WB: Các nước giàu tài nguyên đều giữ vị trí cao trong Top 10 quốc gia giàu nhất châu Phi
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố dữ liệu về sự giàu có của thế giới dựa theo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Theo bảng xếp hạng mới về các nền kinh tế mạnh nhất ở châu Phi, nhìn chung, các quốc gia châu Phi có nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khoáng sản… đều ở vị trí tốt nhất.
Theo đó, WB đã công bố bảng sắp xếp mới dựa theo GDP của năm 2019 (tính bằng USD) đối với các quốc gia trên hành tinh, tức là định lượng tổng giá trị "sản xuất của cải" hàng năm. Đối với châu Phi, dường như các nước lớn có nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng (dầu mỏ, khoáng sản...) là một trong những nước giàu có nhất ở châu lục này.
Tuy nhiên, nếu Top 5 của các quốc gia giàu nhất trên lục địa không thay đổi, thì những biến động được ghi nhận trong Top 10.
Ngoài tác động của giá dầu đối với tăng trưởng GDP ở một số quốc gia, WB cũng nhấn mạnh tác động của sự mất giá đối với một số loại tiền tệ châu Phi so với đồng USD. Điều này đã tác động mạnh đến GDP của nhiều quốc gia trên lục địa.
Giống như những năm trước, Nigeria, nhà sản xuất dầu lớn thứ hai tại châu Phi, vẫn giữ được vị thế là cường quốc kinh tế lớn nhất châu lục với GDP ước tính khoảng 448,12 tỷ USD. "Gã khổng lồ" châu Phi này (vừa là quốc gia đông dân nhất châu Phi với hơn 200 triệu dân) đã cố gắng duy trì vị trí số 1 của mình, bất chấp khủng hoảng đang diễn ra trong những năm gần đây.
Tuy nhiên trên thực tế, GDP của Nam Phi đã giảm đến 21,17% so với mức đỉnh điểm của năm 2014, khi GDP đạt 568,50 tỷ USD nhờ vào giá dầu trên thị trường thế giới tăng cao. Nền kinh tế Nigeria phụ thuộc nhiều vào tiền bán dầu, song nước này đang bắt đầu đa dạng hóa, chuyển đổi nhiều hơn sang phát triển nông nghiệp và công nghiệp.
Bị Nigeria bỏ xa phía sau, thế nhưng Nam Phi và Ai Cập, với GDP ước tính lần lượt là 351,43 tỷ USD và 303 tỷ USD, tiếp tục giữ vị trí thứ hai và ba như các năm trước.
Trong suốt một thập kỷ dưới nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Jacob Zuma, Nam Phi đã ghi nhận suy giảm kinh tế đáng chú ý do tham nhũng và không có đầu tư, đặc biệt là trong các lĩnh vực chìa khóa như năng lượng. Hiện tại, sự thiếu điện đã ảnh hưởng lớn đến chỉ số GDP của nước này.
Điều tương tự cũng xảy ra với Ai Cập, quốc gia có GDP giảm 9%, xuống còn 303,1 tỷ USD trong năm 2019, so với mức đỉnh điểm được ghi nhận vào năm 2016 là khoảng 332,9 tỷ USD.
Đây cũng là trường hợp của Algeria, quốc gia có GDP ở mức 169,98 tỷ USD trong năm 2019, sau khi đạt mức đỉnh GDP cao nhất vào năm 2014 là 213,81 tỷ USD. Biết rằng trong năm 2014, giá dầu trên thị trường thế giới tăng kỷ lục khoảng 140 USD/thùng. Chính vì thế, sau khi giá dầu giảm liên tục vào các năm sau đó, GDP của Algeria liên tiếp sụt giảm, để mất đến 20,5% giá trị của năm 2014.
Morocco là quốc gia duy nhất trong Top 5 cường quốc kinh tế của lục địa này có GDP tiếp tục tăng mạnh, đạt mức cao nhất vào năm 2019 là 118,72 tỷ USD. Để có được những kết quả này, Vương quốc Morocco đã thúc đẩy sự năng động hơn trong nền kinh tế, biến nó trở nên đa dạng hơn trong những năm gần đây, đặc biệt trong các lĩnh vực như ô tô, hàng không, du lịch….
Ngoài ra, Morocco là một trong 5 quốc gia mạnh nhất về kinh tế ở châu Phi có đồng tiền tương đối vững mạnh, nhờ vào việc neo giữ theo các đồng tiền mạnh như đồng euro và USD, trong khi đồng nội tệ của các quốc gia khác bị "mất giá" mạnh trong những năm gần đây. Rõ ràng, Morocco là quốc gia duy nhất trong Top 5 này tiếp tục tạo ra giá trị để giúp tăng GDP.
