Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn cho các doanh nghiệp
Chủ đề chính của hội thảo xoay quanh việc xây dựng phát triển kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng với nhiều tham luận được đúc kết từ nghiên cứu, kinh nghiệm của chuyên gia, doanh nghiệp như: vai trò của chuyển đổi số trong nền kinh tế tuần hoàn; Du lịch Đà Nẵng hướng đến du lịch xanh; kinh tế tuần hoàn - những bước đi ban đầu cho một tương lai lâu dài của thành phố Đà Nẵng; bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hướng đến thúc đẩy Kinh tế tuần hoàn…
Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh cho hay, phát triển kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu hướng của các quốc gia, nhất là khi nguồn tài nguyên trên thế giới ngày càng cạn kiệt.Việt Nam tuy đạt được những thành quả về phát triển bền vững nhưng cũng phải đối mặt với lượng chất thải phát sinh ngày càng lớn, nguyên liệu thô, nguyên liệu hóa thạch cạn kiệt.
Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam có công nghệ lạc hậu, lỗi thời, quy mô sản xuất nhỏ lẻ và thiếu nguồn lực đầu tư cho tái chế.
Vì thế, lựa chọn nền kinh tế tuần hoàn là một tất yếu để thực hiện mục tiêu sản xuất, tiêu dùng bền vững, tránh lệ thuộc vào nền kinh tế bên ngoài, nhất là nguyên vật liệu sản xuất. Nhằm mục đích thúc đẩy thực hiện mục tiêu sản xuất và tiêu dùng bền vững tại Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Kế hoạch số 5638/KH-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2020 về thực hiện “Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”; trong đó, xác định mục tiêu thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững hướng đến phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam nói chung - ông Hồ Kỳ Minh chia sẻ. Đề cập đến những thách thức cho sự phát triển kinh tế tuần hoàn ở Đà Nẵng, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đào Hữu Hòa cho rằng, thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ mang lại một số lợi ích cho môi trường, nền kinh tế và doanh nghiệp, cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, có một số rào cản khiến cho mô hình này chậm phát triển; trong đó, thách thức đầu tiên liên quan đến lợi ích tài chính. Việc áp dụng mô hình này thường khiến các doanh nghiệp phải tốn thêm các chi phí ban đầu, điều này giảm khả năng cạnh tranh, giảm lợi nhuận. Ngoài ra, mô hình này còn có rào cản “cấu trúc”.Việc chuyển đổi cấu trúc tổ chức quản lý, điều hành doanh nghiệp kinh doanh theo kiểu truyền thống sang mô hình kinh tế tuần hoàn có thể dẫn đến rối loạn, rủi ro cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, mô hình còn gặp thách thức về “hoạt động” thể hiện sự khó khăn trong việc giải quyết, kiểm soát quá trình trong chuỗi giá trị. Thách thức về công nghệ cũng là một trong những rào cản lớn đối với kinh tế tuần hoàn. Đưa ra một số giải pháp cho việc xây dựng kinh tế tuần hoàn tại thành phố Đà Nẵng, Phó giáo sư - Tiến sĩ Bùi Quang Bình - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đề xuất, thành phố cần xây dựng lộ trình chi tiết, rõ ràng cho quá trình chuyển đổi phát triển doanh nghiệp theo mô hình kinh tế tuần hoàn; xác định ưu tiên trong phát triển dựa trên nhu cầu thị trường và đòi hỏi của xã hội.Ưu tiên trước hết là giảm thiểu chất thải nhựa và túi nilon phát thải ra môi trường và đưa vào quy hoạch, kế hoạch 5 năm (2021-2025).
Ngoài ra, thành phố cần có cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển theo mô hình này áp dụng công nghệ sạch, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải; trong đó, chất thải phải là nguồn tài nguyên xét cả khía cạnh sản xuất và tiêu dùng. Bên cạnh đó, thành phố định hướng doanh nghiệp phát triển theo hướng kinh tế tuần hoàn gắn liền với phát triển công nghệ, kinh tế số và cách mạng công nghiệp 4.0. Đổi mới công nghệ là cốt lõi, là yếu tố quan trọng quyết định thành công khi áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn.Công nghệ mới sẽ giúp việc thực hiện mô hình này hiệu quả, giảm thải ô nhiễm, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, tránh khai thác quá mức tài nguyên, đồng thời tạo được cơ hội việc làm mới...
