Xây dựng chiến lược hướng tới phát triển công nghiệp hiện đại
Sáng 28/2, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công Thương) đã tổ chức hội thảo Xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương cho biết, nhằm đạt được mục tiêu theo Nghị quyết 23-NQ/TW về phát triển công nghiệp quốc gia giai đoạn 2030, tầm nhìn đến 2045, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì xây dựng chiến lược công nghiệp thay thế cho chiến lược 2014, tầm nhìn đến 2025. Lãnh đạo Bộ Công Thương dự kiến trong quý II sẽ trình Chính phủ chiến lược này. Vì vậy, đây là buổi hội thảo đầu tiên để lấy ý kiến xây dựng để có thể đưa ra dự thảo trong tuần tới.
Chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến việc Việt Nam nên lựa chọn các ngành, lĩnh vực công nghiệp nào để ưu tiên phát triển, TS. Dương Đình Giám, Hội Khoa học kinh tế Việt Nam cho hay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và trên cơ sở nguồn lực hiện có, phát triển ngành, lĩnh vực ưu tiên được xác định trong giai đoạn 2030 là hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Mặt khác, tập trung nguồn lực quốc gia để hình thành và phát triển một số ngành, lĩnh vực công nghiệp mạnh có năng lực cạnh tranh quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Từ đó, làm nền tảng cho giai đoạn sau, tầm nhìn đến năm 2045 Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại. Đặc biệt, tập trung phát triển ngành, lĩnh vực công nghiệp với các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn và tạo thị trường cho công nghiệp hỗ trợ phát triển, sử dụng công nghệ cao ở những lĩnh vực phù hợp; giảm dần các lĩnh vực sử dụng tài nguyên khoáng sản không tái tạo được và lao động giản đơn.Ngoài ra, để tạo lập hệ thống chính sách đồng bộ, TS. Dương Đình Giám cho rằng, thời gian tới cần tập trung giải quyết tình trạng manh mún, tự phát; quy mô sản xuất nhỏ dẫn đến khó áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để có được nguồn nguyên liệu và sản phẩm nông nghiệp phong phú, chi phí thấp, chất lượng cao, đảm bảo yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Hơn nữa, việc thực hiện liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị cần được Nhà nước can thiệp giải quyết cho đúng với quan điểm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mô hình liên kết giữa hợp tác xã nông nghiệp và doanh nghiệp chế biến ở một số nơi đã thu hút được những kết quả tốt và nên nghiên cứu để nhân rộng. Riêng công nghiệp chế biến, phải tập trung giải quyết tình trạng đa nhưng không tinh; hỗ trợ đổi mới công nghệ, định hướng phát triển vào các thị trường khó tính và đưa các dự án cơ khí nông nghiệp, cơ khí đóng tàu và cơ khí chế biến vào danh mục ưu đãi của chương trình công nghiệp hỗ trợ. Đáng lưu ý, doanh nghiệp cần sự trợ giúp từ phía Nhà nước và hiệp hội ngành hàng trong việc kịp thời giúp pháp lý khi xảy ra các tranh chấp thương mại ở thị trường quốc tế. Không những thế, phải có sự chia sẻ thông tin về thị trường và các thông tin liên quan đến phát triển ngành, lĩnh vực. Đồng thời, tạo dựng mối liên kết phát triển trong cả sản xuất và tiêu thụ giữa các thành viên trong và ngoài hiệp hội, hướng tới mục tiêu hiệu quả cao và phát triển bền vững.Bàn về đối tượng khách hàng chủ yếu của ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2030-2045, ông Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp Bộ Công Thương bày tỏ, trong hơn 30 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có bước tiến rõ rệt và góp phần nâng cao mức sống của người dân.
Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy, chuyển biến cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng tỷ lệ công nghiệp- xây dựng tăng nhưng rất chậm. Ông Phạm Tất Thắng cũng chỉ ra rằng, ngoài mặt hàng nông sản, thuỷ sản thì những mặt hàng tiêu dùng như dệt may, giày dép, gốm sứ hay sản phẩm tiểu thủ công nghiệp là những mặt hàng xuất khẩu có nhiều tiềm năng của Việt Nam. Vì thế, để thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng này, ngành công nghiệp phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến sâu nông sản, thực phẩm nhất là với những sản phẩm thân thiện môi trường để bắt nhịp với Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây cũng là hướng phấn đấu của ngành công nghiệp Việt Nam trong thời gian 20-30 năm tới./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu
11:51' - 27/02/2020
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ban hành Chỉ thị khẩn số 05/CT-BT về việc triển khai các giải pháp tăng cường xuất nhập khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phát động thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu
18:09'
Chiều 9/7, tại Ban Chỉ huy công trường, Đồng Tháp phát động phong trào thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu thành phần 2, hướng tới mốc hoàn thành vào quý III/2026.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang: Cơ hội để doanh nghiệp Việt kết nối giao thương vào thị trường Australia
18:07'
Lần đầu tiên, An Giang tổ chức kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến với doanh nhân Việt tại Australia, mở ra cơ hội đưa hàng nông sản, dược phẩm, công nghệ cao vươn ra toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội cho phép khai thác đất nông nghiệp bãi sông làm nông nghiệp kết hợp du lịch
17:52'
Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi tuyến sông có đê, mở lối phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Lạc Đạo (Hưng Yên): khuyến kích phát triển công nghiệp xanh, sạch
17:29'
Để giải quyết tồn đọng trong quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn, xã Lạc Đạo tỉnh Hưng Yên kiên quyết đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi các dự án chậm tiến độ, sử dụng đất không hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Phấn đấu từ ngày 27/7 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát
17:21'
Trưa 9/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội cho ngành xây dựng, nội thất mở rộng không gian phát triển
17:02'
Sau hợp nhất Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh mới có không gian phát triển rộng lớn với nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, giao thông, nhà ở… tăng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An bố trí tái định cư gần 2.000 hộ dân dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
16:28'
Để thuận lợi cho việc thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, tỉnh Nghệ An đang khẩn trương triển khai các khu tái định cư phục vụ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn qua địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạ tầng nhiều cảng cá ở TP. Hồ Chí Minh chưa được đầu tư đồng bộ
16:28'
Nhiều ngư dân mong mỏi, thành phố sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế để tàu cá của bà con ngư dân có thể thuận lợi ra, vào cảng, không phải di chuyển tàu cá đi qua cảng cá của địa phương khác.
-
Kinh tế Việt Nam
HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất
16:14'
HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất đối với dự án sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh...