Xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm kinh tế quốc gia
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, thành phố Đà Nẵng đang tập trung triển khai, sớm hoàn thiện các cơ chế, chính sách mang tính đột phá, nhằm tạo động lực tăng trưởng và tăng tốc độ tăng trưởng các khu vực kinh tế.
Từ đó, hướng tới mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa ban (GRDP) khoảng từ 9-10%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt từ 5.000-5.500 USD đến năm 2025.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh, UBND thành phố đang chỉ đạo các sở, ngành nhanh chóng triển khai Đồ án quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng.
Theo đó, Đà Nẵng sẽ trở thành đô thị loại I thuộc Trung ương; là trung tâm kinh tế của quốc gia về du lịch, công nghiệp, thương mại, dịch vụ tài chính ngân hàng, có giá trị quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia...
Đà Nẵng cũng đang khẩn trương xây dựng Quy hoạch thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm miền Trung theo hướng xác lập và phát huy vai trò, vị trí trung tâm của thành phố Đà Nẵng; tập trung nghiên cứu xây dựng Đề án phát triển Đà Nẵng thành trung tâm tài chính quy mô khu vực.
Bên cạnh đó, UBND thành phố Đà Nẵng đang triển khai Nghị định 34/2021/NĐ-CP hướng dẫn Nghị quyết 119/2020/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.
Từ ngày 1/7, thành phố Đà Nẵng chính thức tổ chức mô hình chính quyền đô thị, triển khai các quy định về tổ chức và hoạt động của UBND quận, phường; chế độ trách nhiệm của chủ tịch quận, phường; tuyền dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức làm việc tại UBND quận, phường; lập dự quán, chấp hành và quyết toán ngân sách quận, phường...
UBND thành phố tiếp tục đẩy nhanh việc phối hợp với các bộ, ngành trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 144/2016/NĐ-CP ngày 1/11/2016 của Chính phủ quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng.
Những sửa đổi, bổ sung này sẽ tạo điều kiện cho Đà Nẵng có thêm nguồn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do nguồn cân đối từ ngân sách chưa đáp ứng yêu cầu, không phải trả lãi khi được vay từ quỹ dự trữ tài chính của thành phố; huy động vốn đầy đủ, kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, phù hợp với điều kiện, khả năng ngân sách.
Cụ thể, Đà Nẵng xem xét đưa vào dự thảo Nghị định số 144/2016/NĐ-CP gồm 6 nội dung cần sửa đổi, bổ sung quan trọng như: cho phép thành phố được vay từ quỹ tài chính của thành phố và nâng hạn mức vay tối đa từ 40% lên 60% số thu ngân sách thành phố được hưởng theo phân cấp;
Quy định tỷ lệ vốn Trung ương bổ sung có mục tiêu cho thành phố là 10% trên số thu ngân sách Trung ương được hưởng từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương của năm trước liền kề để thực hiện các dự án PPP mang tính chất liên vùng, các dự án trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của Đà Nẵng và của khu vực miền Trung – Tây nguyên.
Cùng với đó, cho phép áp dụng tỷ lệ vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nước ngoài đối với thành phố Đà Nẵng tối đa không quá 50%, thay vì 70% như hiện hành. Bên cạnh đó, phân quyền cho UBND thành phố quyết định khu vực phát triển đô thị trên địa bàn thành phố sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Ngoài ra, phân cấp cho HĐND thành phố được xem xét, quyết định đầu tư cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ nguồn ngân sách thành phố trong trường hợp không lựa chọn được nhà đầu tư theo quy định hiện hành...
Theo Phó Bí thư thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết, tại Chương trình hành động số 08-Ctr/TU ngày 23/4/2021 của Thành ủy Đà Nẵng về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XXII của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã quy định rõ các nhiệm vụ trọng tâm và thời gian thực hiện cụ thể từ nay đến năm 2025; trong đó, có 12 đầu việc quan trọng phải hoàn thành trong năm 2021.
Theo đó, Ban cán sự Đảng UBND thành phố Đà Nẵng nghiên cứu, hoàn thiện và trình Thủ thướng Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 144/2016/NĐ-CP quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với Đà Nẵng, hoàn thành trong năm 2021.
