Nông dân Hàn Quốc đối phó với dịch COVID-19 như thế nào?
Trang trại này đã hoạt động trong suốt 20 năm qua với sản phẩm chính là rau diếp, rau diếp xoăn và nhiều loại rau khác.
Hiện ông Koh Jin-taek đang quản lý 44 nhà kính trồng rau, có tấm phủ bằng nhựa vinyl, mỗi tháng cung cấp gần 10 tấn rau cho các công ty thực phẩm, với doanh thu hằng năm lên tới 800 triệu won (680.000 USD).
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của ông chủ trang trại này khá tươi sáng cho đến khi COVID-19 xuất hiện, tấn công Hàn Quốc vào năm 2020, đẩy người đàn ông 53 tuổi này rơi vào cảnh bấp bênh, không biết liệu có thể duy trì hoạt động kinh doanh của mình trong tương lai.
Ông Koh Jin-taek chia sẻ để có thể hòa vốn và dư ra một khoản tiết kiệm, trang trại của ông cần phải bán được ít nhất 9 tấn rau mỗi tháng, song doanh số bán hàng trong tháng 9 chỉ là 4,8 tấn. Một trong những nguyên nhân chính là thiếu lao động.
Đại dịch COVID-19 đã khiến số lượng lao động nhập cư ở Hàn Quốc giảm mạnh, qua đó khiến tiền lương của lao động nhập cư tăng. Trước đây, ông Koh Jin-taek thuê 9 lao động, nhưng COVID-19 đã khiến số nhân công làm việc cho trang trại của ông giảm xuống còn 5 người. Đáng ngại hơn, 4 người đã đột ngột xin nghỉ việc để làm chỗ khác có mức lương cao hơn.
Hiện Hàn Quốc đang áp dụng 3 chương trình lao động cho người nước ngoài, theo đó, người lao động từ 16 nước châu Á được phép làm việc trong các lĩnh vực lao động chân tay đòi hỏi kỹ năng thấp, trong đó có đánh bắt cá, trồng trọt và sản xuất theo thị thực E-8, E-9 và C-4.
Các chương trình này nhằm cung cấp cho nông dân địa phương nguồn lao động rẻ, nhưng lại cung cấp cho người lao động nước ngoài mức lương cao hơn so với cùng công việc làm ở quê nhà. Chính vì vậy, trong năm 2019, gần 9.000 lao động từ các nước châu Á đã được tuyển dụng qua chương trình này.
Tuy nhiên, do việc siết chặt kiểm soát biên giới để phòng, chống COVID-19, số lao động nước ngoài đã giảm tới 82% còn 1.590 người trong 8 tháng đầu năm nay.
Giới chức Hàn Quốc cho biết tình trạng thiếu hụt lao động nhập cư đang gây ra sự mất cân bằng cung - cầu về lao động nông nghiệp, dẫn đến chi phí thuê mướn nhân công tăng cao - từ mức 80.000 won/ngày công (khoảng 67 USD) lên 120.000 won/ngày (hơn 100 USD).
Điều này là do ngành nông nghiệp Hàn Quốc hiện phụ thuộc nhiều nhất vào lao động nước ngoài. Thanh niên Hàn Quốc ngày càng tránh các công việc lao động chân tay, chẳng hạn như nông nghiệp và đánh cá, và có xu hướng chọn sống ở các thành phố có công việc được trả lương cao hơn.
Trong khi đó, dân số làm nông nghiệp tại nước này đang già đi nhanh chóng. Năm 2020, những người trên 65 tuổi ở nước này chiếm tới 41,7% tổng số chủ hộ gia đình làm nông nghiệp, tăng 3,9% so với năm 2015.
Chính vì vậy, dù rất đau lòng nhưng ông Koh Jin-taek đã phải phá bỏ 30 nhà kính trồng rau trong trang trại của mình vì thiếu nhân công thu hoạch. Ông cùng nhiều người khác cũng đang đề nghị nhà chức trách hỗ trợ để họ có thể thuê nhân công./.
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Hàn Quốc bắt giữ tội phạm quốc tế phát tán mã độc tống tiền
06:00' - 17/10/2021
Hàn Quốc đã bắt giữ các nghi phạm thực hiện các vụ tấn công quy mô lớn bằng mã độc tống tiền (ransomware) nhằm vào các doanh nghiệp và trường đại học của Hàn Quốc hồi năm 2019.
