Trang tin của Anh: Việt Nam ở vị thế tốt hướng tới xã hội không tiền mặt
Ngày 3/7, trang tin finextra.com của Anh đăng bài viết nhận định hệ sinh thái thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam đang biến chuyển mạnh nhờ người dân am hiểu về công nghệ, các sáng kiến của chính phủ và các giải pháp tài chính sáng tạo. Những xu hướng mới nổi đang định hình lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam.
Tác giả bài viết cho rằng ví điện tử là một trong những xu hướng quan trọng nhất trong lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam. Những nền tảng ví điện tử hàng đầu như MoMo đã trở nên phổ biến. Những ví điện tử này cung cấp nhiều loại hình dịch vụ, từ thanh toán hóa đơn và nạp tiền điện thoại di động đến mua sắm trực tuyến và thậm chí cả dịch vụ gọi xe.
Người tiêu dùng bị hấp dẫn trước sự tiện lợi và bảo mật của những ví này vì có thể truy cập dễ dàng thông qua các ứng dụng di động. Nhờ đó, giao dịch ví điện tử tăng mạnh, theo đó giảm giao dịch tiền mặt.
Theo bài viết, thanh toán bằng mã QR cũng đang trở nên phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong các nhà hàng, cửa hàng bán lẻ và thậm chí cả những người bán hàng rong. Mã QR giúp thanh toán hiệu quả và không cần tiếp xúc, đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19. Khách hàng đánh giá cao tốc độ và tính đơn giản của việc giao dịch bằng cách quét nhanh mã QR.
Bài viết nhận định Chính phủ Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thanh toán kỹ thuật số. Các sáng kiến như công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã trở thành công cụ tiêu chuẩn hóa hệ thống thanh toán và tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng tương tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán. Những nỗ lực này nhằm giảm phụ thuộc vào tiền mặt và tăng cường tích hợp tài chính. Chính phủ cũng khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng.
Chuyển khoản ngang hàng (P2P) cũng đang được ưa chuộng, cho phép các cá nhân dễ dàng chuyển tiền cho bạn bè, gia đình và thậm chí cả doanh nghiệp. Chuyển khoản P2P được sử dụng cho nhiều mục đích như chia hóa đơn, chia sẻ chi phí và gửi kiều hối. Nhờ sự tiện lợi nên các nền tảng này đã trở thành lựa chọn ưu tiên cho một loạt giao dịch tài chính.
Theo tác giả bài viết, thanh toán xuyên biên giới trở nên quan trọng, trong bối cảnh thương mại quốc tế của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Các công ty công nghệ tài chính (fintech) và các ngân hàng truyền thống cung cấp giải pháp cho các doanh nghiệp và cá nhân gửi và nhận tiền quốc tế. Những dịch vụ này không chỉ tiện lợi mà còn tiết kiệm chi phí, giúp doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng tham gia thương mại toàn cầu hơn.
Bài viết kết luận rằng cuộc cách mạng thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam được đánh dấu bằng sự chuyển dịch từ giao dịch tiền mặt sang các phương thức thanh toán kỹ thuật số thuận tiện, an toàn và hiệu quả.
Ví điện tử, thanh toán bằng mã QR, thẻ không tiếp xúc và các giải pháp fintech sáng tạo đã đóng vai trò quan trọng trong việc định hình lại lĩnh vực thanh toán của Việt Nam.
Với sự hỗ trợ của chính phủ và dân số am hiểu công nghệ, Việt Nam ở vị thế tốt để tiếp tục hành trình hướng tới một xã hội không tiền mặt, mở ra những cơ hội mới cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt ở Phú Yên đạt hơn 200.000 tỷ đồng
17:53' - 08/06/2024
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Phú Yên đã khai mạc sự kiện Ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề "Trải nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt".
-
Thị trường
Tp. Hồ Chí Minh: Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
16:25' - 28/05/2024
Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh công bố thông tin chương trình Tháng khuyến mãi tập trung - mùa mua sắm “Shopping Season” năm 2024.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Mầm mống cho cuộc khủng hoảng tài chính mới?
08:03' - 19/07/2025
Xu hướng phát triển nhanh của stablecoin – một loại tiền điện tử do các công ty tư nhân phát hành, có giá trị gắn với đồng USD – đang thúc đẩy một quá trình chuyển đổi tiền tệ với nhiều rủi ro.
-
Ý kiến và Bình luận
Mã định danh cá nhân làm mã số thuế: Tiện lợi, minh bạch trong quản lý thuế điện tử
17:18' - 18/07/2025
Việc triển khai Nghị định 70/2025/NĐ-CP không chỉ mở rộng đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử mà còn đánh dấu bước tiến lớn trong hành trình chuyển đổi số của ngành thuế.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Brazil bất chấp nguy cơ Mỹ áp mức thuế 50%
08:59' - 18/07/2025
Ngày 17/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố điều chỉnh tăng trưởng kinh tế của Brazil trong năm 2025, từ 2% lên 2,3%.
-
Ý kiến và Bình luận
Canada công bố gói biện pháp bảo vệ ngành thép trong nước
09:18' - 17/07/2025
Thủ tướng Canada Mark Carney đã công bố các biện pháp mới mà ông cho là nhằm bảo vệ ngành công nghiệp thép của Canada bao gồm việc hạn chế và giảm lượng thép nhập khẩu nước ngoài.
-
Ý kiến và Bình luận
Gỡ điểm nghẽn môi trường – Hãy bàn làm, không bàn lùi
19:21' - 16/07/2025
Chỉ thị số 20/CT-TTg (ngày 12/7/2025) của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có thể được coi là một cuộc cách mạng nhận thức về lĩnh vực bảo vệ sự trong lành cho mặt đất và bầu trời của Tổ quốc.
-
Ý kiến và Bình luận
OPEC lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới trong nửa cuối năm 2025
09:43' - 16/07/2025
Trong báo cáo hàng tháng, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nhận định nền kinh tế toàn cầu có thể hoạt động tốt hơn dự kiến trong nửa cuối năm 2025, bất chấp xung đột thương mại.
-
Ý kiến và Bình luận
Cấm xe máy chạy xăng trên Vành đai 1 Hà Nội: Không chỉ giải bài toán môi trường
17:02' - 15/07/2025
Hà Nội sẽ thực hiện các giải pháp, biện pháp để không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1 từ ngày 1/7/2026.
-
Ý kiến và Bình luận
EU cam kết đối thoại với Mỹ về thuế quan
08:03' - 15/07/2025
Hội đồng Thương mại Liên minh châu Âu (EU) đã nhóm họp tại Brussels nhằm thảo luận về tình hình và triển vọng quan hệ thương mại giữa EU và Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam tiếp cận góc nhìn chuyên gia WTO ứng phó rủi ro với hàng xuất khẩu
10:53' - 14/07/2025
Tham tán Công sứ Phạm Quang Huy – Phó Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva – vừa tham dự hội thảo về “Mức độ rủi ro và phản ứng thương mại của các nước đối với việc thuế quan gia tăng”.