WB đặt mục tiêu tạo thuận lợi cho các dòng tiền chính thức
Kiều hối đến Mỹ Latinh và Caribe đạt 156 tỷ USD vào năm 2023 và ngày càng tăng nhờ sức mạnh của thị trường lao động ở Mỹ.
Mexico là nước nhận kiều hối lớn nhất trong khu vực và xếp thứ hai trên thế giới sau Ấn Độ - với 66,2 tỷ USD, tiếp theo là Guatemala với 20 tỷ USD, Cộng hòa Dominicana 10,6 tỷ USD, Colombia 10,1 tỷ USD, Honduras 9 tỷ USD và El Salvador 8,2 tỷ USD.
Những nước nhận kiều hối lớn khác là Ecuador 5,5 tỷ USD, Nicaragua 4,7 tỷ USD, Brazil và Peru mỗi nước 4,4 tỷ USD.
Về tỷ lệ phần trăm, mức tăng trưởng trong khu vực rất khác nhau, từ mức tăng 44,5% ở Nicaragua đến mức giảm 13,4% ở Argentina và dòng kiều hối đến khu vực dự kiến sẽ tăng 2,7% trong năm 2024. Mức biến động kiều hối đến Mỹ Latinh và Caribe khiêm tốn hơn ở các khu vực khác, ví dụ như mức giảm gần 15% ở Trung Đông và Bắc Phi.Trên toàn cầu, kiều hối có mức tăng trưởng khiêm tốn 0,7% và đạt tổng cộng 656 tỷ USD trong năm 2023, tuy nhiên, dự kiến sẽ còn tăng mạnh hơn vào năm 2024. WB dự đoán lượng kiều hối đến các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình sẽ tăng với tốc độ nhanh hơn vào năm 2024, ở mức 2,3%, mặc dù mức tăng trưởng này sẽ không đồng đều ở tất cả các khu vực.
Những rủi ro tiêu cực có thể xảy ra đối với những dự báo này bao gồm tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự kiến ở các quốc gia có thu nhập cao tiếp nhận người di cư và biến động về giá dầu và tỷ giá hối đoái.
Sự phục hồi việc làm ở các quốc gia có thu nhập cao sau đại dịch COVID-19 được coi là động lực thúc đẩy lượng kiều hối tăng lên. Các điểm đến chính của 300 triệu người di cư quốc tế ước tính vào năm ngoái là Mỹ, Đức, Saudi Arabia, Nga và Vương quốc Anh. Các tuyến đường xuất phát lớn của người di cư vào năm ngoái là Ấn Độ, Ukraine, Trung Quốc, Mexico và Venezuela, và tuyến từ Mexico đến Mỹ là hành lang di cư nhộn nhịp nhất trên thế giới. Giám đốc Cơ quan Thực hành Lao động và Bảo trợ Xã hội Toàn cầu của WB Iffath Sharif nhấn mạnh rằng di cư và các khoản kiều hối liên quan là động lực thiết yếu cho sự phát triển kinh tế và con người. Nhà kinh tế cấp cao và là tác giả chính của báo cáo trên của WB Dilip Ratha chỉ rõ việc tận dụng kiều hối để thúc đẩy hòa nhập tài chính và tiếp cận thị trường vốn có thể cải thiện triển vọng phát triển của các quốc gia tiếp nhận. Theo báo cáo, mục tiêu của WB là giảm chi phí chuyển tiền và tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng tiền chính thức, giảm thiểu rủi ro chính trị và thương mại để thúc đẩy đầu tư tư nhân vào lĩnh vực này. Tổ chức này cho rằng chi phí gửi kiều hối vẫn còn quá đắt. Trong quý IV/2023, chi phí trung bình toàn cầu để gửi 200 USD là 6,4% số tiền được gửi, tăng nhẹ so với mức 6,2% của năm trước và cao hơn nhiều so với mục tiêu 3% đặt ra trong Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) trong Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc. WB nêu bật lợi ích của tiến bộ công nghệ trong việc giảm gánh nặng tài chính của người di cư, khi chuyển tiền kỹ thuật số có chi phí thấp hơn từ 5% đến 7% so với các phương thức phi kỹ thuật số. Tuy nhiên, các kênh không chính thức vẫn rất quan trọng, minh chứng cho điều này là phần lớn người di cư thường mang theo tiền mặt khi trở về nhà.- Từ khóa :
