WHO ước tính số ca mắc COVID-19 tại châu Phi cao hơn nhiều so với con số hiện tại
Một báo cáo mới đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy khoảng 7 ca mắc COVID-19 tại châu Phi thì chỉ có 1 ca được phát hiện. Điều này cho thấy số ca mắc trên thực tế cao hơn nhiều và nguyên nhân là bởi năng lực xét nghiệm tại lục địa này còn hạn chế.
Theo phân tích của WHO, số ca mắc COVID-19 trên thực tế tại châu Phi có thể lên tới 60 triệu ca. Theo thống kê hiện nay, kể từ khi đại dịch bùng phát, châu Phi ghi nhận 8,4 triệu ca mắc, trong đó có 214.000 ca tử vong. Tuy vậy, tỷ lệ xét nghiệm tại lục địa này ở mức thấp so với các khu vực khác trên thế giới.
Báo cáo cho thấy kể từ khi đại dịch bùng phát, 70 triệu xét nghiệm COVID-19 đã được ghi nhận tại các nước châu Phi. chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số 1,3 tỷ dân. Trong khi đó, cũng trong khoảng thời gian trên, khoảng 550 triệu xét nghiệm đã được tiến hành tại Mỹ, còn tại Anh số lượng xét nghiệm còn cao hơn khi cứ 1 người thì có hơn 4 xét nghiệm được tiến hành.
Ông Matshidiso Moeti, Giám đốc WHO tại châu Phi, chỉ rõ hầu hết các xét nghiệm COVID-19 đều được thực hiện ở những người có triệu chứng, song phần lớn các ca lây nhiễm là đều không có triệu chứng, do vậy những gì đang diễn ra mới chỉ phần nổi của tảng băng chìm.
Theo ông Moeti, số ca tử vong tại châu Phi cũng không được thống kê đầy đủ. Báo cáo của WHO ước tính cứ 3 ca tử vong trên thực tế thì có 1 ca được thống kê chính thức.
Để khắc phục tình trạng này, WHO đã tiến hành một chương trình thí điểm nhằm năng cao năng lực giám sát dịch COVID-19. Chương trình này sẽ được triển khai tại 8 quốc gia và sử dụng xét nghiệm kháng nguyên nhằm phát hiện các ca mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.
Một khi phát hiện các ca dương tính, các nhà chức trách sẽ thực hiện "cách tiếp cận vòng tròn", tức là triển khai xét nghiệm đối với những người sinh sống trong vòng bán kính 100m xung quanh ca mắc mới, nhờ đó có thể ngăn chặn dịch lan rộng. Những người sống trong khu vực này còn được nhận một bộ gồm các vật dụng khử khuẩn và vệ sinh, như khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn.
Ông Moeti khẳng định việc xét nghiệm càng nhiều thì sẽ khoanh vùng dịch càng nhanh, hạn chế được dịch lây lan. Quan chức WHO này nhấn mạnh sáng kiến trên là cách tiếp cận mới sẽ cải thiện năng lực xét nghiệm tại châu Phi./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
TP HCM chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ tỉnh Sóc Trăng phòng chống dịch COVID-19
21:51' - 17/10/2021
Đoàn công tác của Thành ủy, UBND Tp Hồ Chí Minh đã chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 đến tỉnh Sóc Trăng, cũng như phương án hỗ trợ điều trị, xét nghiệm, sàng lọc F0…
-
Đời sống
Nông dân Hàn Quốc đối phó với dịch COVID-19 như thế nào?
15:48' - 17/10/2021
Ông Koh Jin-taek rất tự hào khi đã gây dựng được một trang trại nhỏ nhưng ổn định ở Anseong, cách thủ đô Seoul 77 km về phía Nam.
-
Kinh tế & Xã hội
Đề xuất chính sách hỗ trợ trẻ mồ côi do dịch COVID-19
13:49' - 17/10/2021
Đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 tại Việt Nam đã khiến hàng trăm trẻ em rơi vào hoàn cảnh mồ côi, mất đi sự yêu thương, quan tâm chăm sóc của gia đình và người thân.
-
Kinh tế & Xã hội
Lộ trình dài hạn “sống chung với COVID-19”
09:29' - 17/10/2021
Trong 7 ngày qua, thêm hàng loạt quốc gia đã chính thức công bố hoặc bắt tay vào soạn thảo chiến lược, kế hoạch, lộ trình “sống chung với COVID-19” trong dài hạn.
-
Thị trường
Pháp dừng chương trình xét nghiệm COVID-19 miễn phí cho tất cả người dân
17:00' - 16/10/2021
Trong ngày 15/10, Pháp đã dừng chương trình xét nghiệm COVID-19 miễn phí cho tất cả người dân. Đây là một phần trong nỗ lực của chính phủ nước này nhằm khuyến khích người dân đi tiêm phòng.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Phó Chủ tịch Quốc hội M.Mátrai: Quan hệ Hungary - Việt Nam ngày càng phát triển tốt đẹp
14:52'
Phó Chủ tịch Quốc hội Hungary Márta Mátrai khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN đã khẳng định Quan hệ Hungary - Việt Nam sẽ ngày càng phát triển tốt đẹp trong tương lai.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ biển trong phát triển bền vững
09:08'
Đại diện của Việt Nam cho rằng các quốc gia cần thúc đẩy tích cực việc phát triển và chuyển giao khoa học biển và công nghệ biển theo các điều khoản và điều kiện công bằng và hợp lý...
-
Ý kiến và Bình luận
IEA: Đầu tư hiệu quả năng lượng cần tăng gấp ba lần
05:30'
Theo IEA, ngày 7/6 cho rằng các khoản đầu tư vào việc cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng phải tăng gấp ba lần trong thập kỷ này nếu thế giới muốn kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C.
-
Ý kiến và Bình luận
WB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023
09:07' - 07/06/2023
Ngân hàng Thế giới (WB) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 lên mức 2,1%, do Mỹ và các nền kinh tế lớn khác đã chứng tỏ khả năng phục hồi mạnh hơn so với kỳ vọng
-
Ý kiến và Bình luận
Nhật Bản thu hút nhiều nhân tài nước ngoài
08:57' - 07/06/2023
Chính phủ Nhật Bản ngày 6/6 thông báo sẽ thu hẹp khoảng cách tiền lương giữa Nhật Bản với các quốc gia khác, đồng thời thu hút nhiều nhân tài nước ngoài hơn.
-
Ý kiến và Bình luận
Liên hợp quốc cảnh báo thảm họa sau vụ vỡ đập thủy điện ở Ukraine
08:25' - 07/06/2023
Ngày 6/6, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cho hay vụ vỡ đập thủy điện ở Ukraine là một "thảm họa nhân đạo, kinh tế và sinh thái lớn.
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ Australia - Việt Nam ngày càng khởi sắc và phát triển mạnh mẽ
14:12' - 06/06/2023
Chuyên gia Australia tin tưởng quan hệ Việt Nam - Australia sẽ tiếp tục “đơm hoa kết trái” trong thời gian tới
-
Ý kiến và Bình luận
ILO kêu gọi ưu tiên giải quyết vấn đề công bằng xã hội
09:03' - 06/06/2023
Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) Gilbert F. Houngbo ngày 5/6 kêu gọi cần “tích hợp có hệ thống chương trình nghị sự xã hội vào tất cả các chính sách hành động ở cấp quốc gia...
-
Ý kiến và Bình luận
Thứ trưởng Trần Thanh Nam: Xây dựng chuỗi cung ứng nông sản Việt Nam – Trung Quốc bền vững
18:58' - 05/06/2023
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc chỉ giảm rất nhẹ 0,01% trong bối cảnh xuất khẩu toàn ngành vẫn giảm mạnh ở mức hai con số.