Ngoài Top 5 phía trên, top 5 còn lại (trong top 10 của châu Phi) đã có sự biến động đáng chú ý. Ethiopia đã leo lên vị trí thứ sáu trong số các quốc gia phát triển nhất ở châu Phi, với GDP ở mức 96,11 tỷ USD trong năm 2019.
Ethiopia được xem là đất nước năng động nhất tại châu Phi trong thập kỷ qua, với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm là hơn 10%. GDP của Ethiopia tăng từ 31,95 tỷ USD vào năm 2011 lên 96,16 tỷ USD trong năm 2019. Điều này cho thấy số tài sản của nước này đã tăng lên hơn 3 lần trong một thập kỷ qua.
Tuy nhiên, Ethiopia đang bị bám sát bởi người hàng xóm Kenya. Trong cùng một thập kỷ qua, Kenya đã chứng kiến GDP của mình tăng từ 40 tỷ USD năm 2010 lên mức 95,5 tỷ USD vào năm 2019, tăng 138,75% và giữ vị trí thứ bảy trong bảng xếp hạng này.
Hai quốc gia Đông Phi này (Ethiopia và Kenya) có nền kinh tế không dựa vào việc khai thác nguyên liệu thô, mà dựa chính vào nông nghiệp, do đó ít phụ thuộc vào sự thất thường của giá dầu và nguyên liệu thô.
Điều ngược lại là trường hợp của Angola, nhà sản xuất dầu lớn nhất châu Phi. Nằm trong Top 5 các cường quốc kinh tế lớn nhất châu Phi vào hai năm trước, thế nhưng, hiện quốc gia này lại xếp thứ tám trên bảng xếp hạng, với GDP trị giá 94,63 tỷ USD.
Vào năm 2014, Angola giữ vị trí thứ năm trong số các cường quốc kinh tế lớn nhất châu Phi, với GDP đạt mức cao nhất là 145,71 tỷ USD, nghĩa là GDP của nước này đã giảm hơn 51,08 tỷ USD.
Cuối cùng, hai vị trí còn lại Top 10 cường quốc kinh tế châu Phi lần lượt thuộc về Ghana và Tanzania, với GDP tương ứng là 66,98 tỷ USD và 63,18 tỷ USD vào năm 2019. Hai quốc gia này đã chứng kiến mức GDP của mình tăng lần lượt là 108,01% và 97,50%.
Về mặt triển vọng, GDP của hầu hết các nước lớn này sẽ trải qua sự sụt giảm đáng kể trong năm 2020, do tác động của đại dịch COVID-19, đặc biệt là đối với những nước phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ và các nguyên liệu như Nigeria, Algeria, Angola và Nam Phi. Tất cả các nước này sẽ bị suy thoái mạnh trong năm nay.
Sự suy thoái kinh tế kết hợp với sự mất giá mạnh của đồng nội tệ sẽ có tác động mạnh mẽ đến GDP của các cường quốc kinh tế châu Phi này. Bảng xếp loại này sẽ bị biến động mạnh vào cuối năm 2020.
Trên thực tế, giống như Sudan, đất nước từng giữ vị trí thứ sáu trong số các nền kinh tế hùng mạnh nhất châu Phi năm 2017, với GDP ước tính khoảng 117,4 tỷ USD, giờ nước này đã bị loại khỏi Top 10. Điều này có nghĩa là không nói trước được điều gì.
Cuối cùng, theo bảng xếp hạng của WB, ở cấp độ toàn cầu, Mỹ là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới, với GDP ước tính là 21.427,7 tỷ USD, tiếp theo là Trung Quốc (14.342 tỷ USD), Nhật Bản (5.081,8 tỷ USD), Đức (3.845,63 tỷ USD) và Ấn Độ (2.875,14 tỷ USD)./.
- Từ khóa :
- châu phi
- nam phi
- nigeria
- suy giảm kinh tế châu phi
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Ngăn chặn kịp thời vụ vận chuyển lợn bị dịch tả châu Phi về Bắc Giang tiêu thụ
17:15' - 16/07/2020
Chiều 16/7 lực lượng chức năng tỉnh Bắc Giang đã tiêu hủy toàn bộ số lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi được vận chuyển từ Phú Thọ về Bắc Giang tiêu thụ.