- ngân hàng thế giới
- wb
- kiều hối
- tiền kỹ thuật số
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Trang tin của Anh: Việt Nam ở vị thế tốt hướng tới xã hội không tiền mặt
20:06' - 04/07/2024
Theo trang finextra.com của Anh, hệ sinh thái thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam đang biến chuyển mạnh nhờ người dân am hiểu công nghệ, các sáng kiến của chính phủ, giải pháp tài chính sáng tạo.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh thu của kênh đào Suez giảm 64,3% trong tháng 5/2024
08:35' - 11/06/2024
Nhật báo Al Mal News dẫn các nguồn tin cho biết kênh đào Suez của Ai Cập chỉ ghi nhận mức doanh thu khoảng 337,8 triệu USD trong tháng 5/2024, giảm 64,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 9/5: Tỷ giá trung tâm tăng mạnh
08:30'
Ngày 9/5, tỷ giá trung tâm giữa Đồng Việt Nam (VND) với Đô la Mỹ (USD) tăng mạnh, trong khi đó tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại đứng yên.
-
Ngân hàng
Tăng trưởng lợi nhuận 20% của VPBank trong quý I đến từ đâu?
11:33' - 08/05/2025
Lợi nhuận hợp nhất của VPBank trong quý I/2025 đạt 5.015 tỷ đồng, tăng 20%, với sự đóng góp từ cả ngân hàng mẹ và các đơn vị thành viên trong hệ sinh thái.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 8/5: Đồng USD và NDT cùng xu hướng đi xuống
08:46' - 08/05/2025
Tỷ giá USD hôm nay 8/5 tại Vietcombank và BIDV cùng ở mức 25.780 - 26.140 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Hé lộ vai trò của Cake và GPBank trong hệ sinh thái của VPBank
18:56' - 07/05/2025
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, VPBank khẳng định tham vọng tăng trưởng 30–35% mỗi năm trong giai đoạn 2026 – 2029.
-
Ngân hàng
Nhiều ngân hàng Trung Quốc tăng mức tiền tích trữ vàng
14:13' - 07/05/2025
Do nhiều yếu tố tác động trong thời gian gần đây, giá vàng đã có biến động lớn khiến nhiều ngân hàng thương mại Trung Quốc điều chỉnh tăng mức tiền tối thiểu để tham gia các sản phẩm tích trữ vàng.
-
Ngân hàng
PBoC nới lỏng tiền tệ để ứng phó với thuế quan mới của Mỹ
09:23' - 07/05/2025
Sáng 7/5, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC - Ngân hàng trung ương) đã công bố một loạt biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ để ứng phó với chính sách thuế cao của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 7/5: Giá đồng Nhân dân tệ bật tăng mạnh
09:01' - 07/05/2025
Sáng nay 7/5, tỷ giá giữa Đồng Việt Nam (VND) với Đô la Mỹ (USD) tại các ngân hàng biến động nhẹ so với phiên giao dịch trước, trong khi tỷ giá với đồng Nhân dân tệ (NDT) bật tăng mạnh.
-
Ngân hàng
Ông Đặng Đình Thích được bổ nhiệm quyền Tổng Giám đốc VAMC
15:56' - 06/05/2025
Phó Thống đốc kỳ vọng, với tinh thần đoàn kết và quyết tâm của tập thể cán bộ, cùng sự dẫn dắt của ông Đặng Đình Thích, VAMC sẽ tiếp tục phát huy vai trò là công cụ hiệu quả trong xử lý nợ xấu.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 6/5: Giá USD và NDT đồng loạt giảm
08:39' - 06/05/2025
Sáng nay 6/5, tỷ giá giữa Đồng Việt Nam (VND) với Đô la Mỹ (USD) và Nhân dân tệ (NDT) tại các ngân hàng thương mại đều giảm so với phiên giao dịch trước.