WRC: 40.000 công nhân may mặc bị nợ tiền trợ cấp thôi việc
Hàng chục nghìn công nhân may mặc đã bị sa thải khi đại dịch COVID-19 tàn phá ngành may mặc trên toàn cầu, khiến số đơn đặt hàng của các nhà máy lao dốc.
Không những thế, những công dân này còn bị nợ hàng triệu USD tiền trợ cấp thôi việc trong bối cảnh nhiều người đang phải chật vật để nuôi sống gia đình.
Theo một nghiên cứu được Hiệp hội Quyền lợi người lao động (WRC) có trụ sở tại Mỹ công bố ngày 6/4, hiện có 31 nhà máy dệt may cung cấp cho các thương hiệu nổi tiếng thế giới đã nợ 40.000 công nhân bị sa thải khoảng 40 triệu USD tiền trợ cấp thôi việc.
Kết luận này dựa trên số liệu của 400 nhà máy đã đóng cửa hoặc phải sa thải hàng loạt tại 18 quốc gia trong đại dịch COVID-19. WRC cũng tìm thấy bằng chứng ban đầu cho thấy các công nhân tại 210 nhà máy khác đã không được trả lương, song không thể tiến hành điều tra thêm để xác nhận vấn đề bất cập này.
Gọi những phát hiện mới nhất trên là "phần nổi của tảng băng trôi", WRC ước tính các công nhân may mặc tại các nhà máy trên thế giới có thể mất ít nhất 500 triệu USD tiền trợ cấp mất việc trong đại dịch COVID-19.
Theo quy định pháp lý, các nhà sản xuất tại các quốc gia xuất khẩu hàng may mặc lớn có trách nhiệm bồi thường cho người lao động nếu họ bị sa thải vô cớ. Tuy nhiên, các nhà vận động cho rằng người lao động thường là đối tượng phải gánh chịu hậu quả khi các thương hiệu đột ngột hủy đơn đặt hàng.
Năm ngoái, các công ty thời trang đã hủy hàng loạt đơn hàng trị giá hàng tỷ USD trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát khiến nhiều cửa hàng thời trang trên thế giới phải đóng cửa, dẫn tới thiệt hại về tiền lương lên tới ít nhất là 3,2 tỷ USD.
Mặc dù các đơn hàng đã tăng lên vào nửa cuối năm 2020, một số thương hiệu phương Tây yêu cầu giảm giá và trì hoãn thanh toán cho các nhà cung cấp vốn đang phải "bấu víu" vào mọi đơn hàng để tồn tại.
Trong một tuyên bố, bà Liana Foxvog, Giám đốc Xử lý khủng hoảng thuộc WRC và cũng là tác giả chính của báo cáo, nhấn mạnh một số công nhân may mặc đã phải chờ đợi cả năm để được nhận trợ cấp thôi việc, khiến họ không có đủ điều kiện tài chính để nuôi con.
Thực trạng những khoản trợ cấp thôi việc bị "đánh cắp" vốn đã tồn tại lâu nay lại nghiêm trọng hơn trong thời gian dịch COVID-19 hoành hành.
Tháng trước, một liên minh bảo vệ quyền con người đã kêu gọi các thương hiệu ký một thỏa thuận ràng buộc với các liên đoàn nhằm thiết lập một quỹ dành cho người lao động bị thôi việc trên toàn cầu. Theo đó, các thương hiệu chỉ mất chưa đến 10 xu/1 chiếc áo phông.
Bà Foxvog đã bày tỏ sự ủng hộ về phương án trên, cho rằng đây là cách duy nhất để buộc các nhà tuyển dụng và các thương hiệu thời trang có trách nhiệm, cũng như đảm bảo rằng công nhân ngành may mặc được hưởng quyền lợi trợ cấp thôi việc theo quy định.
Mohammad Akash, một công nhân may mặc người Bangladesh đã bị mất việc hồi tháng 12 năm ngoái, phàn nàn đến nay vẫn chưa nhận được 425 USD tiền trợ cấp thôi việc. Tài chính eo hẹp khiến người đàn ông 35 tuổi này phải đi làm đủ mọi nghề để kiếm sống và nuôi gia đình.
Anh cho biết: "Cách đây một tuần, tôi đã được nhận vào làm tại một nhà máy may mặc địa phương. Nhưng bây giờ nhà máy bị đóng cửa vì lệnh phong tỏa mới. Tôi lo lắng sẽ mất nốt công việc này"./.
Tin liên quan
-
Ý kiến
Triển vọng nào cho các nhà bán lẻ hàng may mặc đắt tiền Nhật Bản?
08:45' - 01/03/2021
Ngày càng có nhiều người tìm đến các sản phẩm đơn giản có giá cả hợp lý, hơn là những “bộ cánh” văn phòng cầu kỳ và đắt đỏ.
-
Kinh tế Thế giới
ILO kêu gọi ngành may mặc hỗ trợ người lao động nhiều hơn giữa "bão" COVID-19
23:41' - 21/10/2020
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hối thúc ngành may mặc cần làm nhiều hơn nữa để bảo đảm công việc và cuộc sống của công nhân trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
-
Doanh nghiệp
Lao động ngành may mặc toàn cầu có thể mất gần 6 tỷ USD thu nhập
07:41' - 12/08/2020
Những công nhân trong ngành may mặc đang bị trả lương thấp hoặc không được trả lương trong thời kỳ đại dịch COVID-19 bùng phát, với tổng giá trị tiền lương bị mất có thể lên tới gần 6 tỷ USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến
Xuất nhập khẩu hàng hóa có thể cán mốc 600 tỷ USD
11:12' - 21/04/2021
Mặc dù chưa kết thúc tháng đầu tiên của quý II nhưng giới phân tích vẫn cho rằng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá năm nay có thể cán mốc 600 tỷ USD.
-
Ý kiến
Nông sản Việt: Bài 4: Tôn vinh những doanh nghiệp vừa và nhỏ
09:05' - 21/04/2021
Những doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhân tố bền bỉ, vững vàng, có sức đề kháng mạnh mẽ trước những tác động tiêu cực của dịch COVID-19, góp phần giúp nền kinh tế đứng vững và có bước tăng trưởng.
-
Ý kiến
ZEW: Niềm tin của nhà đầu tư vào đà phục hồi kinh tế Đức giảm
07:15' - 21/04/2021
Niềm tin của nhà đầu tư vào đà phục hồi của kinh tế Đức bất ngờ giảm sau khi chính phủ đánh đi tín hiệu thắt chặt hơn nữa các chính sách hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19.
-
Ý kiến
IMF kêu gọi tăng chi tiêu để thúc đẩy kinh tế thế giới
08:39' - 20/04/2021
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã kêu gọi các nhà hoạch định chính sách tiếp tục chi thêm tiền để thúc đẩy kinh tế thế giới và đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.
-
Ý kiến
WHO nhận định thế giới có thể kiểm soát đại dịch trong những tháng tới
07:40' - 20/04/2021
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố thế giới có những công cụ để đưa đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 toàn cầu vào tầm kiểm soát trong những tháng tới.
-
Ý kiến
Truyền thông Ukraine đánh giá cao thành công của Việt Nam trong đổi mới kinh tế
07:32' - 19/04/2021
Nhiều tờ báo lớn, uy tín tại Ukraine đã đăng tải các bài phân tích, bình luận về thành công của Việt Nam trong công cuộc đổi mới, cải cách kinh tế cũng như trong công tác kiện toàn nhân sự cấp cao.
-
Ý kiến
BFA: Châu Á tăng trưởng tối thiểu 6,5% trong năm 2021
19:10' - 18/04/2021
Theo báo cáo được công bố tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA), tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á vào năm 2021 dự báo sẽ đạt tối thiểu 6,5%.
-
Ý kiến
Làm sao để thúc đẩy chuyển đổi số ngành ngân hàng?
08:45' - 17/04/2021
Khảo sát của Ngân hàng Nhà nước đến cuối 2020, có khoảng 60-70% tổ chức tín dụng đã và đang xây dựng, thậm chí là thực thi chiến lược chuyển đổi số của mình.
-
Ý kiến
Fed: Triển vọng kinh tế Mỹ đang dần cải thiện
10:58' - 16/04/2021
Theo Fed, kinh tế Mỹ vẫn còn một chặng đường dài để phục hồi hoàn toàn sau cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra, nhưng triển vọng đang dần được cải thiện.