Xây dựng ngân hàng đa năng để đón đầu TPP
Khi hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam tăng trưởng mạnh sẽ tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng.
Theo đó, hệ thống ngân hàng được tăng cường thanh khoản và gia tăng cơ hội kinh doanh cũng như có thêm điều kiện để mở rộng hợp tác, nâng cao năng lực quản trị tài chính.
Điều này đòi hỏi các cơ sở tín dụng cả nước nói chung và Nghệ An nói riêng là phải tăng cường đầu tư, đổi mới chi nhánh ngân hàng đa năng, hiện đại.
Anh Nguyễn Hữu Minh – Kế toán trưởng Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Nghệ An cho biết: “Để có ngân hàng tốt thì phải có nhân lực tốt, nhân tố con người là yếu tố hàng đầu quyết định “sức khỏe” của chính ngân hàng đó.Đi đôi với đó, ngân hàng cũng chủ động nghiên cứu, phát triển sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới và chủ động tham gia thị trường tài chính toàn cầu; mở rộng phạm vi khách hàng, sản phẩm dịch vụ và áp dụng chính sách khách hàng, chính sách giá linh hoạt”.
Nông nghiệp là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi hiệp định TPP được ký kết. Sản xuất nông nghiệp ở Nghệ An chủ yếu quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu nên gia nhập TPP cũng mở ra cơ hội cho Nghệ An trong thu hút đầu tư, hợp tác với nước ngoài nhằm hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu.Chính vì vậy áp lực về thị trường vốn cho lĩnh vực này cũng đặt ra cho hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Với mạng lưới 69 điểm giao dịch, gần 3.000 tổ vay vốn trải rộng khắp các huyện thành thị, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An đang dần khẳng định vai trò chỉ đạo trên thị trường tài chính nông thôn.
Để làm chủ thị trường tài chính rộng lớn này và có thể chấp cánh cho nông sản của tỉnh có cơ hội xuất khẩu phụ thuộc rất lớn và tiềm lực tài chính, khả năng quản trị của hệ thống ngân hàng nông nghiệp.
Ông Phan Đức Tiến – Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nghệ An cho biết: “Để phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, chúng tôi sẽ ưu tiên lĩnh vực phát triển mô hình kinh tế bền vững để có cơ hội cạnh tranh về sản phẩm.Cụ thể hơn là tập trung ưu tiên vào 7 lĩnh vực như cho vay chi phí phát sinh phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ trên địa bàn nông thôn; cho vay để sản xuất giống trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, trồng rừng; cho vay phát triển ngành nghề; cho vay phục vụ chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới…”.
Với địa bàn có đến 40 chi nhánh cấp I và một hội sở chính; 256 phòng giao dịch và 55 quỹ tín dụng nhân dân hoạt động, đến thời điểm này tổng nguồn vốn trên đại bàn Nghệ An đạt 78.000 tỷ đồng, hệ thống dịch vụ tài chính ngân hàng trên địa bàn đã và đang có đủ tiềm lực và điều kiện tốt để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Ông Cao Văn Hợi – Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Nghệ An khẳng định: “Để đủ sức cạnh tranh cùng các ngân hàng khác trong xu thế hội nhập vào thị trường tài chính – tiền tệ quốc tế như hiện nay thì ngay từ bây giờ các ngân hàng ở Nghệ An phải cải tiến hoạt động, chuẩn bị chiến lược kinh doanh phù hợp, hướng đến mô hình ngân hàng đa năng".Ông Lợi chi tiết thêm, các ngân hàng phải đảm bảo về vốn, tổng tài sản, năng lực quản lý, lợi nhuận, khả năng thanh khoản, thông tin công khai, minh bạch và độ thích ứng với thị trường.
Bên cạnh đó, xử lý nợ xấu, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, công cụ hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin nhanh nhạy theo chuẩn mực quốc tế cũng là yếu tố tiên quyết. Ở tầm vĩ mô cũng cần có các chính sách tiền tệ hợp lý để thiết lập môi trường tài chính ổn định”./.
Bích Huệ/TTXVN
- Từ khóa :
- Nghệ An
- hệ thống ngân hàng đa năng
- hiện đại
- TPP
- cơ hội
- thách thức
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà đầu tư toàn cầu “quay xe” với đồng yen giữa loạt bất ổn kinh tế
06:00'
Chính sách tiền tệ hiện là rào cản lớn nhất đối với đồng yen, sau khi BoJ ra tín hiệu không vội tăng lãi suất thêm trong năm nay, sau lần tăng hồi tháng 1/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tín dụng tăng tốc, tiếp sức cho phục hồi kinh tế
17:40' - 03/07/2025
Điểm đáng chú ý là tín dụng không còn “chờ” đến quý cuối cùng mới tăng tốc như thông lệ mà đã bứt phá ngay từ quý đầu năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ: Các ngân hàng lớn đồng loạt "thưởng đậm" cho cổ đông
08:10' - 03/07/2025
Nhiều ngân hàng lớn của Mỹ đã công bố kế hoạch tăng cổ tức trong quý III, sau khi vượt qua cuộc kiểm tra sức khỏe thường niên của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào tuần trước.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chủ tịch Fed để ngỏ khả năng hạ lãi suất
11:59' - 02/07/2025
Tại một diễn đàn ngân hàng trung ương ở Sintra (Bồ Đào Nha), khi được hỏi liệu Fed có cắt giảm lãi suất ở thời điểm hiện tại hay không, ông Powell nhấn mạnh: “Tôi nghĩ điều đó là đúng”.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vị thế thống trị của đồng USD chưa bị lung lay
11:26' - 02/07/2025
Các thống đốc ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới đã cùng chung nhận định rằng vị thế thống trị của đồng USD như đồng tiền dự trữ toàn cầu sẽ chưa đối mặt với bất kỳ thách thức lớn nào.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các nước Trung Đông tìm kiếm nguồn vốn vay tại châu Á-Thái Bình Dương
08:00' - 02/07/2025
Chỉ trong vài tuần gần đây, các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn từ Trung Đông đã thực hiện các khoản vay trị giá hơn 2 tỷ USD nhằm tiếp cận thanh khoản từ những ngân hàng châu Á.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ hôm nay, chính thức "khai tử" thẻ từ, bắt buộc xác thực sinh trắc học với doanh nghiệp
14:32' - 01/07/2025
Từ hôm nay 1/7, các ngân hàng sẽ chấm dứt sử dụng thẻ từ, bắt buộc xác thực sinh trắc học với người đại diện tổ chức và triển khai cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho các giải pháp công nghệ tài chính.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các cơ quan quản lý Mỹ đề xuất nới lỏng quy định vốn ngân hàng
08:14' - 01/07/2025
Hiện tại, những ngân hàng lớn và quan trọng nhất nước Mỹ như JPMorgan Chase, Bank of America, Goldman Sachs Group và Morgan Stanley phải giữ tỷ lệ eSLR ở mức 5%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ bếp ăn đến tài khoản ngân hàng: Người Việt học cách làm chủ tài chính
17:00' - 30/06/2025
Từ góc bếp nhỏ đến những diễn đàn đầu tư lớn, mọi người đều đang chia sẻ về cách họ đang vật lộn với chi phí sinh hoạt tăng cao, tìm kiếm những giải pháp tài chính thông minh hơn.