Xây dựng quy định cụ thể ra sao đối với tiền ảo?
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, các hoạt động phát hành, lưu trữ, đào, giao dịch, đầu tư… tiền ảo diễn ra sôi động và đa dạng, thu hút số lượng lớn người tham gia, gây khó khăn không nhỏ cho các cơ quan xây dựng pháp luật. Thực tế cho thấy, Việt Nam hiện chưa có quy định pháp lý rõ ràng, đầy đủ điều chỉnh hoạt động phát hành, mua bán, trao đổi tiền ảo, tài sản ảo. Đồng thời, chưa quy định đơn vị chính thức quản lý việc phát hành và giao dịch các đồng tiền ảo, tài sản ảo.
Liên quan vấn đề này, các cơ quan chức năng đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về những rủi ro, nguy cơ đối với hoạt động giao dịch các loại tiền ảo. Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh, theo các quy định pháp luật hiện hành, tiền ảo không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết, các hoạt động mua bán, trao đổi các đồng tiền ảo do một số cá nhân tại Việt Nam thực hiện thông qua các sàn giao dịch tiền ảo quốc tế như: Binance, Coinbase Okex, Houbi, Bittrex, Remitano, Santienao, Kenniex... hoặc thông qua hình thức thỏa thuận trực tiếp nên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Các giao dịch chủ yếu là mua đi, bán lại trên sàn giao dịch tiền ảo nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 942/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối giai đoạn 2021 - 2023.
Theo Quyết định này, Chính phủ đưa ra mục tiêu nghiên cứu, phát triển và làm chủ các công nghệ lõi mà Việt Nam có lợi thế, có khả năng tạo bứt phá mạnh mẽ như QR code, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối và thực tế ảo, thực tế tăng cường, dữ liệu lớn nhằm tạo điều kiện sớm triển khai các công nghệ số tiên tiến trong Chính phủ số.
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, một số quốc gia có thể tiến tới áp đặt các khung quy định nhằm quản lý "dòng chảy" của các đồng tiền kỹ thuật số. Còn một số Ngân hàng Trung ương thì hướng tới việc tạo lập đồng tiền kỹ thuật số của riêng họ...
Đơn cử như Indonesia là một trong những quốc gia cho phép người dân giao dịch tiền điện tử như Bitcoin và Ethereum. Từ tháng 10/2018, giao dịch tiền kỹ thuật số và các hợp đồng tương lai của đồng tiền này là hợp pháp ở Indonesia, dựa theo các quy định do Ủy ban Giám sát Sàn giao dịch Tương lai (Bappebti) ban hành.
Từ năm 2016, Chính phủ Nhật Bản cũng đã công nhận tiền kỹ thuật số là một công cụ tài chính và cho phép thành lập các sàn giao dịch tiền điện tử; đồng thời, xây dựng khung pháp lý về tiền kỹ thuật số.
Hiệp hội các sàn giao dịch tiền điện tử Nhật Bản (JVCEA) bao gồm một số nhà điều hành sàn giao dịch lớn nhất ở Nhật Bản được thành lập năm 2018 nhằm đưa ra các quy định giúp quản lý tài sản của nhà đầu tư hiệu quả và an toàn hơn như giới hạn về lượng tiền mã hóa mà sàn giao dịch được quản lý trực tuyến.
Các chuyên gia cho rằng, những sàn giao dịch tiền kỹ thuật số có tên tuổi và được chính quyền cấp phép đã tạo ra môi trường đầu tư lành mạnh. Từ đó, giúp mở rộng khả năng tiếp cận tiền điện tử cho tất cả mọi người.
TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, chúng ta đặt ra vấn đề tiền ảo hay tiền kỹ thuật số ở thời điểm này là phù hợp, nhưng phải nghiên cứu để quản lý các loại tiền này. Một số ngân hàng Trung ương trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản... cũng đã nghiên cứu và từng bước thực hiện thí điểm nhằm chống rửa tiền; giảm chi phí trong in ấn, sản xuất, lưu hành và bảo quản như tiền giấy...
Tuy nhiên, khái niệm “tiền ảo” trong Quyết định 942/QĐ-CP của Chính phủ cần được nghiên cứu, xem xét bởi nếu gọi là tiền ảo thì người dân thường nghĩ đến mặt tiêu cực. Do vậy, nên sử dụng khái niệm tiền kỹ thuật số hay tiền mã hóa.
TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết thêm, để phát triển tiền ảo hay tiền kỹ thuật số đòi hỏi nâng cao cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, năng lực đội ngũ chuyên gia tài chính, mã hóa và bảo mật, nhất là nâng cao nhận thức của người dân về bản chất của các đồng tiền loại này. Bên cạnh đó, xây dựng các quy định pháp luật cụ thể đối với loại tiền này như: đơn vị nào được phép phát hành, lưu trữ.../.
- Từ khóa :
- tiền ảo
- ngân hàng nhà nước
- quyết định 942/qđ-ttg
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Iran thu giữ 7.000 máy đào tiền ảo
08:02' - 23/06/2021
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông, truyền thông nhà nước Iran ngày 22/6 cho hay cảnh sát nước này đã thu giữ 7.000 máy đào tiền ảo tại một cơ sở bất hợp pháp.
-
Tài chính & Ngân hàng
"Lái" dòng chảy tiền ảo theo hướng nào?
07:52' - 15/06/2021
Không quá bất ngờ khi tiền ảo, tiền kỹ thuật số ra đời và nhanh chóng bùng nổ trong thời đại công nghệ thông tin.
-
Tài chính & Ngân hàng
Sức hút của tiền ảo
07:25' - 15/06/2021
Ngày càng nhiều người lao vào đầu tư tiền ảo với các mức siêu lợi nhuận đang tạo nên cơn sốt không chỉ trên toàn cầu mà ngay tại Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công: Bài 2: Đơn giản hóa thủ tục, tạo đột phá bằng dịch vụ công
16:28' - 27/03/2023
Hiện Kho bạc Nhà nước là một trong những hệ thống đầu tiên của ngành tài chính hoàn thành cung cấp 100% thủ tục qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
-
Tài chính
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công: Bài 1: Tăng sự phối hợp, không để vốn tồn dư
16:26' - 27/03/2023
Thực hiện chỉ đạo trên của Thủ tướng, Kho bạc Nhà nước tại các tỉnh, thành phố đã từng bước đốc thúc tiến độ giải ngân của từng dự án.
-
Tài chính
Lạm phát của Singapore tương đương mức cao nhất hồi tháng 11/2008
09:09' - 27/03/2023
Giá tiêu dùng cơ bản tại Singapore đã tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái, không đổi so với tháng 1 và tương đương mức cao nhất từng có vào tháng 11/2008.
-
Tài chính
Hàn Quốc: Rủi ro tài chính bất động sản của công ty phi ngân hàng rất lớn
15:17' - 26/03/2023
Ngành công nghiệp Hàn Quốc vừa cho biết, mức độ rủi ro các khoản cho vay của các công ty tài chính phi ngân hàng đối với dự án bất động sản (PF) đã tăng vọt lên mức đáng báo động.
-
Tài chính
Tăng cường kiến thức về tài chính cho người trẻ
07:20' - 26/03/2023
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, thông qua sự kiện này, EEF và BOT mong muốn sẽ thúc đẩy hợp tác để giúp sinh viên hiểu biết thêm về các kiến thức liên quan đến tài chính.
-
Tài chính
Bộ Tài chính Indonesia bổ sung hơn nửa tỷ USD cho dự án thủ đô mới
11:51' - 25/03/2023
Bộ Tài chính Indonesia đang xem xét bổ sung khoảng 8.000 tỷ rupiah (531 triệu USD) từ kế hoạch ngân sách năm 2023 cho đại dự án xây dựng thủ đô mới Nusantara ở tỉnh Đông Kalimantan.
-
Tài chính
Lạm phát tại Nhật Bản giảm tốc lần đầu sau 13 tháng
13:04' - 24/03/2023
Chính phủ Nhật Bản công bố các số liệu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi trong tháng 2 tăng 3,1%, tức là đã giảm nhẹ từ mức cao nhất trong 4 thập kỷ.
-
Tài chính
Sàn giao dịch tiền điện tử FTX thu hồi hơn 400 triệu USD
13:21' - 23/03/2023
Ngày 22/3, sàn giao dịch tiền điện tử FTX đã đạt được thỏa thuận thu hồi lượng tài sản trị giá hơn 450 triệu USD từ quỹ đầu tư Modulo Capital.
-
Tài chính
Việt Nam và OECD ký hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế
07:39' - 23/03/2023
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, chiều 22/3 tại Paris, Việt Nam và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã ký hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế, viết tắt là MAAC.