Kinh tế tuần hoàn về cơ bản là một mô hình kinh tế chú trọng tới việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nhất.Theo mô hình này, các tài nguyên tự nhiên, đầu vào được kết hợp với nhau trong sản xuất ra hàng hóa dịch vụ, có sự kết nối điểm cuối của quá trình xuất trở lại với điểm đầu, thậm chí khôi phục và tái tạo các vật chất ở cuối mỗi vòng sản xuất bảo đảm giữ cho tài nguyên dưới dạng vật chất được sử dụng lâu nhất có thể.
Kinh tế tuần hoàn sẽ bảo tồn và phát triển vốn tự nhiên thông qua việc sử dụng hợp lý và tái tạo tài nguyên, tối ưu hóa lợi tức của tài nguyên bằng cách tuần hoàn sản phẩm và vật liệu nhiều nhất có thể trong các chu trình; nâng cao hiệu suất chung của toàn hệ thống bằng cách tối thiểu hóa các ngoại ứng tiêu cực thông qua thiết kế chất thải./.>>Kinh tế tuần hoàn giúp gì cho doanh nghiệp Việt Nam?
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Xây dựng khung khổ pháp lý thúc đẩy phát triển bền vững
19:13' - 10/12/2020
Ngày 10/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam (VCSF 2020).
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Nỗ lực nhiều hơn nữa hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững
15:22' - 10/12/2020
10 năm tới đây là thời gian để Việt Nam tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa nhằm hoàn thành nốt các mục tiêu còn lại trong số 19 mục tiêu phát triển bền vững của thiên niên kỷ này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Trần Hồng Minh: Gỡ ngay vướng mắc với 5 dự án đầu tư đang bị chậm so với kế hoạch
21:01' - 09/04/2025
Bộ trưởng Xây dựng Trần Hồng Minh yêu cầu với 5 dự án đầu tư có công tác chuẩn bị đang bị chậm so với kế hoạch thì vướng đâu phải gỡ ngay đó.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar thể hiện văn hoá và trách nhiệm của Việt Nam với quốc tế
20:44' - 09/04/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Đoàn Việt Nam hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar thể hiện bản chất, văn hoá Việt Nam và trách nhiệm của Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Trần Hồng Minh: Một số công trình trọng điểm sẽ đưa vào khai thác dịp 30/4
20:30' - 09/04/2025
Một số công trình giao thông trọng điểm sẽ đưa vào khai thác dịp 30/4 như: Dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng, Bùng - Vạn Ninh, Vân Phong - Nha Trang...
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez
20:00' - 09/04/2025
Chiều 9/4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến với Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ 8-10/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Cầu nối cho các doanh nghiệp Việt Nam tại Thái Lan
19:45' - 09/04/2025
Phòng Thương mại Việt Nam tại Thái Lan (VietCham Thailand) đã tổ chức buổi gặp gỡ kết nối doanh nghiệp dành cho các doanh nghiệp Việt Nam tại Thái Lan với các doanh nghiệp sở tại.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez
19:41' - 09/04/2025
Ngày 9/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8-10/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez
19:35' - 09/04/2025
Sáng 9/4 tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Pedro Sánchez.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị Gặp gỡ ASEAN tại Đà Nẵng 2025
19:27' - 09/04/2025
Chiều 9/4, UBND thành phố Đà Nẵng phối hợp với Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao, cơ quan ngoại giao và cơ quan Lãnh sự các nước ASEAN tại Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Gặp gỡ ASEAN tại Đà Nẵng 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Gia hạn PSC Lô PM3 CAA góp phần củng cố Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Malaysia
19:25' - 09/04/2025
Chiều 9/4, tại Hà Nội, Petrovietnam và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas) ký Thỏa thuận Nguyên tắc Chính gia hạn Hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) Lô PM3 CAA thêm 20 năm (từ năm 2028-2047).