Xây dựng báo cáo kinh tế- xã hội từ thực tiễn phát triển các địa phương
Ngày 7/8, tại Hà Nội, Tổ Biên tập của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội họp phiên toàn thể với mục tiêu góp ý cho dự thảo Báo cáo Đánh giá 5 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030 (gọi tắt là Báo cáo Kinh tế - Xã hội).
Phát biểu khai mạc phiên họp, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổ trưởng Tổ Biên tập cho biết, quá trình xây dựng dự thảo Báo cáo Kinh tế - Xã hội được triển khai khẩn trương, nghiêm túc ngay sau Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội, Tổ Biên tập đã tổ chức phân công rõ nhiệm vụ cụ thể của các thành viên của tổ tham gia xây dựng báo cáo trên cơ sở đề cương được Hội nghị Trung ương 9 thông qua; đồng thời, triển khai nghiên cứu một số chuyên đề chuyên sâu về các lĩnh vực quan trọng.Bên cạnh đó, để việc xây dựng báo cáo có thêm cơ sở từ thực tiễn phát triển các địa phương, Tiểu ban Kinh tế - Xã hội và Thường trực Tổ Biên tập đã tổ chức các đoàn công tác đi làm việc với các địa phương của các vùng: Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên. Dự thảo báo cáo đã được xây dựng, hoàn thiện từng bước. Có sự đối chiếu, căn cứ vào các dự thảo của báo cáo chính trị để cập nhật kịp thời các nội dung, bảo đảm thống nhất.
Tại phiên họp, ông Trần Hồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình bày tóm tắt dự thảo Báo cáo Kinh tế - Xã hội. Các ý kiến thảo luận đã đánh giá dự thảo báo cáo về cơ bản đã bao quát khá toàn diện các vấn đề trong các nội dung. Từ đánh giá thực trạng, dự báo bối cảnh, tình hình và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2026-2030.
Trong đó, báo cáo đã nêu lên được các quan điểm, định hướng, giải pháp có tính mới, tính đột phá nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả, bền vững. Với tinh thần quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2030 mà chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Các ý kiến góp ý đã bổ sung thêm các nhận định, đánh giá về thực trạng, bối cảnh, tình hình. Đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu cho các ngành, lĩnh vực cũng như đối với các vấn đề tổng thể chung trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Kết luận phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Tổ trưởng Tổ Biên tập giao bộ phận Thường trực Tổ Biên tập tiếp thu các ý kiến của các thành viên để hoàn thiện dự thảo Báo cáo Kinh tế - Xã hội và chuẩn bị trình Tiểu ban Kinh tế - Xã hội, trình Bộ Chính trị.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thách thức lớn cho kịch bản tăng trưởng kinh tế
08:39' - 03/08/2024
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mục tiêu đạt tăng trưởng từ 6,5-7% năm 2024 là thách thức lớn đòi hỏi vừa có giải pháp bứt phá trong ngắn hạn, vừa duy trì đà tăng trong trung, dài hạn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thách thức lớn cho kịch bản tăng trưởng kinh tế
08:07' - 03/08/2024
Báo cáo Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm và triển vọng cả năm 2024 vừa được CIEM công bố đã đưa ra hai kịch bản tăng trưởng cho 6 tháng cuối năm cũng như cả năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thúc đẩy lĩnh vực tái chế như động lực tăng trưởng kinh tế mới
15:55' - 24/07/2024
Ngành tái chế tài nguyên ở Khu công nghệ cao Giới Thủ đạt giá trị sản lượng công nghiệp là 33 tỷ NDT (khoảng 4,5 tỷ USD), chiếm 74% tổng sản lượng của thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong hai năm 2024 và 2025
11:35' - 17/07/2024
ADB giữ nguyên dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%, với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04' - 23/11/2024
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39' - 23/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38' - 23/11/2024
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.