-
Công nghệ
Khởi nghiệp y tế công nghệ cao ở châu Phi tăng trưởng ấn tượng
08:52' - 08/07/2020
Các công nghệ y tế mà các công ty khởi nghiệp tập trung phát triển gồm quyền truy cập vào các nền tảng y tế, hỗ trợ số, chia sẻ các thông tin quan trọng…
-
Kinh tế & Xã hội
Ngành du lịch-lữ hành châu Phi thiệt hại gần 55 tỷ USD vì COVID-19
11:14' - 03/07/2020
Ủy viên Liên minh châu Phi (AU) về năng lượng và cơ sở hạ tầng Amani Abou-Zeid ngày 2/7 cho biết ngành du lịch và lữ hành của châu Phi đã “bốc hơi” gần 55 tỷ USD do đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
IMF cảnh báo dịch COVID-19 có thể lấy đi một thập kỷ phát triển của châu Phi
05:00' - 01/07/2020
Kinh tế của các nước khu vực Nam sa mạc Sahara dự báo sẽ phục hồi vào năm 2021, song trong năm 2020, nhiều nước dựa vào xuất khẩu dầu mỏ và du lịch sẽ bị suy giảm nghiêm trọng.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia cảnh báo dịch COVID-19 có xu hướng gia tăng ở châu Phi
07:55' - 15/06/2020
Ngày 14/6, Uỷ ban kinh tế Liên hợp quốc tại châu Phi đã bày tỏ quan ngại về sự gia tăng nhanh chóng các ca mắc COVID-19 mới tại châu Phi, đặc biệt khi tình trạng này tập trung ở một số quốc gia.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
EIB và Santander hợp tác huy động hàng tỷ euro đầu tư ngành năng lượng gió châu Âu
10:25' - 16/02/2025
Cái "bắt tay" chiến lược này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng và củng cố vị thế của châu Âu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
-
Ngân hàng
Nhận định xu hướng dòng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng
09:52' - 15/02/2025
Dòng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng Việt Nam tiếp tục tăng mạnh đang phản ánh phần nào tâm lý thận trọng của nhà đầu tư khi thị trường chứng khoán, bất động sản, vàng biến động tiềm ẩn nhiều rủi ro.
-
Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga giữ nguyên lãi suất chủ chốt
09:02' - 15/02/2025
Hội đồng quản trị Ngân hàng trung ương Nga đã quyết định duy trì lãi suất chủ chốt ở mức 21%/năm.
-
Ngân hàng
Agribank tiếp tục triển khai cho vay trả nợ trước hạn tổ chức tín dụng khác
16:05' - 14/02/2025
Khách hàng chuyển khoản vay từ các TCTD khác về Agribank với thủ tục thuận tiện, nhanh chóng và hưởng nhiều chính sách ưu đãi.
-
Ngân hàng
Ngân hàng chủ động điều chỉnh ưu đãi cho người trẻ vay mua nhà lần đầu
15:15' - 14/02/2025
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa tung ra gói vay đặc biệt mang tên “Ngôi nhà đầu tiên”, giúp người trẻ hiện thực hóa giấc mơ sở hữu căn nhà riêng.
-
Ngân hàng
Đồng euro biến động mạnh sau cảnh báo áp thuế của Mỹ
11:31' - 14/02/2025
Sự biến động của thị trường tiền tệ diễn ra trong bối cảnh các nhà kinh tế đang tranh luận gay gắt về tác động chung từ những chính sách của Tổng thống Trump đối với Eurozone và tỷ giá euro-USD.
-
Ngân hàng
VPBank tặng loa thông báo biến động số dư nhân dịp đầu xuân
09:02' - 14/02/2025
Trong tháng 2/2025, VPBank triển khai chương trình tặng 200 loa thông báo biến động số dư cho các khách hàng thay cho lời chúc năm mới 2025 phát tài, phát lộc đến các chủ cửa hàng, hộ kinh doanh.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 14/2: Giá USD hạ nhiệt
08:42' - 14/02/2025
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD hôm nay ở mức 25.270 - 25.630 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 110 đồng đối với cả giá mua và bán so với sáng 13/2.
-
Ngân hàng
Mỹ: Fed còn nhiều việc phải làm để “hạ cánh mềm”
16:22' - 13/02/2025
Theo Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, dữ liệu giá tiêu dùng mới nhất cho thấy mặc dù Fed đã đạt được tiến bộ đáng kể trong kiềm chế lạm phát nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm.