Lên phương án cung ứng theo 5 cấp độ, chú trọng 13 mặt hàng thiết yếu
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, chiều 31/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã triệu tập cuộc họp trực tuyến triển khai các biện pháp; trong đó tập trung xử lý vấn đề đảm bảo cung ứng hàng hóa, điện cũng như các vấn đề cấp bách khác.
Báo cáo tại cuộc họp trực tuyến, các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương cho biết: Sau khi Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg, các đơn vị đã họp, xây dựng các phương án làm việc và phân công lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên trực tại cơ quan để điều hành, xử lý nhiệm vụ cấp bách; các cán bộ, công chức khác sẽ làm việc tại nhà, chủ động thành lập các nhóm làm việc trên môi trường trực tuyến.
Cùng với đó, các đơn vị đặc thù liên quan đến quản lý Nhà nước về cung ứng hàng hóa, điện, thương mại điện tử, xuất nhập khẩu, công nghệ thông tin, dịch vụ công trực tuyến, quản lý thị trường đều có phương án làm việc cụ thể, bố trí số lượng hợp lý để duy trì, thực hiện nhiệm vụ thường xuyên cấp bách.
Theo Vụ Thị trường trong nước, đến nay 63/63 tỉnh, thành phố đã gửi phương án cung ứng hàng hóa theo 5 cấp độ, nhất là chú trọng đến 13 mặt hàng thiết yếu như: gạo, thịt, rau, củ quả, nước uống, khẩu trang… Đặc biệt, Vụ Thị trường trong nước cũng đã xây dựng sơ đồ tổng kho theo vùng về nguồn hàng để có thể điều tiết khi cần thiết. Ngay sau khi báo cáo Bộ trưởng tại cuộc họp, lãnh đạo Vụ đã phân công cán bộ ra thị trường để nắm bắt tình hình thực tiễn và lên phương án điều tiết hàng hóa.
Đại diện Cục Điều tiết Điện lực đã làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia cập nhật tình hình liên tục qua hình thức trực tuyến, triển khai các phương án, kịch bản, đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân cũng như các cơ sở y tế, cơ sở cách ly.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị lãnh đạo Bộ trực 100% thời gian, các đơn vị tính toán khối lượng công việc, phương án làm việc phù hợp, nhưng đặt yếu tố đảm bảo an toàn lên hàng đầu.
Ngoài việc duy trì tối thiểu người trực tại cơ quan, những người làm việc ở nhà nâng cao tinh thần trách nhiệm, có phương tiện kết nối online để trao đổi công việc cũng như trong trường hợp cần thiết điều động.
Bộ trưởng giao Văn phòng Bộ xây dựng quy chế tạm thời trong thời gian cách ly xã hội cũng như xây dựng nhiều kịch bản ứng phó khẩn cấp khác.
Đối với nhiệm vụ cung ứng, đảm bảo hàng hóa, đặc biệt là 13 mặt hàng thiết yếu và mặt hàng xăng dầu cho người dân trong thời gian cách ly xã hội, Bộ trưởng giao nhiệm vụ cho Vụ Thị trường trong nước làm việc ngay với địa phương, các doanh nghiệp đầu mối cung ứng, phân phối hàng hóa xây dựng phương án cung ứng hàng hóa, tình hình lưu trữ, phương án, nhân lực vận chuyển.
Đáng lưu ý, Vụ Thị trường trong nước thường xuyên báo cáo, cập nhật tình hình về cung cầu hàng hóa từ 3 - 4 tiếng/lần và giữ liên lạc thông suốt với lãnh đạo, cán bộ của cơ quan quản lý Nhà nước và lãnh đạo doanh nghiệp trực tiếp cung ứng hàng hóa.
Mặt khác, Vụ Thị trường trong nước cần thống kê các trung tâm, kho phân phối hàng hóa ở những thành phố lớn và theo khu vực để khi cần có thể điều phối hàng hóa kịp thời phục vụ người dân.
Hơn nữa, có văn bản phối hợp với các Bộ, ngành địa phương; tạo điều kiện tối đa cho người, phương tiện thực hiện nhiệm vụ, vận chuyển, cung ứng hàng hóa thiết yếu.
Bộ trưởng chỉ đạo Cục Điều tiết điện lực chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra đảm bảo hệ thống cấp điện an toàn trong mọi tình huống.
Đối với hoạt động duy trì sản xuất, Bộ trưởng giao Cục Công nghiệp chủ động rà soát, lên phương án, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện bố trí sắp xếp cán bộ, công nhân viên làm việc đảm bảo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và các cơ quan chức năng.
Ngoài ra, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc thông suốt, chuẩn bị tốt nhất cho các hội nghị, họp trực tuyến; các hoạt động liên quan đến cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng lưu ý Cục Xuất Nhập khẩu về các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu cần tiếp tục duy trì, nhất là việc cấp các giấy phép xuất nhập khẩu, cấp chứng nhận xuất khẩu C/O cho doanh nghiệp không để gián đoạn, nhưng phải có phương án, hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp, người dân không tập trung đông người, đảm bảo phòng, chống dịch bệnh./.
- Từ khóa :
- virus corona
- viêm phổi cấp
- trung quốc
- vũ hán
- vi rút corona
- viêm đường hô hấp cấp
- corona
- nocv
- 2019 nCoV
- COVID-19
- dịch COVID 19
- virus SARS-CoV-2
- SARS-CoV-2
- bộ công thương
- Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
- Cục Xuất Nhập khẩu
- Cục Điều tiết Điện lực
- Vụ Thị trường trong nước
- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương khuyến cáo người dân không mua tích trữ xăng dầu
20:58' - 31/03/2020
Bộ Công Thương khẳng định nguồn cung xăng dầu trong nước luôn đáp ứng đủ để phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng và khuyến cáo không nên mua tích trữ xăng dầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công thương triển khai các thủ tục trình phê chuẩn Hiệp định EVFTA
19:49' - 31/03/2020
Bộ Công Thương đã và đang chủ động phối hợp với các Bộ, ngành triển khai các thủ tục trình phê chuẩn Hiệp định EVFTA.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương cảnh báo về giao dịch thương mại với đối tác tại thị trường Hoa Kỳ
18:41' - 26/03/2020
Theo Bộ Công Thương, nguyên nhân chủ yếu do doanh nghiệp chưa nghiên cứu kỹ đối tác khi đặt quan hệ làm ăn và tìm đối tác qua internet nhưng chưa có khâu thăm dò, kiểm tra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chính quyền địa phương 2 cấp phải vận hành thông suốt và đồng bộ
14:22'
Thủ tướng yêu cầu chính quyền địa phương 2 cấp phải vận khẩn trương, hiệu quả, với phương châm “làm việc nào dứt việc đấy, làm việc nào ra việc đấy; tạo sự thông suốt, chuyên nghiệp và đồng bộ”.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương
14:11'
Sáng 13/7, tại Lạng Sơn, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương, Cụm miền núi Đông Bắc Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố ĐBSCL
10:45'
Sáng 13/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại Cần Thơ, bàn về chính quyền địa phương 2 cấp, tiến độ dự án giao thông trọng điểm và Đề án phát triển 1 triệu ha lúa tại ĐBSCL.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá
09:27'
Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:08'
Trong tuần qua, kinh tế Việt Nam có các thông tin nổi bật như xe máy xăng sẽ không được chạy trong Vành đai 1 từ 1/7/2026, chỉ số VN30 lập đỉnh lịch sử, Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34' - 12/07/2025
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.