World Cup 2018 củng cố vị thế của Nga (Phần 2)

07:05' - 15/07/2018
BNEWS Nga là một thành viên quan trọng của nền kinh tế toàn cầu và nỗ lực của phương Tây trong việc cô lập Nga chỉ mang tính giới hạn.
Trụ sở Gazprom tại Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo số liệu từ Ngân hàng Trung ương Nga, đầu tư trực tiếp của Đức vào Nga đã tăng lên 1,08 tỷ USD vào ba quý đầu của năm 2017 từ mức 274 triệu USD năm 2016. Đầu tư của Pháp vào Nga cũng tăng lên 524 triệu USD so với cùng kỳ năm trước là 438 triệu USD.

Khí đốt của Nga cũng là mặt hàng cực kỳ quan trọng đối với các nền kinh tế châu Âu. Phát biểu trước Hội nghị Khí đốt châu Âu tại Vienna (Áo) tháng 1/2018, Chủ tịch tập đoàn dầu khí lớn nhất nước Nga Gazprom, Viktor Zubov, cho biết thị phần khí đốt của công ty này tại thị trường châu Âu, nơi chiếm phần lớn doanh thu, đã tăng từ 33% lên 35% vào năm 2016.

Theo một bài báo của Financial Times đăng ngày 17/5/2018, xuất khẩu của Gazprom sang châu Âu đã tăng vọt trong vài năm trở lại đây lên đến 194,4 m3 hồi năm ngoái, chiếm gần 40% lượng khí đốt của cả châu Âu.

Cuối cùng, không giống như Liên Xô cũ, Nga là một thành viên quan trọng của nền kinh tế toàn cầu và nỗ lực của phương Tây trong việc cô lập Nga chỉ mang tính giới hạn.

Mặc dù Nga có thể tuyên bố rằng nước này không hề bị cô lập, song Nga cũng rất lo ngại nếu các biện pháp trừng phạt vẫn tiếp diễn. Về mặt kinh tế, mối quan hệ thương mại giữa Nga với EU vẫn đang tiến triển mạnh mẽ mặc dù vẫn không có một sự bảo đảm nào chắc chắn. Do đó, Tổng thống Putin đã kêu gọi việc dỡ bỏ lệnh cấm vận, gần đây nhất là trong chuyến thăm Vienna hồi đầu tháng 6.

Về mặt chính trị, Tổng thống Putin rất muốn Nga sẽ tái gia nhập G7 vì điều này sẽ đem lại sự hợp tác và tôn trọng đối với ông Putin từ các lãnh đạo phương Tây. Về mặt chiến lược, việc bình thường hoá quan hệ với phương Tây sẽ làm giảm việc phụ thuộc của Nga vào Trung Quốc và những nước còn lại.

Các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế của Nga vẫn rất cần châu Âu và phương Tây và đều không hài lòng với việc Nga ở bên kia chiến tuyến so với phương Tây. Nga thực chất vẫn là một nước châu Âu với nhiều lợi ích mang tính toàn cầu.

Trên một khía cạnh khác, Đông Nam Á sẽ vẫn nằm ngoài lợi ích của Nga. Trong khi đó, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh, lợi ích chính trị và kinh tế của Nga. Do đó, Đông Nam Á nên cảm thấy may mắn vì không chịu áp lực phải theo hướng nào.

Mặt khác, không tham dự vào nỗ lực cấm vận của phương Tây đồng nghĩa với việc khu vực này có thể duy trì và củng cố quan hệ chính trị-kinh tế với Nga, nếu điều này không xung đột với các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

Trao đổi thương mại giữa Nga và Đông Nam Á hiện nay vẫn còn rất thấp và còn phải cải thiện nhiều. Theo số liệu mới nhất, trao đổi thương mại giữa các nước ASEAN và Nga mới đạt 12,3 tỷ USD trong khi đầu tư của Nga vào Đông Nam Á mới chỉ đạt 56 triệu USD.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục