉ định thầu và đấu thầu trong các lĩnh vực y tế, đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32' - 23/05/2025
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31' - 23/05/2025
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30' - 23/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.