-
Ngân hàng
Hàn Quốc sẽ điều chỉnh chính sách tiền tệ phù hợp để giảm mất cân bằng tài chính
08:30' - 16/10/2021
Thống đốc Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) Lee Ju-yeol ngày 15/10 cho biết sẽ tiếp tục điều chỉnh chính sách tiền tệ phù hợp và xác định thời điểm tăng lãi suất theo cách có thể.
-
Thị trường
Tăng trưởng việc làm của Hàn Quốc cao nhất trong hơn bảy năm
08:18' - 16/10/2021
Cơ quan Thống kê Hàn Quốc ngày cho biết tăng trưởng việc làm trong tháng 9/2021 của nước này ở mức cao nhất trong hơn bảy năm.
-
Kinh tế & Xã hội
Tiếp nhận gần 2 triệu liều vaccine AstraZeneca do Ba Lan và Hàn Quốc tài trợ
17:59' - 15/10/2021
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế tiếp nhận các lô vaccine này.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Giá vé máy bay Hà Nội – Côn Đảo và Côn Đảo - Hà Nội 23/5/2025: Cập nhật mới nhất, mẹo đặt vé giá rẻ
20:00' - 22/05/2025
Giá vé máy bay từ Hà Nội – Côn Đảo và Côn Đảo - Hà Nội ngày 23/5/2025 mới nhất cập nhật từ các hãng hàng không nội địa.
-
Đời sống
Giá vé máy bay Hà Nội - Đà Nẵng và ngược lại 23/5/2025: Cập nhật mới nhất từ các hãng
20:00' - 22/05/2025
Giá vé máy bay giá rẻ từ Hà Nội đi Đà Nẵng và từ Đà Nẵng đi Hà Nội ngày hôm nay 23/5/2025 mới nhất cập nhật từ hai hãng Vietnam Airlines và Vietjet Air.
-
Đời sống
Giá vé máy bay Hà Nội – TPHCM 23/5: Hãng nào rẻ nhất?
20:00' - 22/05/2025
Giá vé máy bay từ Hà Nội đi TPHCM và từ TPHCM đi Hà Nội ngày 23/5/2025 mới nhất cập nhật từ hai hãng Vietnam Airlines và Vietjet Air.
-
Đời sống
Học sinh tuyển thẳng lớp 10 năm 2025 cần xác nhận nhập học khi nào?
15:44' - 22/05/2025
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quy định, những học sinh trúng tuyển diện tuyển thẳng hoàn thành thủ tục nhập học tại trường trung học phổ thông đăng ký tuyển thẳng theo đúng thời gian quy định.
-
Đời sống
Tuyển thẳng vào lớp 10: Danh sách 679 học sinh Hà Nội đủ điều kiện
15:22' - 22/05/2025
Danh sách 679 học sinh trúng tuyển diện tuyển thẳng vào lớp 10 trung học phổ thông công lập không chuyên ở Hà Nội.
-
Đời sống
Cách tra cứu thông tin thuốc đã được cấp phép
15:09' - 22/05/2025
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã chính thức khuyến cáo người dân nên chủ động tra cứu thông tin thuốc trước khi sử dụng, đặc biệt là với các loại thuốc kê đơn hoặc thuốc điều trị bệnh nặng.
-
Đời sống
Danh sách thuốc giả Bộ Y tế yêu cầu không được kinh doanh, buôn bán
14:51' - 22/05/2025
Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành và Y tế các ngành khẩn trương thông báo đến các cơ sở kinh doanh, cơ sở sử dụng thuốc không được kinh doanh, buôn bán, sử dụng các sản phẩm thuốc giả.
-
Đời sống
Đơn vị nào sở hữu bản quyền giải đấu FIFA Club World Cup 2025?
14:02' - 22/05/2025
Ngày 22/5, FPT Play vừa công bố sẽ là đơn vị duy nhất tại Việt Nam sở hữu bản quyền phát sóng và truyền thông Giải Vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ - FIFA Club World Cup 2025.
-
Đời sống
Tái thẩm định lần 2 danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng
13:12' - 22/05/2025
UNESCO sẽ tái thẩm định lần thứ hai để đánh giá việc bảo vệ các giá trị di sản địa chất, tài nguyên môi trường, hệ sinh thái, đa dạng sinh học…