Đồng thời, UBND thành phố và các sở, ngành cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy hoạch, cơ chế, chính sách mang tính đột phá, nhằm tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
6 tháng, GRDP Đà Nẵng tăng 4,99%
13:06' - 29/06/2021
Sáng 29/6, Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng đã tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiện toàn nhân sự HĐND thành phố Đà Nẵng
15:38' - 28/06/2021
Ngày 28/6, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã trao Quyết định điều động hàng loạt lãnh đạo các sở, ngành sang công tác tại HĐND thành phố Đà Nẵng.
-
Kinh tế & Xã hội
Đà Nẵng còn những lỗ hổng trong phòng, chống dịch COVID-19
21:21' - 25/06/2021
Tính từ ngày 18/6 đến 17 giờ ngày 23/6, Đà Nẵng ghi nhận 62 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, có liên quan đến bệnh nhân 12437 (bệnh nhân đầu tiên tính từ ngày 18/6).
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng phát triển kinh tế - xã hội
18:12' - 25/06/2021
Chiều 25/6, Kỳ họp thứ nhất HĐND thành phố Đà Nẵng khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã kết thúc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giải pháp kiểm soát an toàn thực phẩm với mì ăn liền xuất khẩu sang EU
23:31' - 24/03/2023
Chiều 24/3 tại Hà Nội, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) đã tổ chức cuộc họp với doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền sang thị trường các nước châu Âu (EU).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng được JICA ưu tiên hợp tác ở khu vực
22:21' - 24/03/2023
Trưởng Đại diện Văn phòng Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam khẳng định, Việt Nam là đối tác quan trọng được nhiều lãnh đạo Nhật Bản quan tâm, là nước JICA ưu tiên hợp tác ở khu vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương chia sẻ mô hình phát triển hạ tầng khu công nghiệp với 9 tỉnh
19:32' - 24/03/2023
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi cùng Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng và lãnh đạo 9 tỉnh chia sẻ kinh nghiệm trong mô hình phát triển hạ tầng Khu công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thừa Thiên – Huế họp gỡ khó mặt bằng sạch cho dự án đầu tư công dùng vốn ODA
19:23' - 24/03/2023
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên – Huế họp nhà thầu, đơn vị giải phóng mặt bằng và các bên liên quan để đưa ra các giải pháp tháo gỡ cho Dự án “Chương trình phát triển các đô thị loại II”.
-
Kinh tế Việt Nam
Lãnh đạo TP Hải Phòng làm việc với hộ kinh doanh về phương án xây dựng lại chợ Tam Bạc
19:14' - 24/03/2023
Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng làm việc với 20 công dân là đại diện các hộ kinh doanh tại chợ Tam Bạc nhằm giải quyết dứt điểm các kiến nghị của các hộ kinh doanh tại chợ này.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Tập trung nguồn lực đưa Gia Lâm lên quận
19:03' - 24/03/2023
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nêu rõ, trong 5 huyện đang xây dựng đề án phát triển thành quận, Gia Lâm là huyện có khả năng hoàn thành sớm nhất nên huyện cần tập trung thực hiện.
-
Kinh tế Việt Nam
Thực hiện Thông tư 02/2023/BGTVT, hoạt động đăng kiểm chuyển biến thế nào?
18:58' - 24/03/2023
Việc miễn kiểm định xe mới và giãn chu kỳ kiểm định cho một số loại xe, chỉ phần nào giải quyết vấn đề ách tắc tại các trung tâm đăng kiểm, đặc biệt tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thông tin lý do dừng huy động hơn 172 MW điện mặt trời Trung Nam
18:23' - 24/03/2023
Bộ Công Thương thông tin lý do không ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu công trình Nhà máy Điện mặt trời Trung Nam xuất phát từ việc chủ đầu tư thi công dự án không đúng thiết kế được thẩm định.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương phát huy vai trò thế nào trong hội nhập quốc tế?
16:13' - 24/03/2023
Ngành công thương đã phát huy vai trò đầu tàu, chủ chốt với nền kinh tế, đi đầu về hội nhập quốc tế và công nghiệp hóa, hiện hại hóa đất nước, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.