WB hỗ trợ 110 triệu USD cho Indonesia cắt giảm khí thải carbon
Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia đã ký kết một thỏa thuận mang tính bước ngoặt trị giá 110 triệu USD với Quỹ đối tác carbon trong lâm nghiệp (FCPF) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB), nhằm hỗ trợ các nỗ lực cắt giảm lượng khí thải carbon do mất rừng và suy thoái rừng từ nay đến năm 2025.
FCPF cho biết Indonesia sẽ nhận được các khoản thanh toán dựa trên kết quả cắt giảm 22 triệu tấn khí thải carbon nhằm đạt được các mục tiêu quốc gia về khí hậu và môi trường.Theo Tổng thư ký Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Bambang Hendroyono, thỏa thuận này nhằm mục đích giảm tỷ lệ mất rừng và suy thoái rừng với tổng diện tích 12,7 triệu ha rừng mưa nhiệt đới, cũng như bảo vệ đa dạng sinh học của Indonesia.
Sáng kiến cũng sẽ hỗ trợ cải thiện quản lý đất đai và sinh kế của người dân địa phương, đồng thời bảo vệ môi trường sống của nhiều loài dễ bị tổn thương và có nguy cơ tuyệt chủng bằng cách siết chặt cấp phép khai thác rừng, tăng số lượng rừng trồng quy mô nhỏ và thúc đẩy quy hoạch dựa vào cộng đồng. Ông Satu Kahkonen, Giám đốc quốc gia của WB tại Indonesia và Đông Timor, cho biết: “Indonesia đã cam kết cắt giảm 41% lượng khí phát thải nhà kính với sự hỗ trợ của quốc tế vào năm 2030, cũng như thúc đẩy phát triển bền vững trong kế hoạch phát triển quốc gia của mình. Thỏa thuận này sẽ cung cấp sự hỗ trợ chưa từng có nhằm đạt được những mục tiêu đầy tham vọng đó”. Vào năm 2019, chính phủ Indonesia đã duyệt cấp 2.100 tỷ rupiah (148,94 triệu USD) cho Cơ quan quản lý Quỹ môi trường vừa được thành lập. Số tiền này sẽ được sử dụng trong các lĩnh vực lâm nghiệp, năng lượng và tài nguyên khoáng sản, thương mại carbon, dịch vụ môi trường, công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp, hàng hải và thủy sản. Về phần mình, Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyiani Indrawati cho hay kinh phí ban đầu của Quỹ trên là 1.100 tỷ rupiah, ngoài các cam kết với tổng số tiền lên tới 2.200 tỷ rupiah.Bộ trưởng Sri Mulyiani khẳng định rằng việc lồng ghép các vấn đề biến đổi khí hậu trong chương trình phát triển quốc gia đã, đang và sẽ tiếp tục được thực hiện.
Ngân sách nhà nước dành cho các chương trình quốc gia liên quan đến các vấn đề biến đổi khí hậu đã gia tăng trong những năm qua, đạt 72.400 tỷ rupiah vào năm 2016 (chiếm 3,6% tổng ngân sách), 95.600 tỷ rupiah vào năm 2017 (4,7%) và 109.700 tỷ rupiah vào năm 2018 (4,9%). Bộ trưởng Sri Mulyiani cũng cho biết theo tài liệu “Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC)” trong khuôn khổ Thỏa thuận Paris, chính phủ Indonesia cam kết giảm 29% lượng khí thải carbon bằng các nỗ lực riêng và giảm 41% với sự hợp tác của quốc tế.Đây là một thách thức đối với tất cả, từ chính phủ, doanh nghiệp đến khu vực tư nhân và các bên liên quan khác./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
WB hỗ trợ 400 triệu USD giúp Indonesia phục hồi rừng ngập mặn
08:32' - 26/11/2020
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cấp khoản hỗ trợ trị giá 5,5 nghìn tỷ Rupiah (tương đương 400 triệu USD) để giúp Indonesia triển khai chương trình phục hồi rừng ngập mặn.
-
Tài chính & Ngân hàng
WB: Đẩy mạnh nông nghiệp xanh góp phần tăng trưởng kinh tế và giúp giảm nghèo
09:22' - 16/11/2020
WB nhận định với việc áp dụng các công nghệ mới, hệ thống sản xuất nông sản của khu vực có thể đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế, giúp giảm nghèo và đảm bảo an ninh lương thực.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF: Châu Á còn dư địa nới lỏng tiền tệ ứng phó thuế quan Mỹ
07:28'
Trong báo cáo triển vọng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương mới được công bố, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ chậm lại, xuống còn khoảng 3,9% vào năm 2025 và 4% vào năm 2026.
-
Tài chính & Ngân hàng
Những dấu hiệu khiến ECB có thể tiếp tục phải hạ lãi suất
22:25' - 24/04/2025
Thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), ông Olli Rehn nhận định ngân hàng có thể cần phải hạ lãi suất hơn nữa.
-
Tài chính & Ngân hàng
Anh điều chỉnh phát hành trái phiếu để tăng vay nợ công
07:38' - 24/04/2025
Việc điều chỉnh phát hành mới nhất của DMO là để ứng phó với dữ liệu chính thức trong ngày 23/4 của Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) cho thấy thâm hụt của chính phủ là 151,9 tỷ bảng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chuyên gia dự báo BoJ sẽ tăng lãi suất chậm hơn dự kiến
21:05' - 23/04/2025
Một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters đối với các nhà kinh tế cho thấy Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) có khả năng giữ nguyên lãi suất chủ chốt cho đến hết tháng Sáu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin lần đầu vượt mốc 90.000 USD sau 45 ngày
12:07' - 23/04/2025
Sự khởi sắc của bitcoin trong phiên 22/4 diễn ra khi chỉ số đồng USD đo sức mạnh của “đồng bạc xanh” so với rổ các đồng tiền chủ chốt giảm xuống 98,29 điểm vào ngày 21/4, mức thấp nhất trong ba năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vốn nước ngoài đổ vào trái phiếu chính phủ dài hạn của Nhật Bản cao kỷ lục
08:00' - 23/04/2025
Trái phiếu chính phủ siêu dài hạn của Nhật Bản đã thu hút dòng vốn nước ngoài kỷ lục trong tháng 3 do tâm lý sợ rủi ro tăng bởi chính sách thuế quan của Mỹ khiến trái phiếu được xem là kênh trú ẩn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ba điểm yếu đối với sự ổn định tài chính toàn cầu
07:44' - 23/04/2025
Ngày 22/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã đưa cảnh báo rằng hệ thống tài chính toàn cầu đang chịu áp lực ngày càng tăng khi cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump khiến thị trường rung chuyển.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tái thiết niềm tin để trái phiếu doanh nghiệp trở lại đường đua
18:50' - 22/04/2025
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam sẽ chỉ có thể cất cánh nếu đồng thời giải quyết tốt các nút thắt ngắn hạn và cấu trúc dài hạn.
-
Tài chính & Ngân hàng
TP. Hồ Chí Minh hoàn tất áp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền cho hộ kinh doanh trước ngày 25/5
13:03' - 22/04/2025
Chi cục thuế Khu vực II đặt mục tiêu đến ngày 25/5/2025 sẽ cơ bản hoàn tất triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền cho hộ kinh doanh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.