Phó Thủ tướng: Xây dựng khung khổ pháp lý thúc đẩy phát triển bền vững
Ngày 10/12, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam (VCSF 2020) với chủ đề “Phát triển bền vững trong thập niên mới: Biến thách thức thành cơ hội”.
Diễn đàn do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) tổ chức, thu hút hơn 300 đại biểu trong nước và quốc tế tham gia trực tiếp, gần 500 đại biểu theo dõi trực tuyến.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam nhận định, dự kiến trong 10 năm tới, Việt Nam sẽ tập trung vào 3 đột phá chiến lược: Hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, hiện đại. Theo đó, VCCI, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam kiến nghị Chính phủ tiếp tục cải cách thể chế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp; ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp.Đồng thời, Chính phủ xây dựng và triển khai Đề án Nâng cao Năng lực quản trị doanh nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025, tiệm cận với các tiêu chuẩn quản trị quốc tế để thúc đẩy quản trị doanh nghiệp trong nước bền vững.
Đồng thời, VCCI, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam kiến nghị xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ cho áp dụng kinh tế tuần hoàn; tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho đầu tư theo hình thức đối tác công tư phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình thực tiễn trong nước.
Tham dự Diễn đàn, các đại biểu chia sẻ thông tin liên quan đến kế hoạch triển khai Nghị quyết 136/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững; hoàn thiện thể chế pháp luật bảo vệ môi trường, giảm thiểu chất thải nhựa và ứng phó biến đổi khí hậu để tăng cường năng lực thích ứng và phục hồi của quốc gia, hiện thực hóa Thỏa thuận chung Paris; vai trò của doanh nghiệp để xây dựng một thế giới bền vững hơn trong thập niên mới… Bên cạnh đó, các diễn giả thảo luận về hoạt động kinh doanh có trách nhiệm với môi trường; chính sách, kế hoạch tăng cường vai trò và sự tham gia của doanh nghiệp trong hoạt động phát triển bền vững; các thông lệ tốt từ mô hình kinh doanh bền vững, sáng tạo.Các chuyên gia đề xuất các chính sách cho Chính phủ để thúc đẩy phát triển bền vững và kinh doanh có trách nhiệm tại doanh nghiệp, phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ hậu đại dịch COVID-19…
Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, nhận thức rõ trách nhiệm phát triển bền vững, kinh tế xanh.Điều này đã góp phần thay đổi thứ hạng của Việt Nam, từ vị trí thứ 88 (năm 2016) lên vị trí 49 (năm 2020), trong khảo sát, đánh giá, xếp hạng của Liên hợp quốc về chỉ số phát triển bền vững của các quốc gia, các nền kinh tế.
Tuy nhiên, trong 700.000 doanh nghiệp ở Việt Nam, hiện chỉ có khoảng 100.000 doanh nghiệp được phổ biến, tiếp cận về phát triển bền vững, khoảng 2.000 doanh nghiệp là thành viên Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam.Do đó, Việt Nam còn “nhiều việc phải làm” để đạt được các nhóm mục tiêu, chỉ số đề ra trong Chương trình nghị sự về phát triển bền vững của Liên hợp quốc đến năm 2030 cũng như các chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động quốc gia về phát triển bền vững.
“Thách thức lớn nhất là làm cho tất cả mọi người nhận thức được phát triển bền vững là việc phải làm ngay”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Phó Thủ tướng nêu rõ, cùng với việc thúc đẩy phát triển bền vững, ngoài nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, khuyến khích, cần phải xây dựng khung khổ pháp lý, hình thức ưu tiên các nguồn lực, trợ giúp, tôn vinh, thậm chí xử phạt cụ thể, rõ ràng.Những khó khăn, thách thức đặt ra trong quá trình phát triển bền vững không chỉ liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp, vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, đất, nước… mà cần lưu tâm đến các vấn đề xã hội.
Nhấn mạnh phát triển bền vững không tách rời xu thế tất yếu của chuyển đổi số, Phó Thủ tướng cho biết, hiện nay, Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp, người dân có nhiều hoạt động góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, từ đó hình thành nền tảng dữ liệu dùng chung, bảo đảm an toàn, an ninh mạng.Phó Thủ tướng đề nghị VCCI, các bộ, ngành liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ, trao đổi, ghi nhận ý kiến nhằm tháo gỡ các vướng mắc, không ngừng đổi mới khung khổ chính sách để môi trường kinh doanh thuận lợi hơn.
Việc tăng cường hợp tác để phát triển bền vững của từng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan nhà nước, cơ quan nhà nước với doanh nghiệp, tổ chức; giữa các nhóm trong từng doanh nghiệp.
Tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam đã có nhiều thành tích trong việc thúc đẩy phát triển bền vững của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Nỗ lực nhiều hơn nữa hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững
15:22' - 10/12/2020
10 năm tới đây là thời gian để Việt Nam tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa nhằm hoàn thành nốt các mục tiêu còn lại trong số 19 mục tiêu phát triển bền vững của thiên niên kỷ này.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp phát triển bền vững trong thập niên mới
10:31' - 10/12/2020
Thế giới đang trở nên "mỏng manh" trước yêu cầu của sự phát triển bền vững. Để thực hiện các mục tiêu cam kết với cộng đồng quốc tế, Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn và kiên định với con đường đã chọn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên tăng trưởng, tạo nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới
11:47'
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trung ương xác định mục tiêu tổng quát năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối các tuyến giao thông trọng yếu để thúc đẩy liên kết vùng
11:17'
Tỉnh Hậu Giang tập trung thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, gia tăng kết nối với các tỉnh, thành phố, mở ra không gian phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp
10:41'
Tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18' - 30/11/2024
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11' - 30/11/2024
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.