WHO: Lây nhiễm virus corona rất cao ở Trung Quốc và cao ở cấp toàn cầu
Chính quyền Trung Quốc ngày 28/1 cho biết số ca tử vong vì virus corona khởi phát tại thành phố Vũ Hán đã tăng lên tới 106 người, trong khi gần 1.300 ca nhiễm mới đã được xác nhận.
Theo Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc, trong ngày 27/1 đã có 24 ca tử vong mới và 1.291 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm được xác nhận lên 4.000 người trên toàn quốc.
Trung Quốc đã quyết định lùi thời điểm bắt đầu học kỳ mùa Xuân của các trường tiểu học, phổ thông và đại học trên toàn quốc do lo ngại dịch bệnh lây lan. Hiện Bộ Giáo dục chưa thông báo ngày sẽ bắt đầu học kỳ hai.
Trước đó, ngày 27/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hiện vẫn chưa rõ liệu virus corona chủng mới gây bệnh viêm phổi ở Trung Quốc và hơn một chục quốc gia khác trên thế giới có lây lan trong thời gian ủ bệnh, tức là trước khi các triệu chứng xuất hiện, hay không.
Trong một báo cáo mới nhất về chủng virus mới này, được biết đến với cái tên 2019nCoV, WHO cho biết theo ước tính hiện nay, thời gian ủ bệnh có thể từ 2-10 ngày.
Báo cáo nêu rõ: "Việc hiểu thời điểm bệnh nhân đã nhiễm có thể truyền virus cho người khác đóng vai trò quan trọng trong các nỗ lực kiềm chế (dịch bệnh lây lan)".
Báo cáo trên chưa xác nhận các khẳng định trước đó của chính quyền Trung Quốc rằng những người đã nhiễm bệnh có thể lan truyền dịch trước khi có bất kỳ triệu chứng nào như sốt hay khó thở.
WHO cho biết: "Cần có thêm thông tin chi tiết về nghiên cứu bệnh dịch từ nhiều ca nhiễm hơn nữa để xác định giai đoạn ủ bệnh của virus 2019nCoV, đặc biệt là khi nào việc lây truyên có thể xảy ra từ những cá nhân chưa có triệu chứng hoặc trong thời gian ủ bệnh".
WHO đã thừa nhận mắc sai sót trong đánh giá rủi ro về loại virus gây chết người này. Trong báo cáo trên, WHO cho biết: "Tình hình lây nhiễm virus 2019nCoV rất cao ở Trung Quốc, cao ở cấp khu vực, và cao ở cấp toàn cầu".
WHO thừa nhận việc đánh giá mức độ rủi ro "vừa phải" trên phạm vi toàn cầu trong báo cáo trước đó là "sai sót".
Việc điều chỉnh đánh giá rủi ro toàn cầu của WHO không đồng nghĩa với việc tổ chức này ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu, cũng như không đưa ra khuyến cáo nào về hạn chế đi lại hay buôn bán.
Cũng theo WHO, tình hình lây nhiễm virus 2019nCoV ở Trung Quốc là khẩn cấp, nhưng nó chưa trở thành tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu.
WHO chỉ kêu gọi tăng mức độ cảnh giác, trong đó có việc khuyến khích các sân bay lắp đặt hệ thống kiểm soát thân nhiệt đối với hành khách đến từ vùng dịch để phát hiện kịp thời.
Virus 2019nCoV gây lo ngại toàn cầu vì nó giống với loại virus từng gây Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) năm 2002-2003 làm hàng trăm người ở Trung Quốc đại lục và Hong Kong thiệt mạng, cũng xuất phát từ hoạt động buôn bán động vật hoang dã.Virus chủng mới được cho là đã từ động vật sang con người tại khu chợ Vũ Hán, sau đó đã truyền từ người sang người. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa biết chính xác cách thức truyền bệnh.
Cũng như SARS và một chủng virus corona khác từng gây Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông (MERS), WHO gợi ý rằng chủng virus corona mới hiện nay có thể lây truyền qua những giọt nước bọt khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt xì, hoặc thông qua tiếp xúc với người nhiễm hoặc các vật dụng mà người đó đã đụng đến.
Để giảm nguy cơ lây nhiễm, WHO nhấn mạnh cần tránh tiếp xúc gần với người có biểu hiện khó thở, nên rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc trực tiếp với động vật hoang dã hoặc gia cầm./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Đức xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus corona
09:10' - 28/01/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, Cơ quan Y tế bang Bayern của Đức đêm 27/1 đã xác nhận trường hợp bệnh nhân đầu tiên ở Đức nhiễm virus corona gây viêm phổi cấp tại miền Nam nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Australia xác nhận trường hợp thứ 5 nhiễm virus corona
13:52' - 27/01/2020
Ngày 27/1, Australia đã xác nhận trường hợp thứ 5 nhiễm virus corona ở nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.