WHO kêu gọi áp dụng những bài học từ dịch COVID-19 ứng phó với các loại siêu vi khuẩn
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đề xuất các nước trên thế giới có thể áp dụng những bài học từ cách thức ứng phó với dịch COVID-19 vào cuộc chiến chống các loại siêu vi khuẩn cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người mỗi năm.
Theo WHO, thế giới đang dần cạn kiệt các giải pháp ứng phó với các loại siêu vi khuẩn khi số lượng các loại siêu vi khuẩn có khả năng kháng thuốc ngày càng tăng lên, trong khi có số ít các loại thuốc kháng sinh mới được cho ra đời.
WHO cho rằng chính cuộc khủng hoảng dịch bệnh COVID-19 kéo dài trong hơn 1 năm qua khiến thế giới hiểu sâu sắc hơn về những tác động của dịch bệnh không được kiểm soát đối với nền kinh tế và sức khỏe cộng đồng.
Theo WHO, nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm khống chế dịch bệnh là minh chứng cho thấy những tiến bộ nhanh chóng có thể đạt được khi có đủ nguyện vọng chính trị.
Chính những nhận thức từ đại dịch COVID-19 sẽ góp phần thúc đẩy đạt được tiến bộ trong cuộc chiến chống các loại siêu vi khuẩn.
WHO nhấn mạnh cần tận dụng những nỗ lực ngay trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 để thúc đẩy hoạt động đầu tư bền vững trong nghiên cứu và phát triển các loại kháng sinh mới và hiệu quả.
Theo người đứng đầu bộ phận kháng thuốc chống vi khẩu của WHO, Haileyesus Getahun, cần có cơ chế toàn cầu để tổng hợp các nguồn quỹ tài trợ để ứng phó với trường hợp kháng thuốc kháng sinh, theo cùng lộ trình của các cơ chế tài trợ cho việc phát triển vaccine COVID-19.
Kháng kháng sinh xảy ra khi siêu vi khuẩn miễn dịch với các loại thuốc hiện có như thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus hoặc thuốc chống nấm, gây ra các vết thương nhỏ và nhiễm trùng thông thường có khả năng gây chết người.
Tình trạng kháng thuốc đã tăng lên trong những năm gần đây do việc sử dụng quá liều các loại thuốc nêu trên ở người và cả trong trang trại chăn nuôi.
Được phát minh vào những năm 20 của thế kỷ 20, các loại thuốc kháng sinh đã cứu sống hàng chục triệu người mắc viêm phổi, bệnh lao và viêm màng não. Tuy nhiên, trong vài chục năm qua, vi khuẩn dần biến thể và kháng các loại thuốc sẵn có từng tiêu diệt chúng và chúng được gọi là những "siêu vi khuẩn".
Theo báo cáo công bố cùng ngày, 43 loại thuốc kháng sinh đang được phát triển đều không thể giải quyết vấn đề vi khuẩn kháng thuốc.
Trong khi, toàn bộ 82% số kháng sinh đang được cấp phép sử dụng hiện nay đều đã các dẫn xuất của các nhóm kháng sinh hiện có được cải tạo để đối phó với tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.
Tuy nhiên, WHO cảnh báo tình trạng kháng thuốc sẽ dần tái diễn. Do đó, WHO nhấn mạnh đến tính cấp thiết phát minh ra phương thức chống vi khuẩn mới./.
- Từ khóa :
- covid 19
- ứng phó dịch covid 19
- who
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19 chiều 29/4: Việt Nam có thêm 45 ca mắc, trong đó 5 ca lây nhiễm trong nước
20:35' - 29/04/2021
Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính từ 6 giờ đến 18 giờ ngày 29/4, Việt Nam ghi nhận thêm 45 ca mắc COVID-19, trong đó có 39 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 5 ca lây nhiễm trong nước.
-
Hàng hoá
Dịch COVID-19 tại Ấn Độ tác động đến thị trường dầu mỏ thế giới
20:10' - 29/04/2021
Sự lây lan mạnh mẽ của dịch COVID-19 ở Ấn Độ sẽ làm giảm nhu cầu dầu mỏ toàn cầu, dẫn đến tình trạng nguồn cung bị dư thừa.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đề nghị nâng mức cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 lên mức cao nhất
19:37' - 29/04/2021
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng đề nghị nâng mức cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 trên địa bàn lên mức cao nhất.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo tác động tiêu cực của chính sách thời D. Trump tới kinh tế Nhật Bản
16:19'
Chính phủ Nhật Bản cảnh báo về tác động tiêu cực tiềm tàng của các chính sách kinh tế trong nhiệm kỳ tới đây của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Australia đề xuất ưu đãi thuế cho các khoáng sản quan trọng
07:30'
Dự luật này sẽ mang lại cho các nhà đầu tư sự rõ ràng và chắc chắn để đầu tư vào tiềm năng của Australia.
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Thương mại toàn cầu có thể tăng 14 điểm phần trăm nhờ AI
22:01' - 25/11/2024
Theo WTO, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vật liệu xây dựng
19:12' - 25/11/2024
Thông tư 10 đã đưa ra những giải pháp để phân loại, phân nhóm chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, đảm bảo công trình và cuộc sống người dân sử dụng vật liệu an toàn và chất lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48' - 25/11/2024
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.